Đánh giá chung khi nghiên cứu chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch Ninh

Một phần của tài liệu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 80)

2.5.1. Những thành tựu

Trong những năm qua nguồn nhân lực ngành du lịch đã không ngừng đƣợc củng cố cả về số lƣợng và chất lƣợng, phù hợp với yêu cầu trong từng lĩnh vực cụ thể, trong từng giai đoạn phát triển nhất định.

- Thể lực của nguồn nhân lực ngành du lịch cũng tăng lên đáng kể do điều kiện kinh tế xã hội những năm gần đây của tỉnh Ninh Thuận đƣợc nâng cao, chất lƣợng chăm sóc sức khoẻ và chế độ dinh dƣỡng đƣợc nâng lên rõ rệt.

- Phát huy nét đẹp văn hoá truyền thống của ngƣời Ninh Thuận, nguồn nhân lực ngành du lịch Ninh Thuận nhìn chung có ý thức nghề nghiệp tốt, tận tâm với nghề, luôn nêu cao phẩm chất đạo đức, trung thực và khiêm tốn.

- Trình độ học vấn của nguồn nhân lực ngày càng đƣợc nâng cao, số ngƣời từ 15 tuổi trở lên đã đƣợc phổ cập giáo dục tăng, số lao động trong ngành du lịch chƣa

qua đào tạo giảm dần qua các năm; trong khi lao động quản lý về du lịch cũng đƣợc nâng cao về số lƣợng và chất lƣợng, số có trình độ cao đẳng, đại học, sau đại học, trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nƣớc, ngoại ngữ cũng có tăng cao. Đây là tín hiệu đáng mừng khi chúng ta đang từng bƣớc phát triển nền kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Số cơ sở đào tạo về ngành du lịch trong nƣớc ngày một tăng lên và đa dạng chuyên ngành, đổi mới phƣơng pháp đào tạo và tiếp cận chuyên môn, đặc biệt các cơ sở đào tạo trong tỉnh đã liên kết với các trƣờng có tiếng ngoài tỉnh mở các lớp chuyên ngành Du lịch, do vậy đã góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận.

- Chính sách tiền lƣơng, tiền thƣởng và các chế độ đảm bảo quyền lợi cho ngƣời lao động đƣợc nâng dần qua các năm, bƣớc đầu đã tạo đƣợc đòn bẩy và động lực kích thích trong hoạt động kinh doanh, dịch vụ, tăng năng suất lao động, tăng chất lƣợng, hiệu quả quản lý.

- Ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận đƣợc xác định lâu dài là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, do vậy luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc đặc biệt ƣu tiên và quan tâm đầu tƣ phát triển, đặc biệt là nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển ngành du lịch trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.

Có đƣợc những kết quả nêu trên là do trong suốt quá trình hình thành và phát triển của ngành du lịch Ninh Thuận luôn đƣợc sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ƣơng, của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận; sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ và phối hợp của các ban, ngành ở Trung ƣơng, ở tỉnh và các cấp uỷ Đảng, Chính quyền các huyện, thành phố trong tỉnh, sự cố gắng khắc phục mọi khó khăn vƣơn lên của ngƣời lao động trong ngành và toàn thể nhân dân, sự tin tƣởng trong tâm thức của du khách ấn tƣợng khi về tỉnh Ninh Thuận và tiếp tục muốn về nhiều lần thăm lại cảnh xƣa và sự hiện đại đi lên của tỉnh. Thành tích về nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực mà ngành du lịch Ninh Thuận đã đạt đƣợc còn là do tập thể lãnh đạo và cán bộ, nhân viên trong toàn ngành du lịch Ninh Thuận luôn đoàn kết, thống nhất ý chí hành động, không ngừng học tập, rèn luyện và tu dƣỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, toàn tâm toàn ý phục vụ nhiệm vụ chính trị, hết lòng phục vụ du khách, vì sự phát triển của ngành, luôn cố gắng khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 2.5.2.1. Những hạn chế 2.5.2.1. Những hạn chế

- Chất lƣợng đội ngũ lao động du lịch còn rất yếu, nguyên nhân là do trình độ, tuổi, nhận thức khác nhau do lịch sử để lại, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phục vụ các thị trƣờng khách du lịch có khả năng chi trả cao, đặc biệt là thị trƣờng khách quốc tế. Nguồn nhân lực có trình độ tốt nghiệp từ Đại học trở lên chƣa nhiều; nguồn nhân lực có trình độ trung cấp và chƣa qua đào tạo vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số nguồn nhân lực của ngành. Trình độ năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý chƣa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, chƣa bắt kịp với yêu cầu đổi mới về hoạt động của ngành du lịch theo xu hƣớng hội nhập.

