Những tiềm năng phát triển du lịc hở tỉnh Ninh Thuận

Một phần của tài liệu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 47)

2.1.2.1. Về chính sách phát triển du lịch

Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, du lịch đƣợc đánh giá là một ngành có nhiều lợi thế để phát triển với chuỗi bãi biển, sông suối trong xanh, sạch đẹp, không bị ô nhiễm với hệ thống lăng tháp và các di tích văn hóa khác đã tạo điều

kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển các loại hình tour du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dƣỡng....Ninh Thuận có tiềm năng lớn để phát triển du lịch.

Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc đối với chính sách phát triển du lịch của tỉnh thể hiện qua các Nghị quyết các kỳ Đại hội đảng lần thứ VII, VIII, IX, X và XI, Chỉ thị của Ban Bí thƣ, Nghị quyết của Chính phủ, du lịch tỉnh Ninh Thuận đƣợc nhận thức đúng hơn với vai trò là ngành kinh tế quan trong của đất nƣớc.

Ngày 08/3/2010 tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Quyết định số 207/2010/QĐ-UB thành lập Văn phòng Phát triển kinh tế (EDO) nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất đối với các nhà đầu tƣ.

Thời gian gần đây, Ninh Thuận đƣợc chú ý bởi đƣợc tƣ vấn nƣớc ngoài xây dựng Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, đang quyết tâm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh và có nhiều tƣ duy mới, cách làm mới trong việc kêu gọi đầu tƣ, đã có nhiều nhà đầu tƣ trong nƣớc và quốc tế đến với Ninh Thuận để ký kết hợp đồng, thậm chí còn xuất hiện các yếu tố cạnh tranh trong đầu tƣ nhƣ : Xây dựng tuyến đƣờng đi bộ dọc ven biển Biển Bình Sơn - Ninh Chữ, việc đầu tƣ xây dựng góp phần bảo vệ đƣờng ranh giới ven biển, bảo vệ môi trƣờng biển và góp phần nâng cao tạo nên khung cảnh đẹp cho vùng biển đƣa vào khai thác dự án này đƣợc công ty tƣ vấn xây dựng báo cáo thiết kế xây dựng vào ngày 21/3/2012 và hàng loạt các dự án đang thi công đến năm 2015 nhƣ Công viên Biển Bình Sơn - Ninh Chữ, khu du lịch sinh thái biển Phố Nhớ, bao gồm nhà hàng, khách sạn, spa và hàng loạt các dịch vụ khác, Trung tâm thƣơng mại Maximax Phan Rang - Tháp Chàm, nhà hát 1000 chỗ San hô với đẳng cấp quốc tế để tổ chức các sự kiện quốc gia, quốc tế nhƣ Hoa hậu trái đất, duyên dáng Việt Nam...

Ninh Thuận đã đƣợc Nhà nƣớc chọn làm địa điểm xây dựng Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của cả nƣớc. Không ít ngƣời nghĩ rằng nhà máy điện hạt nhân sẽ làm hạn chế phát triển du lịch nhƣng hoàn toàn ngƣợc lại. Bản thân điện hạt nhân là thân thiện với môi trƣờng, là loại năng lƣợng sạch. Bên cạnh khu nhà máy điện hạt nhân vẫn là những địa điểm du lịch biển, vẫn là những bãi tắm cộng đồng cho du khách, bản thân nhà máy điện hạt nhân cũng chính là một địa điểm tham quan hấp dẫn. Bên cạnh đó, khi xây dựng nhà máy điện hạt nhân sẽ có nhiều dự án công nghiệp phụ trợ, dịch vụ du lịch phục vụ cho các dự án này. Cho nên đây cũng là một lợi thế cho ngành du lịch tỉnh.

Ninh Thuận là tỉnh Nam Duyên Hải miền Trung, có diện tích tự nhiên 3.360km2, gồm 6 huyện và thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, dân số toàn tỉnh gần 600 ngàn ngƣời. Nằm trên giao điểm của các trục giao thông quốc gia, cách thành phố Hồ Chí Minh 350km, cách sân bay quốc tế Cam Ranh 50km và thành phố Nha Trang 100km, cách thành phố Đà Lạt 110 km. Với vị trí đó tạo cho Ninh Thuận Thuận rất có lợi thế về giao thông cả về đƣờng bộ, đƣờng không và đƣờng biển, có nhiều điều kiện thuận lợi đẩy mạnh giao lƣu kinh tế, văn hoá với các tỉnh trong khu vực, đồng thời bắt nhịp với tiến trình hội nhập chung của cả nƣớc.

