Cơ quan quản lý ngành

Một phần của tài liệu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 54)

2.1.3.1. Đặc điểm tình hình

Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch đƣợc thành lập theo Quyết định số 73/2008/QĐ- UBND ngày 21/3/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận trên cơ sở hợp nhất Sở Văn hóa Thông tin, Sở Thể dục Thể thao với tổ chức làm công tác du lịch của Sở Thƣơng mại du lịch; là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý Nhà nƣớc về Văn hoá, Thể dục, Thể thao, Du lịch và Gia đình ở địa phƣơng.

2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức

Về bộ máy tổ chức của Sở bao gồm 08 phòng chuyên môn và 10 đơn vị trực thuộc với 281 Cán bộ, công chức.

+ Giám đốc: Phan Quốc Anh là ngƣời đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trƣớc Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và trƣớc pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao hoặc ủy quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng, gây thiệt hại trong tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình; Giám đốc Sở chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của cơ quan theo chế độ thủ trƣởng. Tổ chức hoạt động của Sở đều tuân thủ quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của Sở.

+ Các Phó Giám đốc: Hồ Sỹ Sơn, Lê Minh Phong, Bùi Văn Lộc là ngƣời giúp Giám đốc Sở chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc Sở và trƣớc pháp luật về nhiệm vụ đƣợc phân công. Khi Giám đốc vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở đƣợc Giám đốc ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở.

b) Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ

1) Văn phòng Sở: Tham mƣu giúp Giám đốc Sở ban hành nội quy, quy chế làm việc; chƣơng trình, kế hoạch công tác của Sở và theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện; giúp Giám đốc Sở thống nhất điều hành, phối hợp hoạt động giữa các phòng, đơn vị trong ngành; thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, văn thƣ, lƣu trữ, quản trị, theo dõi tổng hợp, cải cách hành chính, công nghệ thông tin, hợp tác quốc tế, pháp chế.

2) Thanh tra Sở: Tham mƣu cho Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực Văn hoá, Thể thao, Du lịch và gia đình.

3) Phòng Tổ chức Cán bộ: Tham mƣu cho Giám đốc Sở về tổ chức bộ máy, biên chế, quản lý cán bộ công chức, viên chức, ngƣời lao động toàn ngành; xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng, nguồn nhân lực phục vụ phát triển sự nghiệp Văn hoá, Thể thao và Du lịch và gia đình.

4) Phòng Kế hoạch - Tài chính: Tham mƣu cho Giám đốc Sở về công tác quy hoạch, kế hoạch, tài chính đầu tƣ, chƣơng trình dự án, đề án trong lĩnh vực Văn hoá, Thể thao, Du lịch và gia đình. Hƣớng dẫn việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, dự án về Văn hóa, Thể thao, Du lịch và gia đình.

5) Phòng Nghiệp vụ Văn hoá: Tham mƣu, giúp Giám đốc Sở quản lý nhà nƣớc các hoạt động về nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, thƣ

viện, quảng cáo, Văn hoá quần chúng, văn hoá dân tộc, tuyên truyền cổ động và các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý.

6) Phòng Xây dựng nếp sống văn hoá và gia đình: Tham mƣu Giám đốc Sở giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nƣớc về Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở; hoạt động lễ hội; văn hóa dân tộc; di sản văn hóa và công tác gia đình.

7) Phòng Nghiệp vụ thể dục thể thao: Tham mƣu Giám đốc Sở giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực thể dục thể thao, gồm: Thể dục, thể thao cho mọi ngƣời, thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh.

8) Phòng Nghiệp vụ du lịch: Tham mƣu cho Giám đốc Sở quản lý Nhà nƣớc về các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.

c) Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở

1) Bảo tàng tỉnh: Tham mƣu Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh. Hƣớng dẫn tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa lễ hội truyền thống, tín ngƣỡng gắn với di tích, nhân vật lịch sử địa phƣơng.

2) Thƣ viện tỉnh: Xây dựng và phát triển vốn tài liệu phù hợp với đặc điểm tự nhiên - kinh tế - văn hóa của địa phƣơng và đối tƣợng phục vụ của thƣ viện. Thu thập, tàng trữ và bảo quản lâu dài các tài liệu đƣợc xuất bản tại địa phƣơng và viết về địa phƣơng.

3) Trung tâm Văn hoá tỉnh: Nghiên cứu, thể nghiệm các mẫu hình, phƣơng pháp và hình thức hoạt động văn hóa ở cơ sở; hƣớng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ đối với Trung tâm Văn hoá - Thể thao, các huyện, thành phố; phong trào văn nghệ quần chúng và công tác thông tin cổ động trong toàn tỉnh. Tổ chức hoạt động văn hoá thông tin tổng hợp phục vụ các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, tuyên truyền đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc, đáp ứng nhu cầu hƣởng thụ, giải trí và sáng tạo văn hoá nghệ thuật của nhân dân.

4) Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm: Nghiên cứu, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Chăm nói chung và ở Ninh Thuận nói riêng.

5) Đoàn Ca múa nhạc: Tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ nhu cầu thƣởng thức nghệ thuật trong nhân dân.

