Nguồn cung nhân lƣ̣c

Một phần của tài liệu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 60)

Hiện nay, ngoài nguồn nhân lực đƣợc đào tạo trong tỉnh, Ninh Thuận còn tiếp nhận nguồn nhân lực từ các tỉnh khác nhƣ Khánh Hòa, Bình Thuận, Đà Lạt, Tp.Hồ Chí Minh. Chủ yếu là một số trƣờng tại thành phố Nha Trang nhƣ Trƣờng Cao đẳng Văn hoá, Nghệ thuật và Du lịch Khánh Hoà ; Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang ; Trƣờng Cao đẳng Nghề Nha Trang ....Tuy nhiên chất lƣợng đào tạo, đặc biệt về trình độ ngoại ngữ, kỹ năng xử lý tình huống và kiến thức về văn hóa, lịch sử, địa lý vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế. Chính vì vậy, tại các công ty lữ hành, doanh nghiệp du lịch của tỉnh hiện nay đều vấp phải khó khăn trong việc tìm kiếm nhân sự chất lƣợng cao, đƣợc đào tạo bài bản, có phong cách làm việc, giỏi kỹ năng ngoại ngữ và tự tin làm việc trong môi trƣờng quốc tế. Nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch khi ra trƣờng, đi làm đều phải trải qua lớp đào tạo ngắn hạn của các công ty, doanh nghiệp.

2.2.2. Nhu cầu nhân lực

Những năm gần đây các cơ sở đào tạo du lịch ngày càng tăng, nhƣng chỉ đáp ứng 60% nhu cầu. Tình trạng phổ biến là khi các doanh nghiệp thiếu lao động lành nghề nhƣng khi tuyển dụng sinh viên có chuyên môn vẫn phải đào tạo lại. Đặc biệt, nhân lực chất lƣợng cao (giám đốc, quản lý cao cấp, chuyên gia…) thì chƣa có trƣờng lớp đào tạo.

Bảng 2.5. Bảng thị trƣờng nhân lực

STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013

1 Số cơ sở kinh doanh dịch vụ 62 66 75 78 79 80 2 Lao động trực tiếp làm du

lịch 1.260 1.393 1.551 1.691 1.841 1.989

3 Số lao động gián tiếp làm

du lịch 5.549 6.248 6.935 7.523 7.946 8.346

Tổng nhu cầu lao động 6.809 7.641 8.486 9.214 9.787 10.303

Nguồn: Niên giám thống kê 2012 và Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Ninh Thuận.

2.3 Thực trạng chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận 2.3.1. Về chiến lƣợc quy hoạch, kế hoạch nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực 2.3.1. Về chiến lƣợc quy hoạch, kế hoạch nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận

Một là, chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận.

Đối với ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận, việc xây dựng chiến lƣợc phát triển ngành song song với việc xây dựng chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng phục vụ cho sự phát triển của ngành là một yêu cầu cấp thiết và đòi hỏi phải khách quan. Chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực sẽ đề ra những định hƣớng và mục tiêu phát triển, từ đó ngành du lịch Ninh Thuận có đƣợc nguồn nhân lực đáp ứng đƣợc cả về chất lƣợng và đủ về số lƣợng, giúp ngành phát triển bền vững và hiệu quả, tạo cơ sở quan trọng để thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch. Đồng thời tạo tiền đề cho việc khai thác có hiệu quả các lợi thế và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vào phát triển ngành du lịch. Tuy nhiên, công tác xây dựng chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho ngành du lịch tỉnh đang gặp phải những vấn đề chung trong chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực quốc gia, cụ thể nhƣ sau:

Các chiến lƣợc phát triển kinh tế và chiến lƣợc phát triển nhân lực không đi kèm với nhau. Hiểu một cách đơn giản rằng phát triển nguồn nhân lực là mỗi năm đào tạo ra bao nhiêu kỹ sƣ, bao nhiêu tiến sỹ, bao nhiêu cử nhân, bao nhiêu kỹ thuật viên…và phải phấn đấu bằng đƣợc mục tiêu đó mà không tính đến nhu cầu về chất lƣợng nguồn nhân lực của nền kinh tế đang ở mức nào. Nói cách khác, các cơ quan hoạch định chiến lƣợc kinh tế và các cơ quan hoạch định chiến lƣợc đang đi trên hai con đƣờng khác nhau chƣa thực sự có trùng hợp để cùng phát triển toàn diện.

