Phát hiện nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình hay là người mang cảm xúc trong thơ.

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trữ tình khi dạy học thơ trữ tình hiện đại việt nam ở trường trung học cơ sở (Trang 74)

24 Nói với con

2.3.1.1.Phát hiện nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình hay là người mang cảm xúc trong thơ.

trữ tình cũng không nằm ngoài các thao tác tiếp nhận nêu trên. Nó cũng bao gồm các hoạt động phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trong thơ. Xét theo cơ chế tiếp nhận tác phẩm văn chương thì phát hiện và cảm nhận mạch cảm xúc thuộc hoạt động tiếp cận tác phẩm, bước đầu tiếp xúc và có những ấn tượng chung nhất, khái quát nhất về tác phẩm. Giữa phát hiện và cảm nhận có ranh giới hoàn toàn không rạch ròi. Trong phát hiện đã có cảm nhận và trong cảm nhận lại có phát hiện. Xếp cảm nhận là thao tác đứng sau phát hiện nhưng trong thực tế, bạn đọc bằng trực cảm, cảm nhận bài thơ, đoạn thơ, câu thơ, từ ngữ, chi tiết hình ảnh có vấn đề từ đó mới phát hiện ra được mạch cảm xúc cũng như phương tiện biểu đạt cảm xúc trong thơ. Do đó, phân tách phát hiện và cảm nhận chỉ là để cho vấn đề trình bày được rõ ràng. Thực ra, cần phải hiểu giữa chúng có sự giao thoa lẫn nhau, bổ sung cho nhau giúp cho sự tiếp nhận thơ trữ tình nhanh nhất và hợp lý nhất. Những phát hiện và cảm nhận mang đầy trực cảm ban đầu ấy còn cần có sự kiểm nghiệm, lý giải qua thao tác phân tích, cắt nghĩa và bình giá. Qua sự phân tích, cắt nghĩa, bình giá thì những phát hiện ban đầu sẽ được khẳng định cũng như những cảm nhận của bạn đọc sẽ trở nên sâu hơn, không đơn thuần mang tính trực cảm nữa mà đã có sự lý giải sâu sắc bằng logic nghệ thuật.

Như trên đã nói, tiếp nhận tác phẩm văn chương và thơ trữ tình nói riêng là một hoạt động tinh thần, là quá trình chuyển hoá vào bên trong của chủ thể bạn đọc học sinh. Các biện pháp đưa ra nhằm hướng dẫn học sinh phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trữ tình khi dạy học thơ trữ tình hiện đại Việt Nam cho học sinh trung học cơ sở là cách “ vật chất hoá” hoạt động cảm thụ thơ trữ tình cho các em, giúp các em tìm được con đường tiếp cận và tiếp nhận thơ trữ tình hợp lý và hiệu quả.

2.3.1. Biện pháp phát hiện mạch cảm xúc trữ tình trong thơ.

2.3.1.1. Phát hiện nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình hay là người mang cảm xúc trong thơ. cảm xúc trong thơ.

Đây được coi là yêu cầu đầu tiên trong quá trình tiếp nhận mạch cảm xúc trong thơ trữ tình nhưng lâu nay lại thường bị giáo viên bỏ qua. Để các em phát

hiện và xác định nhân vật trữ tình trong thơ, cần yêu cầu các em đọc toàn bộ tác phẩm xem nhân vật mang cảm xúc hay là người trữ tình bộc lộ cảm xúc trong bài thơ là ai? Nhân vật ấy, người ấy có trùng khớp với nhà thơ, tác giả hay chỉ là nhân vật do tác giả đồng cảm và nhập vai.

Muốn vậy, học sinh phải có những kiến thức hiểu biết nhất định về tác giả. Đó là những hiểu biết nhất định về cuộc đời, tiểu sử, hành trạng cũng như cá tính sáng tạo của nhà thơ. Cũng sẽ là một căn cứ thiếu chính xác nếu tiếp nhận cảm xúc trữ tình trong thơ mà không cần, không hề biết tới người đã sản sinh ra bài thơ ấy.