6) Đoàn Nghệ thuật dân gian Chăm: Biểu diễn loại hình nghệ thuật Chăm chuyên nghiệp, phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng, đáp ứng nhu cầu hƣởng thụ văn hóa nghệ thuật và giải trí của đồng bào dân tộc Chăm trong và ngoài tỉnh.

7) Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao: Đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao và thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự ủy quyền của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

8) Trung tâm Thông tin xúc tiến Du lịch: tham mƣu cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các hoạt động về thông tin, xúc tiến du lịch, thực hiện các hoạt động dịch vụ du lịch theo nhiệm vụ đƣợc giao. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch của Ninh Thuận đến với các tỉnh trong và ngoài nƣớc.

9) Trung tâm phát hành phim - chiếu bóng: Tổ chức các hoạt động chiếu phim, in nhân, phát hành phim, băng, đĩa hình, đĩa nhạc và các hoạt động điện ảnh khác phục vụ nhân dân trong tỉnh theo quy định.

10) Ban Quản lý dự án chuyên ngành: tham mƣu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý dự án đầu tƣ và các khu du lịch trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật.

Trong những năm qua, đƣợc sự quan tâm của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Ninh Thuận đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, góp phần tích cực vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, từng bƣớc xây dựng các thiết chế văn hóa cũng nhƣ đời sống văn hóa cơ sở. Công tác thông tin cổ động, tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị cũng đƣợc đẩy mạnh, đƣa lại hiệu quả cao.

Đối với lĩnh vực thể thao, phong trào thể dục thể thao quần chúng; Công tác giáo dục thể chất trong trƣờng học; Phong trào tập luyện thể dục thể thao trong cán bộ, công nhân viên chức - lao động, thanh niên, lực lƣợng vũ trang tiếp tục đƣợc duy trì và phát triển. Bên cạnh đó, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Thuận cũng chú trọng đến việc đầu tƣ phát triển thể thao thành tích cao, đặc biệt là các môn thể thao võ thuật.

Về lĩnh vực du lịch, công tác đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng du lịch, xúc tiến, quảng bá du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch đa dạng và phong phú luôn đƣợc lãnh đạo Sở quan tâm và coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành, nhằm thu

hút đông đảo du khách trong và ngoài nƣớc đến tham quan, đƣa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Trụ sở làm việc của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đặt tại Đƣờng 16/4, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa -Thể thao-Du lịch tỉnh Ninh Thuận

(Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ, Sở Văn hóa -Thể thao-Du lịch tỉnh Ninh Thuận)

BAN GIÁM ĐỐC Văn phòng Sở P. Tổ chức - Cán bộ P. Kế hoạch - Tài chính Thanh Tra Sở P.Nghiệp vụ du lịch P.Nghiệp vụ thể dục thể thao P.Xây dựng nếp sống văn hoá và gia đình P.Nghiệp vụ Văn hoá TT Nghiên cứu VH Chăm TT Văn hoá tỉnh Thƣ viện tỉnh Bảo tàng tỉnh TT Thông tin xúc tiến Du lịch TT Huấn luyện và Thi đấu TDTT Đoàn Nghệ thuật dân gianChăm Đoàn Ca múa nhạc Ban QL dự án chuyên ngành TT Phát hành phim- chiếu bóng

II. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở I. Khối Văn Phòng

2.2. Thị trƣờng nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận

2.2.1. Nguồn cung nhân lƣ̣c

Hiện nay, ngoài nguồn nhân lực đƣợc đào tạo trong tỉnh, Ninh Thuận còn tiếp nhận nguồn nhân lực từ các tỉnh khác nhƣ Khánh Hòa, Bình Thuận, Đà Lạt, Tp.Hồ Chí Minh. Chủ yếu là một số trƣờng tại thành phố Nha Trang nhƣ Trƣờng Cao đẳng Văn hoá, Nghệ thuật và Du lịch Khánh Hoà ; Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang ; Trƣờng Cao đẳng Nghề Nha Trang ....Tuy nhiên chất lƣợng đào tạo, đặc biệt về trình độ ngoại ngữ, kỹ năng xử lý tình huống và kiến thức về văn hóa, lịch sử, địa lý vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế. Chính vì vậy, tại các công ty lữ hành, doanh nghiệp du lịch của tỉnh hiện nay đều vấp phải khó khăn trong việc tìm kiếm nhân sự chất lƣợng cao, đƣợc đào tạo bài bản, có phong cách làm việc, giỏi kỹ năng ngoại ngữ và tự tin làm việc trong môi trƣờng quốc tế. Nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch khi ra trƣờng, đi làm đều phải trải qua lớp đào tạo ngắn hạn của các công ty, doanh nghiệp.

2.2.2. Nhu cầu nhân lực

Những năm gần đây các cơ sở đào tạo du lịch ngày càng tăng, nhƣng chỉ đáp ứng 60% nhu cầu. Tình trạng phổ biến là khi các doanh nghiệp thiếu lao động lành nghề nhƣng khi tuyển dụng sinh viên có chuyên môn vẫn phải đào tạo lại. Đặc biệt, nhân lực chất lƣợng cao (giám đốc, quản lý cao cấp, chuyên gia…) thì chƣa có trƣờng lớp đào tạo.