Theo cơ cấu tổ chức của Chính phủ, chiến lƣợc phát triển kinh tế quốc gia đƣợc giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, ngoài ra các chiến lƣợc phát triển kinh tế của các ngành hẹp đƣợc Chính phủ phân cấp cho các Bộ, ngành quản lý và địa phƣơng. Ngoại trừ chiến lƣợc phát triển kinh tế quốc gia mang tính định hƣớng chung là có đề cập tới nguồn nhân lực, còn lại hầu hết các chiến lƣợc phát triển kinh tế của các Bộ, ngành, địa phƣơng đều chƣa thực sự đề cập một cách chi tiết, cụ thể, rõ ràng về vấn đề nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực để đạt đƣợc các mục tiêu đề ra. Các chiến lƣợc này thƣờng mới chỉ tập trung đến nguồn vốn, các giải pháp về vốn đƣợc trình

bày rất rõ ràng, mạch lạc trong khi đó các nhà hoạch định chiến lƣợc mặc nhiên coi đủ nguồn nhân lực để làm việc đó, hoặc các giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc đề cập rất mờ nhạt. Đây là một điều bất cập mà lâu nay trong công tác lập chiến lƣợc phát triển kinh tế chúng ta vẫn vấp phải nhƣng chƣa đƣợc điều chỉnh phù hợp. Trong khi một dự án quy mô nhỏ của một công ty phải tính toán đến số lƣợng, chất lƣợng lao động cần thiết, thì các chiến lƣợc có quy mô vốn rất lớn lại không chỉ rõ là cần bao nhiêu lao động ở trình độ nhƣ thế nào chất lƣợng ra sao để đạt đƣợc mục tiêu đề ra.

Hai là, về quy hoạch, kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận.

Những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Ninh Thuận đã chủ động xây dựng quy hoạch nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của tỉnh trong các thời kỳ và có các chƣơng trình kế hoạch nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cụ thể cho từng giai đoạn. Mặc dù chủ trƣơng của tỉnh rất rõ song các cơ quan tổ chức thực hiện vẫn chƣa tìm ra đƣợc tiếng nói chung, đáp số ngành nào vẫn là của ngành đó.

Trên cơ sở nắm vững chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn, yêu cầu nguồn nhân lực, từ thực trạng của lực lƣợng lao động hiện tại, tỉnh đã chủ động xây dựng quy hoạch, kế hoạch nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nhằm phục vụ các chiến lƣợc, quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong từng thời kỳ. Kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm, cũng nhƣ chiến lƣợc (chƣơng trình) 10 năm về phát triển nguồn nhân lực của tỉnh là những công cụ quan trọng để xây dựng lực lƣợng lao động cho tỉnh. Theo các kế hoạch phát triển này lực lƣợng lao động của tỉnh đƣợc chuẩn bị, bố trí, sắp xếp, đảm bảo cả về mặt số lƣợng và chất lƣợng để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Ninh Thuận đƣợc xây dựng một cách khoa học, dựa trên sự phân tích khoa học về bối cảnh kinh tế xã hội của thời kỳ phát triển, các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của thế giới, đất nƣớc và địa phƣơng cũng nhƣ những yếu tố ngay bên trong từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Các mục tiêu quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực về trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài đƣợc đƣa ra dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng thực trạng nguồn nhân lực, những điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn, thuận lợi của nguồn nhân lực, cách thức quản lý và phát triển nguồn nhân lực hiện có. Trên cơ sở nhu cầu nguồn nhân lực

cho quá trình phát triển kinh tế xã hội để thực hiện nhiệm vụ cũng nhƣ quan hệ cung cầu về nguồn nhân lực của tỉnh.

Quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh trong những năm qua đã kết hợp một cách tổng hợp các biện pháp về chính trị, tƣ tƣởng, kinh tế và tổ chức nhƣ biện pháp về tiền lƣơng, thu nhập, biện pháp đào tạo giáo dục các cấp học phổ thông, hệ thống các trƣờng dạy nghề nhằm không ngừng đào tạo, bồi dƣỡng và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của tỉnh phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội.

