Đánh giá việc dạy học thực nghiệm thơ trữ tình hiện đại Việt Nam theo hướng tổ chức cho học sinh phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trữ tình khi dạy học thơ trữ tình hiện đại việt nam ở trường trung học cơ sở (Trang 139)

- Sang thu là bài thơ thể hiện những cảm

3.7.3.Đánh giá việc dạy học thực nghiệm thơ trữ tình hiện đại Việt Nam theo hướng tổ chức cho học sinh phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm

theo hướng tổ chức cho học sinh phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trữ tình.

Từ kết quả đánh giá giờ dạy học thực nghiệm cũng như kết quả kiểm tra học sinh các lớp thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi nhận thấy việc dạy học thơ trữ tình hiện đại Việt Nam theo huớng tổ chức cho học sinh phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trữ tình mà luận văn đã đưa ra là hoàn toàn có tính khả thi.

Các giờ dạy học thực nghiệm đã tạo được không khí học tập sôi nổi, hào hứng cho các em. Học sinh đã khá chủ động, tích cực. Hầu hết các em đều xác định được nhân vật trữ tình cũng như tình huống làm nảy sinh cảm xúc trữ tình trong bài thơ, phát hiện, cảm nhận được những điểm sáng thẩm mỹ góp phần biểu đạt tư tưởng tình cảm trong tác phẩm và chủ động bày tỏ những cảm nhận đó của mình.

Qua sự tổ chức, dẫn dắt, định hướng của giáo viên với các biện pháp phù hợp, học sinh đã bước đầu biết phân tích, cắt nghĩa các phương diện hình thức nghệ thuật để từ đó lý giải cảm xúc thơ. Học sinh cũng thấy được cảm xúc trữ tình trong thơ có sự vận động và đó là sự vận động lôgic chứ không hề tĩnh tại hay là những mảnh cảm xúc rời rạc. So với phát hiện và cảm nhận thì phân tích, lý giải mạch cảm xúc là mức độ khó hơn song với cách nêu vấn đề, gợi mở của giáo viên cùng những lời giảng bình sâu sắc đã thực sự lôi cuốn, kích thích các em khám phá chiều sâu cảm xúc của tác phẩm. Các em không chỉ khám phá ra mạch cảm xúc trong thơ mà còn có được phương pháp, cách thức tìm ra mạch cảm xúc ấy. Thế mới biết, trong dạy học chỉ ra cho học sinh kết quả chưa quan trọng bằng việc chỉ ra cho học sinh làm thế nào để có được kết quả ấy. Phương huớng dạy học thơ trữ tình như đã nêu trên đã phần nào thực hiện được điều đó.

Thơ trữ tình đặc biệt là thơ trữ tình hiện đại là một địa hạt hay, hấp dẫn nhưng cũng rất kén bạn đọc. Đó là một thế giới lấp lánh cảm xúc, là sự lung linh giữa những cái khả giải và bất khả giải. Do vậy mà không ít người cho rằng cảm thụ, phân tích, bình giá thơ trữ tình là biểu hiện của năng khiếu văn chương. Song nhìn vào kết quả thực nghiệm, chúng ta thấy năng lực cảm thụ thơ trữ tình không phải là không bồi dưỡng được. Chỉ có điều nó phải được chú trọng, quan tâm, rèn luyện kiên trì theo một định hướng khoa học nhất định. Nó cũng còn phụ thuộc vào tài năng và nhiệt huyết của người giáo viên Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông.

Nói như vậy để thấy rằng đánh giá kết quả một giờ dạy học văn cũng như thẩm định hiệu quả thực tiễn bởi phương pháp sư phạm đang được vận dụng thực nghiệm không phải là chuyện đơn giản, một sớm, một chiều và cũng không phải chỉ dựa trên các con số có tính chất định lượng trên kia. Các nhìn nhận đánh giá còn phải dựa trên quan điểm dạy học đồng bộ và những tri thức phương pháp luận của lý thuyết dạy học hiện đại đồng thời chú trọng đến vai trò của người học trong quá trình giáo dục và đào tạo nói chung.

KẾT LUẬN

Thơ trữ tình đặc biệt là thơ trữ tình hiện đại Việt Nam có những đặc trưng thi pháp riêng. Đó là một thế giới cảm xúc phong phú với những phương diện hình thức nghệ thuật đặc thù. Do vậy, nó đòi hỏi phải có cách tiếp cận đặc trưng

ngoài những thao tác tiếp cận tác phẩm văn chương nói chung. Tiếp nhận thơ trữ tình hiện đại Việt Nam đòi hỏi phải đọc ra và bám sát mạch cảm xúc trữ tình từ chính những phương diện hình thức nghệ thuật trong tác phẩm. Nhờ phương diện hình thức nghệ thuật mà ta khám phá được mạch cảm xúc trữ tình. Và ngược lại, chính nhờ mạch cảm xúc trữ tình ta lại có thể lý giải, sâu chuỗi được các yếu tố nghệ thuật của tác phẩm trong tính lôgic, chỉnh thể của nó.