Bảng 2.5. Bảng thị trƣờng nhân lực

STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013

1 Số cơ sở kinh doanh dịch vụ 62 66 75 78 79 80 2 Lao động trực tiếp làm du

lịch 1.260 1.393 1.551 1.691 1.841 1.989

3 Số lao động gián tiếp làm

du lịch 5.549 6.248 6.935 7.523 7.946 8.346

Tổng nhu cầu lao động 6.809 7.641 8.486 9.214 9.787 10.303

Nguồn: Niên giám thống kê 2012 và Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Ninh Thuận.

2.3 Thực trạng chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận 2.3.1. Về chiến lƣợc quy hoạch, kế hoạch nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực 2.3.1. Về chiến lƣợc quy hoạch, kế hoạch nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận

Một là, chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận.

Đối với ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận, việc xây dựng chiến lƣợc phát triển ngành song song với việc xây dựng chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng phục vụ cho sự phát triển của ngành là một yêu cầu cấp thiết và đòi hỏi phải khách quan. Chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực sẽ đề ra những định hƣớng và mục tiêu phát triển, từ đó ngành du lịch Ninh Thuận có đƣợc nguồn nhân lực đáp ứng đƣợc cả về chất lƣợng và đủ về số lƣợng, giúp ngành phát triển bền vững và hiệu quả, tạo cơ sở quan trọng để thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch. Đồng thời tạo tiền đề cho việc khai thác có hiệu quả các lợi thế và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vào phát triển ngành du lịch. Tuy nhiên, công tác xây dựng chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho ngành du lịch tỉnh đang gặp phải những vấn đề chung trong chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực quốc gia, cụ thể nhƣ sau:

Các chiến lƣợc phát triển kinh tế và chiến lƣợc phát triển nhân lực không đi kèm với nhau. Hiểu một cách đơn giản rằng phát triển nguồn nhân lực là mỗi năm đào tạo ra bao nhiêu kỹ sƣ, bao nhiêu tiến sỹ, bao nhiêu cử nhân, bao nhiêu kỹ thuật viên…và phải phấn đấu bằng đƣợc mục tiêu đó mà không tính đến nhu cầu về chất lƣợng nguồn nhân lực của nền kinh tế đang ở mức nào. Nói cách khác, các cơ quan hoạch định chiến lƣợc kinh tế và các cơ quan hoạch định chiến lƣợc đang đi trên hai con đƣờng khác nhau chƣa thực sự có trùng hợp để cùng phát triển toàn diện.

Theo cơ cấu tổ chức của Chính phủ, chiến lƣợc phát triển kinh tế quốc gia đƣợc giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, ngoài ra các chiến lƣợc phát triển kinh tế của các ngành hẹp đƣợc Chính phủ phân cấp cho các Bộ, ngành quản lý và địa phƣơng. Ngoại trừ chiến lƣợc phát triển kinh tế quốc gia mang tính định hƣớng chung là có đề cập tới nguồn nhân lực, còn lại hầu hết các chiến lƣợc phát triển kinh tế của các Bộ, ngành, địa phƣơng đều chƣa thực sự đề cập một cách chi tiết, cụ thể, rõ ràng về vấn đề nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực để đạt đƣợc các mục tiêu đề ra. Các chiến lƣợc này thƣờng mới chỉ tập trung đến nguồn vốn, các giải pháp về vốn đƣợc trình

bày rất rõ ràng, mạch lạc trong khi đó các nhà hoạch định chiến lƣợc mặc nhiên coi đủ nguồn nhân lực để làm việc đó, hoặc các giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc đề cập rất mờ nhạt. Đây là một điều bất cập mà lâu nay trong công tác lập chiến lƣợc phát triển kinh tế chúng ta vẫn vấp phải nhƣng chƣa đƣợc điều chỉnh phù hợp. Trong khi một dự án quy mô nhỏ của một công ty phải tính toán đến số lƣợng, chất lƣợng lao động cần thiết, thì các chiến lƣợc có quy mô vốn rất lớn lại không chỉ rõ là cần bao nhiêu lao động ở trình độ nhƣ thế nào chất lƣợng ra sao để đạt đƣợc mục tiêu đề ra.

Hai là, về quy hoạch, kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận.

Những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Ninh Thuận đã chủ động xây dựng quy hoạch nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của tỉnh trong các thời kỳ và có các chƣơng trình kế hoạch nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cụ thể cho từng giai đoạn. Mặc dù chủ trƣơng của tỉnh rất rõ song các cơ quan tổ chức thực hiện vẫn chƣa tìm ra đƣợc tiếng nói chung, đáp số ngành nào vẫn là của ngành đó.

Trên cơ sở nắm vững chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn, yêu cầu nguồn nhân lực, từ thực trạng của lực lƣợng lao động hiện tại, tỉnh đã chủ động xây dựng quy hoạch, kế hoạch nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nhằm phục vụ các chiến lƣợc, quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong từng thời kỳ. Kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm, cũng nhƣ chiến lƣợc (chƣơng trình)

Một phần của tài liệu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)