- Cán bộ quản trị kinh doanh du lịch chƣa đƣợc đào tạo chuyên sâu, số giám đốc doanh nghiệp tƣ nhân đã qua đại học hầu hết đƣợc đào tạo các chuyên ngành không liên quan trực tiếp đến du lịch. Trừ số ngƣời làm việc ở những cơ sở du lịch liên doanh và một số doanh nghiệp du lịch lớn. Tuy số lƣợng nguồn nhân lực đã tăng qua các năm, nhƣng còn thiếu nhiều so với yêu cầu thực tế, đặc biệt là nguồn nhân lực đầu ngành làm công tác hoạch định chính sách và nguồn nhân lực cán bộ quản lý dẫn tới không ít khó khăn trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của ngành.

- Việc đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ còn thụ động, chƣa thực hiện việc phân loại đối tƣợng để đào tạo, bồi dƣỡng dẫn đến công tác đào tạo, bồi dƣỡng chƣa bám sát với yêu cầu thực tế, phần lớn chỉ qua các khóa học “cấp tốc” ngắn khoảng 1 tháng, dài nhất cũng chỉ đến 1 năm, nên kỹ năng nghề nói chung còn thấp. Chƣa xây dựng kế hoạch cụ thể để đào tạo đội ngũ chuyên gia đầu ngành và đội ngũ cán bộ quản lý chất lƣợng cao. Đội ngũ nhân viên nghiệp vụ du lịch của các huyện còn thiếu tính chuyên nghiệp, có nơi chƣa quan tâm thích đáng đến công tác bồi dƣỡng, chƣa tạo điều kiện cho nhân lực du lịch đi học, chƣa có cơ chế thỏa đáng để khuyến khích nhân viên học thêm nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học.

- Bên cạnh đó tƣ tƣởng nhận thức của ngƣời Việt Nam vẫn còn mang nặng theo kiểu „„một ngƣời làm quan cả họ đƣợc nhờ‟‟ vì vậy đâu đó còn diễn ra tình trạng ngƣời có học chuyên môn cao không đƣợc vào biên chế nhà nƣớc, ngƣời học thấp hơn, thậm chí khác chuyên ngành vẫn vào trong biên chế một cách thuận lợi vì vậy rất khó khăn cho sự phát triển lâu dài. Vấn đề tuyển dụng, sử dụng con ngƣời cần phải có một ngƣời

lãnh đạo thực sự minh trí vì sự phát triển của ngành, của đất nƣớc thì mới có sự phát triển, theo kịp các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.

2.5.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Khi tuyển chọn nhân viên, các doanh nghiệp chƣa chú trọng đến yêu cầu đòi hỏi nhân lực du lịch phải có kiến thức, có trình độ tin học, ngoại ngữ, tinh thông nghiệp vụ và phải là con ngƣời có văn hoá.

Đội ngũ lao động đang làm việc chƣa đƣợc đào tạo lại và chƣa đƣợc bồi dƣỡng cập nhật kiến thức thƣờng xuyên, lại ngại học, có nơi chƣa quan tâm thích đáng đến công tác bồi dƣỡng, chƣa tạo điều kiện cho nhân lực du lịch đi học, chƣa có cơ chế thỏa đáng để khuyến khích nhân viên học thêm nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học.

Chƣơng trình đào tạo chƣa có sự đổi mới trong giáo trình giảng dạy, vẫn còn nặng về lý thuyết, thiếu thực tiễn. Nguyên nhân do thiếu nguồn nhân lực cao trong việc giảng dạy, cơ sở vật chất lạc hậu, thiếu kinh phí đào tạo, thiếu kinh nghiệm phối hợp, chƣa gắn giữa lý thuyết và thực tiễn, nên ngƣời lao động có nơi đƣợc đào tạo có bằng, song việc sử dụng ngƣời lao động nhƣ thế nào là do doanh nghiệp, thậm chí doanh nghiệp lại phải tổ chức đào tạo lại mới đƣa ngƣời lao động vào thực việc.