Dạy học bài thơ “Khi con tu hú” - Tố Hữu, học sinh cần có những hiểu biết nhất định về nhà thơ Tố Hữu. Đây là nhà thơ mà con đường thơ và con đường cách mạng hoà quyện gắn bó là một. Tố Hữu sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng. Ông vào Đảng từ năm 17 tuổi. Năm 19 tuổi (1939), khi nhà thơ đang say sưa hoạt động cách mạng ở thành phố Huế thì bị thực dân pháp bắt giam và chuyển qua nhiều nhà lao. “ Khi con tu hú” được sáng tác trong thời điểm này. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là “ta”, là người tù bị bắt giam trong xà lim. Và nhân vật trữ tình ấy không ai khác chính là nhà thơ, người cộng sản trẻ tuổi Tố Hữu.

Với bài “Nhớ rừng” của Thế Lữ, học sinh cần xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ là con hổ bị nhốt trong vườn bách thú. Đây là dạng nhân vật trữ tình nhập vai. Không chỉ dừng lại ở nhân vật trữ tình, với bài thơ này, cần giúp các em xác định chủ thể trữ tình trong thơ bằng cách gợi mở: Liệu bài thơ này có đơn thuần chỉ là lời, là tâm trạng của con hổ hay còn truyền tải một tâm trạng, cảm xúc nào khác của nhà thơ? Để trả lời được câu hỏi này các em cần có những hiểu biết nhất định về nhà thơ Thế Lữ cũng như tâm trạng của tầng lớp thanh niên trí thức đương thời để đi đến phát hiện và nhận định: Mượn làm con hổ, nhà thơ muốn gửi gắm tâm sự u uất, ngột ngạt khi phải sống cuộc sống tầm thường, tù túng cũng như khát vọng được vươn tới những cái phi thường, cao cả, khát vọng của cái “tôi” đòi giải phóng của tầng lớp thanh niên trí thức đương thời. Sâu xa hơn, đó còn là tâm trạng u uất và khát vọng tự do của tất cả những người dân Việt Nam yêu nước nhưng mất nước lúc bấy giờ.

Trong bài thơ “Tiếng gà trưa” - Xuân Quỳnh, nhân vật trữ tình là người cháu đang trên đường hành quân ra mặt trận. Vấn đề là người cháu ở đây là nhà thơ Xuân Quỳnh hay chỉ là nhân vật trữ tình, là người lính đang trên đường hành

quân do tác giả đồng cảm nhập vai. Có không ít giáo viên cho rằng đây là dạng thức nhân vật nhập vai và định hướng cho học sinh nhân vật cháu trong bài thơ là một anh bộ đội. Đa phần thi gọi chung chung là người lính. Nhưng xem xét kỹ hơn, hoàn toàn có thể thấy nhân vật trữ tình “cháu” trong bài thơ chính là nhà thơ Xuân Quỳnh. Nhận định trên có thể lý giải bằng yếu tố trong cuộc đời Xuân Quỳnh và một số chi tiết trong bài thơ. Như ta đã biết Xuân Quỳnh mồ côi mẹ và phải sống xa cha từ nhỏ. Tuổi thơ của thi sỹ lớn lên trong tình yêu thương đùm bọc, chăm chút của bà. Do vậy những kỷ niệm về tuổi thơ gắn liền với bà luôn sâu đậm trong ký ức nhà thơ. Bài thơ “Tiếng gà trưa” lại được sáng tác trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Thời kỳ này Xuân Quỳnh cũng đã từng khoác ba lô vào chiến trường để sống và viết. Do vậy mà người lính trong bài thơ có thể là chính Xuân Quỳnh lắm chứ. Rồi một số chi tiết trong bài thơ như người cháu lo lắng sợ bị lang mặt hay niềm vui hớn hở khi được quần áo mới phù hợp với tâm trạng của một cô bé hơn là một cậu bé. Từ những lý do trên, giáo viên có thể định hướng học sinh tiếp nhận “Tiếng gà trưa” theo hướng cảm xúc trong thơ chính là những cảm xúc chân thành được khơi gợi từ chính những điều bình dị trong cuộc đời và ký ức của nhà thơ.

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trữ tình khi dạy học thơ trữ tình hiện đại việt nam ở trường trung học cơ sở (Trang 74)