Tác động của các yếu tố môi trƣờng đến nhu cầu chất lƣợng nhân lực

Một phần của tài liệu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 85)

lịch Ninh Thuận.

a) Thuận lợi:

Nhu cầu về du lịch tăng mạnh, du lịch thế giới phát triển với xu thế chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dƣơng và Đông Nam Á (Dự báo của tổ chức Du lịch thế giới, đến năm 2020 sẽ đón khoảng 125 triệu khách quốc tế, mức tăng trƣởng bình quân khách quốc tế là 6%/năm).

Du lịch trong nƣớc đã có nhiều biện pháp đồng bộ, kịp thời, năng động, sáng tạo, vƣợt qua nhiều khó khăn, hoàn thành kế hoạch năm.

Việt Nam đã hội nhập và tham gia nhiều các hoạt động kinh tế, ngoại giao và nằm trong vùng phát triển kinh tế đƣợc đánh giá vào loại năng động nhất thế giới. GDP bình quân hàng năm tăng cao, cơ chế kinh tế đang chuyển đổi nhanh sang nền kinh tế thị trƣờng, kết cấu hạ tầng ngày càng đƣợc đầu tƣ phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện, nhận thức về ngành du lịch thay đổi theo hƣớng tích cực, nhu cầu du lịch tăng nhanh.

Quản lý về chất lƣợng du lịch của tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều chuyển biến sâu sắc; nhận thức của các cấp, các ngành về chất lƣợng du lịch là một yêu cầu tất yếu khách quan. Về quy hoạch tổng thể, quy hoạch chung chất lƣợng du lịch đã cơ bản hoàn thành; các khu, điểm du lịch lớn đang đƣợc triển khai đầu tƣ để đƣa vào khai thác kinh doanh trƣớc và sau năm 2010 sẽ tạo điều kiện cho Ninh Thuận có nhiều loại hình mới, với quy mô lớn hơn và thu hút nhiều khách du lịch trong đó đặc biệt là khách quốc tế.

Nền kinh tế của tỉnh nói chung ngành du lịch Ninh Thuận nói riêng trong những năm qua có bƣớc tăng trƣởng khá, đội ngũ cán bộ quản lý và lao động trong ngành du lịch từng bƣớc đƣợc nâng dần trình độ về mọi mặt và tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm thực tiễn, đây là những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển du lịch với tốc độ cao hơn trong những năm tiếp theo.

Tỉnh Ninh Thuận cũng đã ký kết hợp tác toàn diện phát triển kinh tế - xã hội trong đó chủ lực là chất lƣợng du lịch với Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng và Khánh Hòa, là cơ hội tạo thêm cho Ninh Thuận phát huy các tiềm năng du lịch của địa phƣơng.

Các yếu tố trên là điều kiện thuận lợi để Ninh Thuận có cơ hội phát triển mạnh về kinh tế nói chung và du lịch nói riêng để khai thác đúng các tiềm năng và lợi thế này.

b) Những khó khăn:

Du lịch Việt nam nói chung và Ninh Thuận nói riêng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên cùng một sân chơi chung, sòng phẳng, không có bảo hộ. Khả năng liên doanh liên kết có khả thi hay không còn do về năng lực tài chính, thiện chí đầu tƣ và mối quan hệ kinh tế với nhau của các nhà doanh nghiệp.

Du lịch Ninh Thuận dựa vào tài nguyên môi trƣờng tự nhiên, nhƣng tài nguyên, môi trƣờng tự nhiên bị xuống cấp do những bất cập trong quản lý, bảo vệ và khai thác trong những năm vừa qua. Hệ thống cơ sở hạ tầng nhất là giao thông, chất lƣợng cơ sở vật chất, cảnh quan môi trƣờng chƣa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch ngày càng cao. Nguồn nhân lực chƣa đƣợc đào tạo đáp ứng kịp thời, đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, cán bộ có trình độ đào tạo chuyên ngành du lịch còn rất thiếu, trong khi quá trình phát triển và hội nhập đòi hỏi một lực lƣợng lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao.

Nguồn ngân sách của tỉnh chƣa cân đối đƣợc thu - chi, phải dựa vào ngân sách Trung ƣơng cân đối và các nguồn hỗ trợ khác khoảng từ 40-50% hàng năm so với tổng chi ngân sách địa phƣơng.

Những khó khăn, thách thức trên phần nhiều thuộc nhân tố chủ quan, nếu khắc phục đƣợc thì du lịch Ninh Thuận với những tiềm năng và tiềm lực vốn có mới có thể vững mạnh và phát triển.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)