Tỉnh Ninh Thuận đã tập trung xây dựng và thực hiện chiến lƣợc đào tạo bồi dƣỡng, sử dụng nguồn nhân lực đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, từ chiến lƣợc đó ta có thể lên đƣợc những kế hoạch ngắn hạn, dài hạn để thực hiện. Nội dung cụ thể nhƣ sau:

- Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề du lịch phù hợp với giai đoạn theo hƣớng đẩy mạnh xã hội hóa với tăng tỷ lệ đầu tƣ ngân sách Nhà nƣớc (Sở Giáo dục & Đào tạo chủ trì phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch).

- Trƣớc mắt làm tốt công tác liên kết trong đào tạo, tiến tới kêu gọi đầu tƣ xây dựng một số trƣờng đào tạo nghề về du lịch trong tỉnh. Tập trung vào các lĩnh vực: buồng, bàn, bar, bếp, và kỹ thuật chế biến món ăn nhất là các món ăn truyền thống, chú trọng đào tạo ngoại ngữ cho nguồn nhân lực.

- Khai thác các nguồn hỗ trợ quốc tế cho du lịch kêu gọi các dự án hỗ trợ từ nƣớc ngoài cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Ninh Thuận (Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch).

- Khi có điều kiện, thành lập các hiệp hội nghề nghiệp chuyên ngành nhƣ Hiệp hội khách sạn, Hiệp hội lữ hành, Hiệp hội hƣớng dẫn viên, Hiệp hội đầu bếp (Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì).

- Khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo, lao động tại chỗ (các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp).

2.3.2. Về thể lực, trình độ, đạo đức nghề nghiệp và tính chuyên nghiệp của nguồn nhân lực nhân lực

2.3.2.1. Về thể lực

Hiện nay cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội thì tầm vóc và thể lực ngƣời Việt Nam nói chung và nguồn nhân lực Ninh Thuận nói riêng đã đƣợc nâng lên rất

nhiều so với trƣớc đây. Đời sống nhân dân cũng đƣợc đảm bảo hơn cả về vật chất lẫn tinh thần, chế độ dinh dƣỡng của ngƣời dân cũng đƣợc cải thiện.

Ngày 28/4/2011, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 641/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc ngƣời Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030 với mục tiêu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc; từng bƣớc nâng cao chất lƣợng giống nòi và tăng tuổi thọ khỏe mạnh của ngƣời Việt Nam. Thông qua đề án này, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn đặc biệt quan tâm chăm sóc sức khỏe nhân dân nhằm phát triển yếu tố con ngƣời, để phục vụ các nhiệm vụ qua từng giai đoạn. Trong Quyết định phê duyệt Đề án, có thể nói, chƣơng trình thứ ba chính là “xƣơng sống” của đề án mà Chính phủ đã giao cho Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch chủ trì, nhắm trực tiếp đến mục tiêu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, cải thiện chất lƣợng giống nòi và tăng tuổi thọ khỏe mạnh của ngƣời Việt Nam.

Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dân số nƣớc ta hiện đứng hàng thứ 13 trên thế giới, với quy mô xấp xỉ 87 triệu ngƣời, mật độ dân số 257 ngƣời/km². Tuổi thọ bình quân của ngƣời Việt Nam đã tăng lên 72,8 năm, đứng thứ 58/177 nƣớc, nhƣng tuổi trung bình khỏe mạnh chỉ là 66 tuổi, xếp thứ 116/177 nƣớc trên thế giới. Các chỉ số về thể lực nhƣ chiều cao, cân nặng, sức bền, suy dinh dƣỡng… của ngƣời dân và trẻ em nƣớc ta vẫn còn thấp so với các nƣớc trong khu vực. Hiện nay, cả nƣớc vẫn còn hơn 3 triệu hộ gia đình nghèo và 1,6 triệu hộ thuộc diện cận nghèo. Tổng chi phí chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam hiện nay chỉ chiếm 5%- 6% tổng GDP, tƣơng đƣơng khoảng 46 USD/ngƣời/năm là mức thấp hơn các quốc gia khác trong khu vực.

