Nâng cao đạo đức và tác phong làm việc ngƣời lao động trong ngành du lịch tỉnh

Một phần của tài liệu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 98)

tỉnh Ninh Thuận

Để có đƣợc nguồn nhân lực “vừa hồng vừa chuyên” nhƣ mong muốn và nhƣ lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời, công tác giáo dục và nâng cao đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ và ý thức tự tu dƣỡng, rèn luyện của cá nhân nguồn nhân lực có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, cụ thể là:

Thứ nhất, Đối với ngành du lịch Ninh Thuận, trải qua quá trình hình thành và phát triển nhất định, nhìn chung nguồn nhân lực ngành du lịch Ninh Thuận có phẩm chất đạo đức và lối sống lành mạnh, tận tình trách nhiệm phục vụ du khách, có ý thức

trong việc bảo tồn và phát triển giá trị văn hoá cổ truyền cùng sự phát triển chung của ngành du lịch Ninh Thuận.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn một bộ phận nguồn nhân lực thiếu rèn luyện tu dƣỡng, phẩm chất đạo đức và ý thức tổ chức kỷ luật kém, hạn chế về kỹ năng giao tiếp, thái độ và phong cách phục vụ chƣa chuẩn mực, thậm chí có các biểu hiện thiếu văn hóa gây bức xúc cho khách du lịch, làm suy giảm uy tín ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận.

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, thời gian tới trong chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực, ngành du lịch Ninh Thuận cần quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng không chỉ về chuyên môn nghiệp vụ, mà còn phải quan tâm thƣờng xuyên đến công tác giáo dục về chính trị tƣ tƣởng, phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm trƣớc nhiệm vụ đƣợc giao và niềm tự hào về du lịch tỉnh nhà. Có nhƣ vậy mới có đƣợc nguồn nhân lực “vừa hồng vừa chuyên”.

Những yêu cầu cần đạt đƣợc trong thời gian tới nhƣ sau:

- Trong chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực của ngành, nội dung giáo dục về chính trị tƣ tƣởng, phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm trƣớc nhiệm vụ và sự nghiệp phát triển ngành du lịch trở thành môn học chính. Đối với nguồn nhân lực mới vào ngành, ngoài việc đào tạo, bồi dƣỡng trang bị kiến thức cơ bản về kiến thức và nghiệp vụ du lịch, nhất thiết phải đƣợc bồi dƣỡng kiến thức về lịch sử và truyền thống của tỉnh Ninh Thuận cũng nhƣ sự trƣởng thành của ngành, những yêu cầu về phẩm chất đạo đức và ý thức trách nhiệm, phong cách phục vụ.

- Xây dựng và sửa đổi bổ sung quy tắc ứng xử của lao động trong ngành du lịch Ninh Thuận. Cần sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện, trên cơ sở đó sửa đổi bổ sung và hoàn thiện để đảm bảo có đƣợc quy tắc chuẩn mực trong ứng xử, phù hợp với thực tiễn và tính chất đặc thù về đối tƣợng phục vụ của ngành.

- Xử lý nghiêm những vi phạm về kỷ luật lao động theo đúng nội quy cơ quan, tổ chức và pháp luật của Nhà nƣớc. Có các hình thức kỷ luật nghiêm minh mang tính chất vừa thuyết phục vừa răn đe để các cá nhân thực hiện tốt các công việc trong hoạt động du lịch đó là những thái độ, tinh thần trách nhiệm đối với công việc cũng nhƣ đối với các du khách về thăm quan và thƣởng ngoạn phong cảnh và nghỉ ngơi tại các điểm du lịch Ninh Thuận.

- Thƣờng xuyên giáo dục tinh thần yêu nƣớc đối với nguồn nhân lực ngành du lịch để họ hoàn thiện mình, bởi lẽ lao động làm việc trong ngành du lịch đƣợc thể hiện nhƣ “ngƣời làm dâu trăm họ”, phải thể hiện đƣợc nét đẹp truyền thống dân tộc, sự thân thiện của ngƣời Ninh Thuận nói riêng và con ngƣời Việt Nam nói chung, là sự quảng bá nét đẹp phong cảnh trữ tình nơi đây và nét đẹp của con ngƣời Việt Nam thể hiện lòng yêu mến khách.

Thứ hai, Đối với cá nhân ngƣời lao động, để đứng vững và có cơ hội phát triển trong nghề đòi hỏi ngƣời lao động cần am hiểu luật pháp cũng nhƣ quyền và nghĩa vụ của mình. Chính mỗi ngƣời lao động cần phải có ý thức tự tu dƣỡng, rèn luyện về phẩm chất đạo đức, ý thức tuân thủ pháp luật, nỗ lực hoàn thiện mình trong việc chấp hành giờ giấc, tìm hiểu và chấp hành những quy định của ngành đề ra.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh ninh thuận (Trang 98)