Nhận xét, đánh giá tác phẩm thơ trữ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ Văn trung học cơ sở.

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trữ tình khi dạy học thơ trữ tình hiện đại việt nam ở trường trung học cơ sở (Trang 55)

24 Nói với con

1.5.2. Nhận xét, đánh giá tác phẩm thơ trữ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ Văn trung học cơ sở.

chương trình Ngữ Văn trung học cơ sở.

* Về số lượng:

Tác phẩm thơ trữ tình hiện đại Việt Nam được đưa vào chương trình Ngữ Văn trung học cơ sở có số lượng là 24 và được phân bố ở tất cả các khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9. Số lượng các văn bản được tăng dần theo khối lớp phù hợp với yêu cầu của chương trình (thiết kế theo vòng đồng tâm phát triển, trên trục thể loại) và khả năng tiếp nhận của học sinh. Học sinh lớp lớn (8,9) với năng lực thẩm văn tốt hơn, các tác phẩm thơ trữ tình đưa vào cũng nhiều hơn với những yêu cầu cao hơn. Hầu hết, đây là những bài thơ có giá trị về cả nội dung lẫn nghệ thuật, có giá trị giáo dục và giáo dưỡng cao.

* Về giá trị nội dung:

Nội dung các tác phẩm thơ trữ tình hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ Văn trung học cơ sở đã tái hiện được cuộc sống đất nước và hình ảnh con người Việt Nam trong suốt một thời kỳ lịch sử từ 1930 đến nay qua nhiều giai đoạn. Điều chủ yếu mà các tác phẩm đã thể hiện là tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của người Việt Nam trong suốt cả một thời kỳ lịch sử có nhiều biến động thăng trầm, nhiều đổi thay sâu sắc. Đặc biệt, nó tái hiện đất nước, con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến với nhiều gian khổ, hy sinh nhưng anh hùng; công cuộc xây dựng đất nước, tình yêu quê hương đất nước, tình đồng chí trong kháng chiến, lòng kính yêu lãnh tụ, những tình cảm gắn bó bền chặt của con người như tình mẹ con, bà cháu … Các tác phẩm đã tạo dựng cho các em niềm tin yêu sâu sắc vào con người, đất nước, dân tộc, vào những giá trị trong cuộc sống này.

* Về giá trị nghệ thuật:

Nhìn chung, các tác phẩm thơ trữ tình hiện đại Việt Nam trong chương trình phong phú về thể thơ, đa dạng về phong cách tác giả. Có thể thấy sự có mặt hầu hết của các thể thơ như: bốn chữ, năm chữ, bảy tiếng, tám tiếng, lục bát, tứ tuyệt và tự do. Có sự xuất hiện của những phong cách nghệ thuật lớn. Đó là phong cách Hồ Chí Minh; phong cách thơ lãng mạn nổi tiếng, mang dấu ấn riêng của phong trào thơ Mới như: Thế Lữ, Tế Hanh; phong cách đậm màu sắc thời đại: Tố Hữu; thậm chí có phong cách thơ đậm đà mằu sắc dân tộc như Y Phương. Tất cả tạo nên sự đa dạng, phong phú cho hình thức thơ.

* Về giá trị nhận thức:

Các tác phẩm thơ trữ tình hiện đại Việt Nam nêu trên đều gần gũi với tâm hồn tình cảm của học sinh. Nội dung các tác phẩm trong chương trình lớp 6, 7 là những dòng tình cảm chân thành, tạo dựng trong tâm hồn học sinh tình yêu, niềm tin vào con người. Các tác phẩm lớp 8, 9 lại gợi cho học sinh ấn tượng tự hào về thế hệ cha anh, tình yêu rộng lớn với dân tộc, đất nước, con người Việt Nam.

Nhìn chung, những bài thơ trữ tình hiện đại Việt Nam trong chương trình phong phú về thể thơ, đa dạng về phong cách. Nội dung cảm xúc đều gần gũi với tâm hồn tình cảm của học sinh. Hầu hết các tác phẩm đều có giá trị thẩm mỹ cao nên để bạn đọc học sinh tiếp nhận một cách sâu sắc giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đọc ra mạch cảm xúc trữ tình, thông điệp nghệ thuật mà các nhà thơ gửi gắm trong đó cũng không hề đơn giản.

Chương 2

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trữ tình khi dạy học thơ trữ tình hiện đại việt nam ở trường trung học cơ sở (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w