Dạy học thơ trữ tình nói chung và thơ trữ tình hiện đại Việt Nam trong nhà trường chính là hướng dẫn học sinh khai thác và tiếp nhận mạch cảm xúc, tư tưởng, tình cảm mà tác giả thơ gửi gắm trong tác phẩm. Đề tài luận văn đã nghiêm túc tìm tòi, nghiên cứu để triển khai việc dạy học thơ trữ tình hiện đại Việt Nam trong nhà trường trung học cơ sở theo hướng trên. Mục đích của đề tài là nhằm tìm ra các biện pháp hướng dẫn học sinh phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trữ tình trong thơ trữ tình hiện đại Việt Nam. Qua đó, hình thành, bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ trữ tình hiện đại nói riêng, năng lực cảm thụ văn học nói chung cho học sinh trung học cơ sở.

Hướng dẫn học sinh phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trữ tình trong thơ phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng giữa nội dung cảm xúc và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Các phương diện hình thức nghệ thuật như: kết cấu, bố cục, ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, giọng điệu thậm chí là cả nhan đề bài thơ cũng cần hướng cho học sinh lưu ý và khai thác triệt để trong việc biểu đạt cảm xúc thơ. Nếu không, mọi sự phân tích, cảm nhận mạch cảm xúc trong thơ sẽ chỉ là những nhận định võ đoán, thiếu căn cứ.

Các biện pháp hướng dẫn học sinh phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trữ tình trong thơ trữ tình hiện đại Việt Nam không chỉ xuất phát, phù hợp với đặc trưng thể loại, giai đoạn, phạm trù văn học mà còn phải đảm bảo mục tiêu, nguyên tắc của đổi mới phương pháp dạy học Văn theo hai hướng tích cực và tích hợp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, tính hệ thống của học sinh trong quá trình khám phá và chiếm lĩnh cảm xúc thơ.

Hướng dẫn học sinh phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trữ tình trong thơ trữ tình hiện đại Việt Nam đòi hỏi sự huy động và vận dụng đồng bộ các biện pháp. Tránh cô lập, tuyệt đối hoá hay độc tôn bất kỳ một biện pháp nào. Ở bước tiếp cận tác phẩm, cần hướng dẫn học sinh đọc để xác định nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình cũng như tình huống sự kiện làm nảy sinh tình cảm, cảm

xúc của nhân vật; đọc để phát hiện những chi tiết, hình ảnh, những dấu hiệu hình thức nghệ thuật có “vấn đề”, có khả năng mang chở và dồn nén cảm xúc thơ. Để hướng dẫn học sinh cảm nhận mạch cảm xúc trữ tình có thể vận dụng các biện pháp: đọc diễn cảm tác phẩm, chuyển thể văn bản thơ thành văn bản văn xuôi nghệ thuật, sử dụng hệ thống câu hỏi gợi cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng. Với hoạt động phân tích, cắt nghĩa, lý giải mạch cảm xúc, có thể vận dụng các biện pháp: đàm thoại - gợi mở, giảng bình, đối chiếu – so sánh v.v… Tuy nhiên, rất cần có sự linh hoạt, sáng tạo trong việc lựa chọn và vận dụng các biện pháp nêu trên. Tuỳ vào từng tác phẩm, khả năng tiếp nhận của học sinh, bầu không khí trong lớp học cũng như tài năng và bản lĩnh của giáo viên mà có những sự lựa chọn, phối hợp hợp lý. Điều quan trọng là sử dụng biện pháp nào, giáo viên phải thực sự hiểu thấu đáo biện pháp đó với cả những ưu thế và hạn chế của nó. Nếu không, mọi nỗ lực cố gắng sẽ trở thành phản tác dụng.

Cũng như việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà trường, việc hướng dẫn học sinh phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trữ tình trong dạy học thơ trữ tình hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ Văn trung học cơ sở không phải là công việc ngày một, ngày hai đã thu được kết quả như mong muốn. Nó đòi hỏi sự đóng góp liên tục, lâu dài của nhiều thế hệ các nhà khoa học, các nhà giáo tâm huyết cũng như những nỗ lực cố gắng của bản thân người học. Chúng tôi cũng đã rất cố gắng và nghiêm túc trong quá trình thực hiện đề tài song do hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như trình độ chuyên môn nên đề tài không khỏi có những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các nhà nghiên cứu, các nhà giáo tâm huyết để những định hướng của đề tài thực sự có hiệu quả thiết thực trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường trung học cơ sở hiện nay.

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trữ tình khi dạy học thơ trữ tình hiện đại việt nam ở trường trung học cơ sở (Trang 139)