2.1.2.3. Về điều kiện tự nhiên

Với khí hậu đặc thù ít mƣa, nhiều nắng là một lợi thế tự nhiên để có đƣợc những loại cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lƣợng cao và trở thành đặc sản của địa phƣơng nhƣ: Nho, thuốc lá sợi vàng, hành tây, tỏi, bò dê cừu, và là nơi sản xuất các loại giống có chất lƣợng cao mà các Bộ ngành Trung ƣơng đã có chủ trƣơng chiến lƣợc để phát triển chung cho cả nƣớc và khu vực nhƣ bông giống, tôm giống và cừu giống.

Ninh Thuận nằm ở ngã 3 của vùng trọng điểm du lịch cả nƣớc Đà Lạt - Phan Rang - Nha Trang, theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030 xác định nhóm ngành du lịch đƣợc ƣu tiên phát triển thứ hai sau ngành năng lƣợng sạch, là một trong những vùng trọng điểm trong chiến lƣợc phát triển du lịch của cả nƣớc từ nay đến năm 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt. Định hƣớng đối với du lịch Ninh Thuận là phát triển một cách toàn diện cả du lịch biển, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa, và dịch vụ phục vụ du lịch để du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, với chiều dài 105 Km bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, đã nổi tiếng từ lâu nhƣ bãi tắm Ninh chữ, Cà Ná, một số bãi biển đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tƣ và khách du lịch nhƣ Vĩnh Hy - đƣợc xếp là 1 trong 8 vịnh đẹp nhất của Việt Nam, Bình Tiên, mũi Dinh và Nam Cƣơng, hình thành các dịch vụ chất lƣợng cao , mang tính chuyên nghiệp trên cơ sở phát triển các loại hình du lịch thuyền cao cấp đầu tiên của Việt Nam, các cơ sở du lịch nghĩ dƣỡng và thu hút loại hình Spa cao cấp có thƣơng hiệu quốc tế sử dụng nguyên liệu đặc thù của Ninh Thuận, kết hợp thƣởng thức rƣợu vang nho, trở thành điểm đến quan trọng nhất trong khu vực Đông Nam Á. Khai thác các môn dịch vụ trên không và dƣới nƣớc nhƣ kéo dù, bơi lội dƣới nƣớc ngắm rạn san hô, đua mô tô trên cát…Hình thành các

tour du lịch sinh thái và các khu du lịch nghĩ dƣỡng cao cấp thân thiện với môi trƣờng, phát trển mạnh loại hình du lịch văn hóa gắn với các di tích Chăm và các làng nghề truyền thống.

Các khu du lịch biển đều gắn với các vùng sinh thái đặc thù, là lợi thế để phát triển du lịch biển với du lịch sinh thái và nghỉ dƣỡng, gồm có hệ thống 2 vƣờn quốc gia Núi Chúa và Phƣớc Bình thuộc hệ thống các khu rừng đặc dụng của quốc gia, gắn liền biển có quy mô diện tích 50 ngàn ha, gồm 43 ngàn ha mặt đất và 7 ngàn ha mặt biển. Đây là nơi bảo tồn sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng, biển Nam Trung bộ với các loài động thực vật rừng , biển quý hiếm có 2.000 loài, trong đó có 308 lòai động thực vật quý hiếm và đây cũng là nơi bảo tồn loài rùa biển trong đó có loài rùa vàng đặc biệt quý hiếm là l trong 5 loài hiện hữu tại Ninh Thuận đang đƣợc bảo vệ cùng các bãi rạn san hô biển có trên 356 loài phân bố ở vùng ven biển Vĩnh Hy - Thái An, huyện Ninh Hải.

2.1.2.4. Về văn hóa

Ninh Thuận có 27 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng, trong kho tàng văn hóa ấy thì văn hóa dân tộc Chăm là đặc sắc nhất, nổi tiếng về các di tích Chăm Pa với nhiều lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, Ninh Thuận là nơi đồng bào Chăm sinh sống nhiều nhất nƣớc. Nơi đây đang tồn tại một hệ thống những công trình kiến trúc cổ Chăm pa còn nguyên vẹn. Đó là các tháp Hòa Lai xây dựng từ thế kỷ thứ IX, tháp Pô-Klông Garai xây dựng thế kỷ thứ XII và tháp Pô- Rô-Mê xây dựng thế kỷ thứ XVI. Trong đó đặc biệt là tháp Pô-Klông Garai đƣợc Nhà nƣớc xếp hạng di tích quốc gia, là nơi diễn ra lễ hội KaTê, là lễ hội quan trọng nhất của đồng bào Chăm đƣợc tổ chức vào ngày 1 tháng 7 lịch Chăm (nhằm khoảng 25/9 đến 5/10 dƣơng lịch) hàng năm...là lợi thế hơn hẳn so với các tỉnh, thành trong cả nƣớc.

