trong ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận.
Cũng nhƣ đối với mọi ngành kinh tế khác, vấn đề con ngƣời, trình độ nghiệp vụ là những vấn đề quan trọng có tính then chốt đối với sự phát triển của ngành du lịch. Du lịch là một ngành kinh tế đòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp hơn đối với khách , đòi hỏi trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp của cán bộ , nhân viên trong ngành, đặc biệt là hƣớng dẫn viên , lễ tân ngƣời trực tiếp phục vụ du khách . Khi xu hƣớng du khách mong đợi ngày càng cao về chất lƣợng dịch vụ và mức độ tinh tế thì đòi hỏi nhân lƣ̣c phải có kỹ năng trau chuốt , chuyên nghiệp hơn, đƣợc đào tạo bài bản và thực hiện thao tác thành thục hơn . Chính vì vậy phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao và có tính chuyên nghiệp là một nhu cầu bƣ́c xúc.
Đối với Ninh Thuận, nguồn cung trên thị trƣờng nhân lƣ̣c du lịch đƣợc hình thành tƣ̀ các Trƣờng Cao đẳng Văn hoá , Nghệ thuật và Du lịch Khánh Hoà , Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch N ha Trang, Trƣờng Đại học Phan Thiết, Trƣờng Đại học Tôn Đức Thắng, Trƣờng Đại học Quốc tế Sài Gòn, Tp.Hồ Chí Minh.... Một số nhận định về nhu cầu kiến thƣ́c, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp du lịch cần ƣu tiên đào tạo nhƣ:
- Kiến thƣ́c về q uản lý phát triển , toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế , thị trƣờng và cạnh tranh; kiến thức, kỹ năng quản trị : quản trị thay đổi , quản trị dự án , quản trị rủi ro, quản trị chất lƣợng, quản trị nhân lực, quản trị tài chính.
- Kiến thƣ́c về phát triển sản phẩm du lịch , marketing; kỹ năng phát triển ý tƣởng , xúc tiến quảng bá ; kiến thƣ́c về các loại hình du lịch , đặc biệt các loại hình du lịch mới: MICE, du lịch khai thác giá trị văn hóa bản địa, du lịch xanh.
- Kiến thƣ́c về quản lý và phát triển điểm đến ; quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu, tuyến, điểm du lịch.
- Kiến thƣ́c về văn hóa , xã hội và môi trƣờng : văn hóa (bản địa, dân tộc, khu vƣ̣c, thế giới); di sản, lịch sử, tâm lý, xã hội, cộng đồng và hệ sinh thái.
- Kỹ năng chuyên sâu , đặc biệt kỹ năng xúc tiến bán hàng , kỹ năng giao tiếp , kỹ năng ƣ́ng dụng công nghệ cao , làm việc trong môi trƣờng kết nối toàn cầu ; ngôn ngƣ̃ các tiếng ƣu tiên nhƣ : tiếng Anh, Trung Quốc, Nhật, Hàn, Pháp, Đức, Nga (Nga đƣợc xác định là thị trƣờng ƣu tiên khai thác và là thị trƣờng chủ đạo của tỉnh Ninh Thuận).
- Kỹ năng ra quyết định , xƣ̉ lý tình huống, ứng phó với rủi ro , vƣợt lên thách thƣ́c, kỹ năng làm việc theo nhóm.
- Thái độ , phong cách văn minh , lịch thiệp , niềm nở , hiếu khách , nhiệt tình , tận tâm, yêu nghề, luôn ân cần gần gũi giúp đỡ nhƣng có khoảng cách với khách ; thái độ tƣ̣ tôn, tƣ̣ hào dân tộc trong đón tiếp phục vụ khách.
