- Công tác tuyển chọn nhân lực có ý nghĩa rất lớn, ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng lao động. Hoàn thiện công tác tuyển chọn đồng nghĩa với việc giảm bớt thời gian, tiết kiệm chi phí lao động. Để có đƣợc đội ngũ nhân lực với chất lƣợng cao thì ngay khâu đầu vào, các nhà tuyển dụng cần phải có sự lựa chọn đúng đắn theo nguyên tắc tìm ngƣời vì việc, sử dụng ngƣời đúng năng lực, tránh hiện tƣợng tuyển dụng sơ sài và sai nguyên tắc, dẫn đến phải mất chi phí đào tạo lớn mà hiệu quả công việc lại không cao. Đây là bƣớc đầu tiên để nâng cao chất lƣợng nhân lực, nói một cách cụ thể hơn đó chính là nghiệp vụ chuyên môn, khả năng giao tiếp, ngoại ngữ…
Hiện nay các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh khách sạn chỉ áp dụng phƣơng pháp phỏng vấn đối với ngƣời đƣợc tuyển chọn. Tuy ai cũng biết đƣợc ƣu việt của loại phỏng vấn này. Đó chính là sự đánh giá tổng thể khả năng của ngƣời phỏng vấn mà tốn ít thời gian và chi phí. Song ta chƣa thể đánh giá chính xác bởi nó còn bị chi phối bởi tính chủ quan của ngƣời phỏng vấn. Nên chăng, khách sạn nên có tiến hành trắc nghiệm (test) sau khi qua cuộc phỏng vấn sơ bộ.
Mục tiêu chủ yếu của trắc nghiệm là xác định các năng lực (hay hiệu quả có thể có) của cá nhân trong công việc và mức độ thoả mãn ngƣời ta chờ đợi ở anh ta nhƣ thế nào. Trắc nghiệm làm bộc lộ sự thích hợp của ngƣời lao động đối với công việc. Nhƣ vậy càng nhiều trắc nghiệm đƣợc thực hiện thì phòng quản trị nhân lực càng có thể
đánh giá đƣợc nhiều hơn, chính xác hơn về trình độ thành thạo, khả năng thực hiện công việc và nhân cách của cá nhân.
Việc tiến hành thêm phƣơng pháp trắc nghiệm sẽ giúp cho khách sạn có nguồn nhân lực tốt. Tuy mất thời gian và tốn kém hơn song nếu khách sạn tiến hành thì có nghĩa là họ đã giảm đƣợc chi phí đào tạo sau này và chất lƣợng phục vụ cũng sẽ đƣợc nâng cao.
Các Khách sạn có thể tham khảo quy trình phỏng vấn sau để đƣa vào áp dụng trong tuyển dụng nhân lực:
Hình 3.1. Quy trình phỏng vấn Phỏng vấn sơ bộ
Kiểm tra trắc nghiệm
Thử việc Phỏng vấn 2 (phỏng vấn chuyên môn) Trắc nghiệm trí thông minh Trắc nghiệm về kỹ năng kỹ xảo Trắc nghiệm về sự quan tâm Trắc nghiệm về nhân cách
Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp, công ty trên thế giới đã đầu tƣ trƣớc để tạo nguồn nhân lực trong tƣơng lai bằng cách hỗ trợ liên kết với các trung tâm đào tạo, tiến hành bảo trợ những học viên xuất sắc ngay khi còn đang học tại trƣờng (hoạt động này ở Việt Nam, các doanh nghiệp cũng bắt đầu quan tâm). Nhƣ vậy sau mỗi khoá học, doanh nghiệp lại bổ sung vào nguồn nhân lực của mình những thành viên ƣu tú mà không mất chi phí cho việc tuyển chọn. Thiết nghĩ đây cũng là một cách thức hay trong việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực mà các cơ sở, doanh nghiệp du lịch nên xem xét cân nhắc.
- Hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên.
Đào tạo lại đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hơn để chuẩn bị cho bƣớc phát triển mới của khách sạn, đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao trình độ ngoại ngữ cho nhân viên.
Đây là bƣớc tiếp theo của công tác tuyển chọn nhân lực nhằm nâng cao chất lƣợng lao động.
Hiện nay vấn đề này ở các cơ sở, doanh nghiệp du lịch vẫn chƣa đƣợc quan tâm, bởi họ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nhƣng không chuyên, vì vậy vẫn chƣa thực sự coi trọng vấn đề chuyên môn cũng nhƣ thái độ nhận thức về ngành nghề cho nhân viên. Để có thể tồn tại trong môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt nhƣ hiện nay thì buộc nhà quản lý cần phải đầu tƣ nhiều cho việc đào tạo, đào tạo lại một cách liên tục để ngày một nâng cao chất lƣợng nhân viên - là lợi thế trong cạnh tranh mà hầu hết các doanh nghiệp đều chú trọng.
Cách thức đào tạo có thể là đạo tạo tại chỗ, mời các chuyên gia đến giảng dạy, hoặc cho đi học hỏi ở các trƣờng chuyên nghiệp hay các chuyến đi thực tế tại những cơ sở khác nhau.
Để nâng cao trình độ ngoại ngữ: Cần khuyến khích nhân viên đi học thêm các lớp ngoại ngữ (sẽ đƣợc trợ cấp kinh phí), hoặc thƣờng xuyên tổ chức các lớp học ngay tại khách sạn và đƣa ra yêu cầu tối thiểu cho nhân viên, bắt buộc họ phải phấn đấu, phải tự trao dồi nâng cao trình độ, và tổ chức các kỳ kiểm tra cuối khóa để xem xét và đánh giá.
Để có thể đánh giá đúng chất lƣợng nhân viên của mình thì bắt buộc nhà quản lý phải thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát ngay trong thời gian làm việc, thỉnh thoảng phải tổ chức kiểm tra đột xuất không báo trƣớc để có kết quả chính xác về ý thức làm việc của nhân viên.
Mỗi quý trong năm khách sạn cần phải tổ chức các cuộc kiểm tra, đánh giá lại chất lƣợng lao động (chất lƣợng tay nghề của nhân viên, trình độ ngoại ngữ ... ) để nắm bắt đƣợc tình hình, thực trạng khả năng phục vụ khách. Đồng thời sẽ tổ chức những lớp học đào tạo lại cho toàn bộ nhân viên, kể cả tầng lớp quản lý. Mục đích là để củng cố kiến thức, chuyên môn, tay nghề và đặc biệt nắm bắt những sự thay đổi trong khách sạn. Điều này bắt buộc nhân viên phải thƣờng xuyên rèn luyện tu dƣỡng và phấn đấu trong công việc, tự hoàn thiện mình để mang lại hiệu quả làm việc cho bản thân và lợi ích cho khách sạn, đặc biệt mang lại dịch vụ hoàn hảo cho du khách, vì suy cho cùng "khách hàng" chính là lý do tồn tại của tổ chức.