Việc động viên khen thƣởng chƣa kịp thời, phong trào thi đua còn hình thức chƣa tạo khí thế phấn khởi cho ngƣời lao động. Ngƣời lao động bị vi phạm kỷ luật cơ quan quản lý xử lý chƣa nghiêm nên phần nào đã ảnh hƣởng đến tƣ tƣởng của ngƣời lao động, sự phát triển của ngành du lịch.

Trình độ, năng lực quản lý Nhà nƣớc về du lịch của cán bộ công chức; Chất lƣợng lao động chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ do có sự chênh lệch khá lớn về nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, thái độ làm việc, kỹ năng giao tiếp quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm du lịch chƣa chuyên nghiệp; Chƣa ổn định về đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ du lịch.

Cũng nhƣ các địa phƣơng khác trong cả nƣớc, những doanh nghiệp, cơ sở du lịch nhỏ, nhƣ khách sạn, nhà hàng nhỏ trên địa bàn muốn tiết kiệm chi phí nhân công nên chủ yếu thuê lao động phổ thông chƣa qua đào tạo vì số lao động này chấp nhận mức tiền công thấp.

Cơ quan quản lý Nhà nƣớc về du lịch cũng nhƣ ngƣời lao động trực tiếp làm du lịch vẫn còn khoảng cách, chƣa có sự hợp nhất, còn tình trạng giải quyết, xử lý theo dạng ai cần thì đến, chƣa xác định đƣợc mục tiêu phƣơng hƣớng chung cho ngành, cho

sự phát triển đi lên của xã hội. Nguyên nhân do cách nghĩ, cách làm theo thời bao cấp vẫn còn, do trình độ, nhận thức, ý thức công tác của ngƣời làm du lịch chƣa đổi mới theo kịp với sự phát triển.

Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực phát triển chƣa khoa học, vẫn còn tình trạng tự phát hoặc tiếp nhận thành quả ngƣời lao động từ một đơn vị khác chuyển về, ngƣời lao động số ít còn tình trạng trông chờ, ỷ lại chƣa có chí tiến thủ trong việc phát triển ngành, cống hiến ít, song lại muốn hƣởng thụ nhiều.

Các tiêu chuẩn, định hƣớng trong ngành du lịch chậm đƣợc đổi, chƣa học hỏi theo kịp các nƣớc có bề dày làm công tác du lịch mới theo tiêu chuẩn quốc tế.

Chƣa quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ quan sử dụng và bồi dƣỡng lao động. Thiếu chính sách huy động các nguồn tài trợ và thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các đối tác liên quan để phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Việc cung ứng nguồn nhân lực đƣợc đào tạo không đủ, không đáp ứng số lƣợng theo yêu cầu dịch vụ, ảnh hƣởng tới chất lƣợng dịch vụ.

Chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của nguồn nhân lực có đóng góp quan trọng nhƣ thế nào trong sự phát triển đi lên của đất nƣớc cũng nhƣ trong ngành du lịch, đặc biệt là tƣ tƣởng bảo thủ lạc hậu vẫn chƣa thoát khỏi nếp nghĩ cách làm của ngƣời lao động Việt Nam, chƣa có cách tiếp cận khoa học hợp lý tầm nhìn về nguồn nhân lực, tầm nhìn sự phát triển kinh tế du lịch của các nƣớc trên thế giới.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Qua việc thu thập, phân tích số liệu, luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng chất lƣợng nguồn nhân lực và các chính sách phát triển chất lƣợng nguồn nhân lực. Với mục tiêu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho tỉnh có chất lƣợng, hiệu quả, Chƣơng này đã tập trung phân tích các yếu tố về chiến lƣợc phát triển, thể lực, trình độ nguồn nhân lực, đạo đức, tác phong làm việc cũng nhƣ tính chuyên nghiệp trong công việc. Từ đó đƣa ra các hạn chế, nguyên nhân, thành tựu về chất lƣợng ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận trong lĩnh vực quản lý, đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực. Do đó, cần có những giải pháp cụ thể để hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho ngành du lịch tỉnh theo hƣớng “vừa hồng vừa chuyên”.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020

3.1. Định hƣớng nâng cao chất lƣợng nhân lực tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020. 3.1.1. Mục tiêu:

Chất lƣợng nhân lực du lịch nằm trong định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gắn liền với mục tiêu kinh tế - xã hội và đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển các ngành kinh tế khác của tỉnh. Các chỉ tiêu dự báo về chất lƣợng nhân lực du lịch đến năm 2015, 2020 nhằm mục đích đạt đƣợc mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh Ninh Thuận.