Nhƣ vậy, so với các nƣớc phát triển thì thể lực nguồn nhân lực nƣớc ta còn nhiều hạn chế và là vấn đề cần đƣợc quan tâm hàng đầu, bởi lẽ mọi sự phát triển đều hƣớng đến mục tiêu con ngƣời, phát triển con ngƣời. Và thực trạng nguồn nhân lực hiện nay không chỉ thấp bé nhẹ cân mà yếu về sức mạnh, cơ bắp, sức dẻo dai và sức bền. Đòi hỏi toàn xã hội, các cấp, các ngành cùng chung tay góp sức giải quyết. Theo số liệu chung về chất lƣợng thể lực con ngƣời Việt và nguồn nhân lực ngành du lịch Ninh Thuận, đòi hỏi Ninh Thuận cần phải phát triển mạnh hơn nữa để có điều kiện đảm bảo sức khoẻ và đời sống nhân dân; đảm bảo chất lƣợng bữa ăn, cuộc sống hàng ngày, bên cạnh đó khuyến khích tập luyện thể dục thể thao, thành lập các câu lạc bộ

thể thao để phát triển thể lực ngƣời Ninh Thuận và cũng là góp phần phục vụ và cung cấp nguồn nhân lực có sức khỏe tốt trong công tác du lịch.

2.3.2.2. Về trình độ

Thời gian qua ngành du lịch Ninh Thuận đã có những cố gắng trong việc huy động tiềm năng và các nguồn lực để tập trung phát triển nguồn nhân lực du lịch. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của ngƣời lao động tăng lên rõ rệt, thể hiện rõ nét thông qua tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo. Đƣợc sự hỗ trợ của Tổng cục Du lịch, nguồn ngân sách địa phƣơng và doanh nghiệp đóng góp, trong 6 năm qua ngành du lịch đã tổ chức trên 15 lớp đào tạo nghề nghiệp phục vụ buồng bàn-bar, lễ tân, 1 lớp đại học quản trị du lịch, 10 đợt tập huấn ngắn hạn quản lý du lịch, bƣớc đầu đã củng cố và nâng cao chất lƣợng dịch vụ phục vụ đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng tăng của du khách. Tính đến tháng 12/2007:

- Số lao động chƣa đƣợc đào tạo là 5.035 ngƣời, chiếm 81% tổng lao động toàn ngành; chủ yếu là lực lƣợng bảo vệ và vệ sinh môi trƣờng, chăm sóc cây xanh.

- Số lao động đƣợc đào tạo ở các trình độ là 1.159 ngƣời chiếm 19% tổng số lao động toàn ngành.

Trình độ của nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận hiện nay đang là vấn đề nhạy cảm có sự quan tâm của nhiều cấp, nhiều ngành và mọi ngƣời dân trên địa bàn tỉnh. Hiện nay số lao động tham gia vào làm du lịch tính đến 31/12/2012 là: 9.787 ngƣời nhƣng số lao động đã qua đào tạo, có trình độ cũng yếu ớt chủ yếu là số lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh du lịch. Ngoài ra số lao động bán chuyên nghiệp tham gia hoạt động du lịch mang tính mùa vụ thƣờng không qua đào tạo mà chỉ sử dụng nghề có liên quan tới sản phẩm từ dịch vụ du lịch.

Theo số liệu thống kê số lao động chuyên nghiệp đã qua các lớp đào tạo không ngừng tăng tính từ năm 2007 là: 1.159 ngƣời, năm 2012 là: 1.841 ngƣời tăng 16%. Trong đó đƣợc tập trung nhiều nhất ở các chuyên ngành làm việc trong bộ phận cung cấp sản phẩm dịch vụ lƣu trú. Còn đối với nghiệp vụ lữ hành thì hầu nhƣ còn yếu chƣa phát triển theo kịp với sự phát triển chung của toàn ngành; chất lƣợng hƣớng dẫn viên tại các điểm còn yếu chƣa lột tả hết đƣợc thế mạnh về cảnh quan của các điểm du lịch số lƣợng hƣớng dẫn viên đƣợc cấp thẻ cũng yếu ớt, tính đến tháng 12 năm 2012 trên địa bàn tỉnh mới chỉ cấp 89 ngƣời.

Tổng số lao động đã đƣợc đào tạo tính đến năm 2012 là: 1.841 ngƣời. Trong đó số lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 15%; trình độ trung cấp, sơ cấp chiếm 37%, còn lại qua các lớp đào tạo tại chỗ hoặc nghiệp vụ ngắn hạn. Từ con số trên đó chứng minh số lao động đã đƣợc đƣợc đào tạo là rất ít và số lao động có trình độ cao lại càng ít so với nhu cầu của toàn ngành.

Số lao động bán chuyên nghiệp hiện nay chiếm số lƣợng rất đông chiếm 82%

Một phần của tài liệu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 60)