2.1.2.5. Về nguồn lực cho phát triển du lịch

Những tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn kể trên qua bàn tay và khối óc của con ngƣời nhào nặn trở thành nguồn lực cơ bản hình thành các sản phẩm du lịch.

a. Dân cƣ

Dân số trung bình tỉnh Ninh Thuận đến cuối năm 2009 đạt 565,7 nghìn ngƣời; năm 2012 quy mô dân số khoảng 576 nghìn ngƣời. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm dần từ 1,48% năm 2005, 1,3% năm 2006, 1,27% năm 2007, 1,25% năm 2008, 1,2%

năm 2010, đến năm 2012 còn 1,1%. Tỷ lệ dân số đô thị trong tổng dân số chung tăng dần từ 32,3% năm 2005 lên 36,1% năm 2012.

Cộng đồng dân cƣ của Ninh Thuận, ngoài ngƣời Kinh chiếm 78,5% tổng số dân, Ninh Thuận còn biết đến là tỉnh có tỷ lệ ngƣời Chăm cao nhất cả nƣớc chiếm 12,7% dân số của tỉnh. Ngoài ra, sinh sống trên địa bàn tỉnh còn có ngƣời Raglai chiếm 8%; ngƣời K'Ho chiếm 0,5%; ngƣời Hoa 0,5% và một số dân tộc khác.

Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh năm 2005 là 165 ngƣời/km2, năm 2010 là 169 ngƣời/km2

và năm 2012 là 172 ngƣời/km2. Dân số phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thành phố, thị trấn, đồng bằng ven sông, gần các trục đƣờng giao thông. Vùng miền núi đất rộng, ngƣời thƣa, mật độ dân số 24 ngƣời/km2

.

Cộng đồng các dân tộc tỉnh Ninh Thuận có nhiều nét văn hóa riêng, là tiềm năng cho phát triển các loại hình du lịch văn hóa-lịch sử. Văn hóa dân gian với các lễ hội của ngƣời Chăm, di tích đền tháp, nhƣ tháp Hòa Lai (thế kỷ IX), tháp PôKlong Garai (thế kỷ XIII), tháp PôRôme (thế kỷ XII). Ngƣời Chăm ở Ninh Thuận còn bảo lƣu nhiều nghề thủ công truyền thống nổi bật là nghề dệt thổ cẩm và gốm Bầu Trúc.

Bảng 2.3. Dân số và lao động tỉnh Ninh Thuận

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2010 2011 2012 Tốc độ tăng trƣởng (%) 2006- 2008 2006- 2012 1. Dân số trung bình 547,9 551,4 555,8 560,7 573 568,9 576,6 0.8 0.9 - Dân số thành thị 177,2 178,4 179,9 202,9 207 205,2 208,3 4.6 3.2 - % so dân số 32.3 32.4 32.4 36.2 36.1 36,1 36,1

- Dân số nông thôn 370,7 373 375,9 357,8 366 363,7 368,3 -1,2 -0,3

% so tổng số 67,7 67,6 67,6 63,8 63,9 63,9 63,9

2. Dân số trong tuổi

LĐ 341,7 350,6 356,2

359,4 365,7

365,9 366,2

1,7 1,4

- % so dân số 62,4 63,6 64,1 64,1 63,8 64,2 63,5

3. Dân số trong tuổi

LĐ có khả năng LĐ 336 344 350 353 361 364 369 1,7 1,4

-% so dân số trong

tuổi LĐ 61,3 62,4 63 63 63 64,0 64,0

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận 2012 và báo cáo kế hoạch 5 năm 2008-2012.

b. Nguồn lao động

Dân số trong độ tuổi lao động năm 2005 có 341 nghìn ngƣời, chiếm 62,4% dân số, năm 2007 là 64,1%, năm 2010 là 63,8% và năm 2012 là 63,5% dân số của tỉnh. Theo đó, lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân tăng từ 254 nghìn ngƣời năm 2005 tăng lên 272 nghìn ngƣời năm 2007, năm 2010 có 296,2 nghìn ngƣời và năm 2012 là 314,7 nghìn ngƣời.

Cơ cấu sử dụng lao động có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng dần lao động tham gia vào các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Trong tỷ trọng lao động hoạt động trong các ngành kinh tế quốc dân thì tỷ lệ lao động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản giảm dần từ 57,1% năm 2005 xuống 53,5% năm 2008 và đến năm 2012 là 51%.

Bảng 2.4. Cơ cấu lao động tỉnh Ninh Thuận

ĐVT: Ngàn người

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2010 2011 2012 Dân số trong tuổi LĐ có khả

năng lao động 336 344 350 353 361 364 371

Lao động trong ngành KTQD 254 263,1 272,5 281,4 296,2 305,7 314,7 1-Công nghiệp-Xây dựng 33 36,8 38,2 40,2 44,4 49,1 54,2

- % so tổng số 13 14 14 14.3 15 16,1 17,2

2- Nông lâm ngƣ nghiệp 145 146 148,7 150,5 154 156,2 159,3

- % so tổng số 57,1 55,5 54,6 53,5 52 51,1 51,0

3. Khu vực dịch vụ 76 80,3 85,6 90,7 97,8 100,4 101,2

- % so tổng số 29,9 30,5 31,4 32,2 33 32,8 32,8 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận 2012.