3.1.2. Định hƣớng nâng cao chất lƣợng nhân lực du lịch

Việc định hƣớng nâng cao chất lƣợng nhân lực du lịch chủ yếu căn cứ vào thực trạng chất lƣợng du lịch trong thời gian vừa qua; chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020; những cơ hội và thách thức hiện nay cũng nhƣ trong giai đoạn tới của ngành du lịch.

3.1.2.1. Tác động của các yếu tố môi trƣờng đến nhu cầu chất lƣợng nhân lực du lịch Ninh Thuận. lịch Ninh Thuận.

a) Thuận lợi:

Nhu cầu về du lịch tăng mạnh, du lịch thế giới phát triển với xu thế chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dƣơng và Đông Nam Á (Dự báo của tổ chức Du lịch thế giới, đến năm 2020 sẽ đón khoảng 125 triệu khách quốc tế, mức tăng trƣởng bình quân khách quốc tế là 6%/năm).

Du lịch trong nƣớc đã có nhiều biện pháp đồng bộ, kịp thời, năng động, sáng tạo, vƣợt qua nhiều khó khăn, hoàn thành kế hoạch năm.

Việt Nam đã hội nhập và tham gia nhiều các hoạt động kinh tế, ngoại giao và nằm trong vùng phát triển kinh tế đƣợc đánh giá vào loại năng động nhất thế giới. GDP bình quân hàng năm tăng cao, cơ chế kinh tế đang chuyển đổi nhanh sang nền kinh tế thị trƣờng, kết cấu hạ tầng ngày càng đƣợc đầu tƣ phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện, nhận thức về ngành du lịch thay đổi theo hƣớng tích cực, nhu cầu du lịch tăng nhanh.

Quản lý về chất lƣợng du lịch của tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều chuyển biến sâu sắc; nhận thức của các cấp, các ngành về chất lƣợng du lịch là một yêu cầu tất yếu khách quan. Về quy hoạch tổng thể, quy hoạch chung chất lƣợng du lịch đã cơ bản hoàn thành; các khu, điểm du lịch lớn đang đƣợc triển khai đầu tƣ để đƣa vào khai thác kinh doanh trƣớc và sau năm 2010 sẽ tạo điều kiện cho Ninh Thuận có nhiều loại hình mới, với quy mô lớn hơn và thu hút nhiều khách du lịch trong đó đặc biệt là khách quốc tế.

Nền kinh tế của tỉnh nói chung ngành du lịch Ninh Thuận nói riêng trong những năm qua có bƣớc tăng trƣởng khá, đội ngũ cán bộ quản lý và lao động trong ngành du lịch từng bƣớc đƣợc nâng dần trình độ về mọi mặt và tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm thực tiễn, đây là những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển du lịch với tốc độ cao hơn trong những năm tiếp theo.

Tỉnh Ninh Thuận cũng đã ký kết hợp tác toàn diện phát triển kinh tế - xã hội trong đó chủ lực là chất lƣợng du lịch với Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng và Khánh Hòa, là cơ hội tạo thêm cho Ninh Thuận phát huy các tiềm năng du lịch của địa phƣơng.

Các yếu tố trên là điều kiện thuận lợi để Ninh Thuận có cơ hội phát triển mạnh về kinh tế nói chung và du lịch nói riêng để khai thác đúng các tiềm năng và lợi thế này.

b) Những khó khăn:

Du lịch Việt nam nói chung và Ninh Thuận nói riêng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên cùng một sân chơi chung, sòng phẳng, không có bảo hộ. Khả năng liên doanh liên kết có khả thi hay không còn do về năng lực tài chính, thiện chí đầu tƣ và mối quan hệ kinh tế với nhau của các nhà doanh nghiệp.

Du lịch Ninh Thuận dựa vào tài nguyên môi trƣờng tự nhiên, nhƣng tài nguyên, môi trƣờng tự nhiên bị xuống cấp do những bất cập trong quản lý, bảo vệ và khai thác

Một phần của tài liệu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)