Ở Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng, trong những năm qua do yêu cầu cấp thiết của quá trình phát triển cũng nhƣ do những tồn tại của lề lối làm ăn thời bao cấp, chúng ta đã phải tạm thời chấp nhận một đội ngũ cán bộ nhân viên với trình độ chuyên môn nghiệp vụ chƣa tƣơng xứng với yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, hiện nay do yêu cầu phát triển ngành, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập ASEAN, du lịch Việt Nam đang vƣơn tới hội nhập với du lịch của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành cần phải đƣợc nâng lên để đạt đƣợc những chuẩn mực quy định của quốc gia và quốc tế. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu bức xúc trên, Ninh Thuận cần phải có một chƣơng trình đào tạo toàn diện với những kế hoạch cụ thể về đào tạo mới và đào tạo bổ túc, nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên hiện đang công tác trong ngành thuộc các khu vực Nhà nƣớc, liên doanh và tƣ nhân. Những nội dung chính của một Chƣơng trình đào tạo nhƣ trên bao gồm:
- Tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ nhân viên và lao động hiện đang công tác và tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trong phạm vi toàn tỉnh. Kết quả điều tra sẽ cho phép đƣa ra một kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp trình độ chuyên ngành (bao gồm cả đào tạo lại và đào tạo mới) đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển hiện nay của địa phƣơng Ninh Thuận.
- Tiến hành thực hiện chƣơng trình đào tạo lại (đào tạo bổ túc, tại chức, đào tạo ngắn hạn, dài hạn, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tập huấn thƣờng xuyên cho những ngƣời làm du lịch) lao động trong ngành du lịch ở các cấp trình độ khác nhau, chuyên ngành khác nhau. Các lớp đào tạo ngắn hạn theo chƣơng trình trên sẽ đƣợc tổ chức định kỳ phục vụ mọi đối tƣợng doanh nghiệp du lịch ở địa phƣơng. Tỉnh Ninh Thuận mời các giảng viên có kinh nghiệm trong ngành và các chuyên gia từ các trƣờng chuyên ngành du lịch. Trong trƣờng hợp đặc biệt có thể mời chuyên gia ở một số nƣớc có ngành công nghiệp du lịch phát triển trong khu vực nhƣ Singapore, Thailand, Malaysia.
- Tăng cƣờng hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác, khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các điạ phƣơng trong nƣớc và ở các nƣớc có ngành du lịch phát triển.
- Thông qua Chƣơng trình hành động quốc gia về du lịch giúp Ninh Thuận xây dựng và xúc tiến một chƣơng trình đặc biệt nhằm nâng cao hiểu biết về du lịch, về cách ứng xử đối với khách du lịch cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.
Đây là một chƣơng trình cần thiết để nâng cao dân trí về du lịch. Việc thực hiện chƣơng trình này cần đƣợc sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Quản lý dự án chuyên ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận, sự ủng hộ và hợp tác của các ban, ngành có liên quan ở Trung ƣơng và địa phƣơng.
- Kiện toàn hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch: Hệ thống đào tạo hiện nay không thể đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển ngành du lịch. Do vậy, Nhà nƣớc cần xem xét tổ chức và tổ chức lại hệ thống đào tạo dạy nghề ở các cấp bậc cho phù hợp nhƣ: Khuyến khích thành lập các cơ sở đào tạo ngoài công lập (chủ yếu là tƣ thục, đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng, huấn luyện tại doanh nghiệp) ở Ninh Thuận . Đào tạo sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học về du lịch. Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Đổi mới giáo trình đào tạo, chƣơng trình, nội dung và phƣơng pháp đào tạo theo chuẩn hoá quốc gia về tiêu chuẩn kỹ năng nghề cho ngành du lịch. Gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo gắn liền với nghiên cứu thực tế để nâng cao chất lƣợng giảng dạy và trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy.
- Gắn cơ sở đào tạo nguồn nhân lực về lĩnh vực du lịch với các điểm du lịch tại tỉnh Ninh Thuận, có sự quan tâm nhiều hơn và có sự tham vấn đầy đủ thƣờng xuyên
hơn của các cơ sở tuyển dụng; đảm bảo đào tạo gắn với nhu cầu nhằm tránh việc đào