Năm 2005, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh là 24% (trong đó đào tạo nghề là 14%), năm 2007 là 33,8% (trong đó đào tạo nghề là 18,2%), năm 2008 là 34,5% (đào tạo nghề là 19,36%), năm 2010 là 40% (đào tạo nghề 25%). Phấn đấu đến năm 2015 là 50% (đào tạo nghề là 33%). Chất lƣợng nguồn lao động với tỷ trọng 65,5% số lao động là lao động phổ thông chƣa qua đào tạo và chủ yếu lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản; thiếu nhiều cán bộ khoa học kỹ thuật ở các ngành kinh tế quốc dân và các cơ sở sản xuất quan trọng và phân bố không đồng đều trên địa bàn tỉnh.

Nhìn chung, nguồn lao động của tỉnh dồi dào, tính về số lƣợng có thể đáp ứng lao động cho các ngành kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên khi cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch nhanh sang phát triển công nghiệp theo hƣớng hội nhập quốc tế và đòi hỏi lao động có kỹ thuật cả về số lƣợng và chất lƣợng ngày càng cao, vấn đề đặt ra phải nâng

cao chất lƣợng và tăng cƣờng đào tạo lao động có tay nghề với nhiều ngành, lĩnh vực và ở trên các địa bàn.

2.1.2.6. Yếu tố công nghệ, kỹ thuật:

Công nghệ và kỹ thuật du lịch hiện nay đƣợc phát triển không chỉ về chất mà cả về lƣợng nhằm đáp ứng sự hài lòng của du khách tối đa. Các đơn vị kinh doanh du lịch cũng đã tăng cƣờng mọi điều kiện tiên tiến, hiện đại về cơ sở vật chất, lực lƣợng lao động phục vụ qua đào tạo, nghiên cứu kỹ nhu cầu, thị hiếu khách hàng, xây dựng các sản phẩm có công nghệ mới, học tập kinh nghiệm của các đơn vị kinh doanh khác… Số cơ sở lƣu trú năm 2005 của Ninh Thuận là 60, năm 2006 là 61, năm 2007 và 2008 ổn định mức 62, năm 2010 là 75 và đến năm 2013 là 80. Điều đó, chứng tỏ số lƣợng cơ sở lƣu trú của tỉnh tăng qua các năm nhằm đáp ứng nhu cầu khách du lịch ngày càng tăng. Bên cạnh đó, ngành du lịch cũng triển khai các thông tin hƣớng dẫn và tập huấn ứng dụng kỹ thuật cho các đơn vị, đƣa công nghệ thông tin vào quản lý và cung cấp thông tin của đơn vị đến khách hàng nhanh nhất.

Việc đƣa công nghệ thông tin vào cải cách thủ tục hành chính đã có những chuyển biến rõ rệt, cải thiện môi trƣờng hành chính, khắc phục những trở ngại mà khách hàng, đối tác gặp phải, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng phục vụ, đáp ứng sự hài lòng của du khách.

2.1.2.7. Tiềm năng khác

Ninh Thuận còn nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái và lịch sử nhƣ: khu du lịch sinh thái gắn Thủy điện Sông Ông (huyện Ninh Sơn), các khu du lịch sinh thái gắn với các di tích lịch sử nhƣ : Khu vực hồ Sông Trâu (huyện Ninh Hải) gắn với vùng bình nguyên Ba Chi - Ma Trai rộng hàng trăm ha, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Rắc lây. Khu vực hồ Sông Sắt (huyện miền núi Bác ái) gắn với điểm di tích lịch sử Bẫy đá Pi-Năng-Tắc huyền thoại thời chống Mỹ và khu du lịch suối nƣớc nóng Krông Pha - Tân Sơn (Ninh Sơn).

Năm 2011 là năm cả nƣớc cũng nhƣ Ninh Thuận đón nhận và tổ chức nhiều sự kiện lớn nhƣ Tết dƣơng lịch, Tết nguyên đán, kỷ niệm 36 năm giải phóng Ninh Thuận và thống nhất đất nƣớc. Đặc biệt là thực hiện chƣơng trình quảng bá du lịch thông qua hàng loạt các sự kiện Điêu khắc đá quốc tế, thi triển lãm ảnh đẹp Ninh Thuận, giải Muay Thái quốc tế - Ninh Thuận, liên hoan làng biển Việt Nam , liên hoan du lịch

Một phần của tài liệu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)