Các chỉ tiêu khác

Một phần của tài liệu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 35)

* Chỉ số phát triển con người (HDI)

Chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) phản ánh trình độ phát triển của con ngƣời mang tính tổng hợp về thể lực, kiến thức và mức sống, đƣợc đo bằng tập hợp các chỉ tiêu về tuổi thọ trung bình của dân số (đặc trƣng cho thể lực), tỷ lệ biết chữ và tỷ lệ đi học của dân số (đặc trƣng cho kiến thức) và mức GDP bình quân đầu ngƣời (đặc trƣng cho mức sống).

Chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) là thƣớc đo tổng quát về phát triển con ngƣời. Nó đo thành tựu trung bình của một quốc gia theo ba tiêu chí sau:

- Sức khỏe: Một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh, đo bằng tuổi thọ trung bình. - Tri thức: Đƣợc đo bằng tỉ lệ số ngƣời lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục (tiểu học, trung học, đại học).

- Thu nhập: Mức sống đo bằng GDP bình quân đầu ngƣời.

Chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) là số trung bình cộng của các số sau: - Chỉ số tuổi thọ trung bình.

Chỉ số tuổi thọ trung bình = Tuổi thọ trung bình – 25 85 – 25

- Chỉ số học vấn: 2/3 tỉ lệ số ngƣời lớn biết chữ cộng với 1/3 tỷ lệ chung trong cả nƣớc.

- Chỉ số GDP bình quân đầu ngƣời.

* Chỉ tiêu đánh giá sức khoẻ

Sức khỏe là sự phát triển hài hòa của con ngƣời cả về thể chất và tinh thần. Sức khỏe cơ thể là sự cƣờng tráng, năng lực lao động chân tay. Sức khỏe tinh thần là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, khả năng vận động của trí tuệ, biến tƣ duy thành hoạt động thực tiễn. Sức khỏe vừa là mục đích, đồng thời nó cũng là điều kiện cho sự phát

triển ngành du lịch, nên yêu cầu bảo vệ và nâng cao sức khỏe con ngƣời là một đòi hỏi hết sức chính đáng mà ngành du lịch phải đảm bảo.

Để phản ánh điều đó có nhiều chỉ tiêu biểu hiện nhƣ: Tiêu chuẩn đo lƣờng về chiều cao, cân nặng, các giác quan nội khoa, ngoại khoa, thần kinh, tâm thần, tai, mũi, họng…Bên cạnh đó việc đánh giá trạng thái sức khỏe còn thể hiện thông qua các chỉ tiêu: tỷ lệ sinh, chết, biến động tự nhiên, tuổi thọ trung bình, cơ cấu giới tính…

* Chỉ tiêu đánh giá trình độ văn hoá

Trình độ văn hoá là khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản, thực hiện những việc đơn giản để duy trì cuộc sống. Trình độ văn hoá đƣợc cung cấp qua hệ thống giáo dục chính quy, không chính quy, qua quá trình học tập suốt đời của mỗi cá nhân. Ở một mức độ cho phép nhất định nào đó thì trình độ văn hoá của dân cƣ thể hiện mặt bằng dân trí của một quốc gia.

Trình độ văn hoá của nguồn nhân lực ngành du lịch đƣợc thể hiện thông qua các quan hệ tỷ lệ:

- Số lƣợng và tỷ lệ biết chữ.

- Số lƣợng và tỷ lệ ngƣời qua các cấp học tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, cao đẳng, đại học, trên đại học,…

Đây là một trong những chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lƣợng nguồn nhân lực ngành cũng nhƣ trình độ phát triển của kinh tế xã hội.

* Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực.

Trình độ chuyên môn kỹ thuật thể hiện sự hiểu biết, khả năng thực hành về một chuyên môn, nghề nghiệp nào đó. Đó cũng là trình độ đƣợc đào tạo ở các trƣờng chuyên nghiệp, chính quy. Các chỉ tiêu phản ánh trình độ chuyên môn kỹ thuật nhƣ:

- Số lƣợng lao động đƣợc đào tạo và chƣa qua đào tạo. - Cơ cấu lao động đƣợc đào tạo:

+ Cấp đào tạo.

+ Công nhân kỹ thuật và cán bộ chuyên môn. + Trình độ đào tạo ( cơ cấu bậc thợ..).

* Tính chuyên nghiệp

Tính chuyên nghiệp cũng góp phần quan trọng trong việc đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực. Một công việc có đạt đƣợc kết quả tốt hay không đƣợc thể hiện qua tính chuyên nghiệp của ngƣời lao động. Đối với ngành du lịch, tính chuyên nghiệp thể

hiện qua việc nhân viên giải quyết những thắc mắc của du khách nhƣ thế nào, có khả năng tƣ vấn cho du khách lựa chọn dịch vụ tốt nhất không hoặc là tác nghiệp có nhanh chóng và chính xác không....

* Khả năng làm việc theo nhóm

Làm việc theo nhóm tạo điều kiện tăng năng suất và hiệu quả của công việc. Mô hình làm việc theo nhóm có thể thúc đẩy tinh thần hợp tác, sự phối hợp, hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên, từ đó tạo ra những giải pháp mới cho mọi vấn đề khó khăn, cải thiện thái độ và ứng xử của mình, tạo điều kiện cho việc hoàn thành mục tiêu một cách tốt nhất.

* Chỉ tiêu năng suất lao động

- Chỉ tiêu năng suất lao động: Phản ánh sức sản xuất, năng lực sản xuất và hiệu quả hoạt động của lao động . Năng suất lao động thƣờng đƣợc thể hiện bằng kết quả hoạt động đƣợc tính bằng tổng sản phẩm (hoặc GDP) đƣợc tạo ra trong một thời gian nhất định (thƣờng là 1 năm) tính bình quân cho một lao động làm việc.

- Công thức tính:

Năng suất lao động =

Tổng sản phẩm hoặc GDP Tổng số ngƣời làm việc bình

quân

Ngoài ra còn có thể xem xét chất lƣợng nguồn nhân lực thông qua chỉ tiêu biểu hiện năng lực phẩm chất của ngƣời lao động.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 35)