Biện pháp phân tích, cắt nghĩa mạch cảm xúc trữ tình trong thơ.

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trữ tình khi dạy học thơ trữ tình hiện đại việt nam ở trường trung học cơ sở (Trang 91)

24 Nói với con

2.3.3. Biện pháp phân tích, cắt nghĩa mạch cảm xúc trữ tình trong thơ.

Việc tiếp nhận mạch cảm xúc trữ tình trong thơ không chỉ khơi khơi bên ngoài với những ấn tượng dễ dàng thu nhận được, mà phải thông qua phân tích, cắt nghĩa và bình giá, để đào sâu, khám phá những ấn tượng mới mẻ, thâm nhập và chiếm lĩnh cảm xúc trong thơ. Cũng chính qua con đường phân tích cắt nghĩa mà khi cảm nhận mạch cảm xúc trong thơ, bạn đọc không bị lây nhiễm, áp đặt một cách bị động bởi ấn tượng của những người đi trước.

Đây là mức độ tiếp nhận mà học sinh phải huy động vốn hiểu biết, tri thức, kinh nghiệm, năng lực văn học, khả năng liên tưởng, so sánh đối chiếu để làm sáng tỏ mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ, lý giải được cơ sở cũng như sự vận động của mạch cảm xúc ấy. Qua đó đánh giá cảm xúc thơ, tư tưởng nghệ thuật của nhà thơ và có những xúc cảm, nhận thức nhất định cho bản thân mình.

Phân tích là nhiệm vụ cơ bản và là yêu cầu chủ yếu đối với mỗi giờ dạy học tác phẩm văn chương. Bởi lẽ, tác phẩm văn chương không phản ánh một cách máy móc, giản đơn mà là sự khái quát hóa đời sống thông qua những hình tượng nghệ thuật hư cấu, điển hình hóa. Do vậy, muốn tiếp nhận được tác phẩm cần phải có các thao tác giải mã cần thiết.

Theo GS. Nguyễn Hùng thì phân tích tác phẩm văn chương là hoạt động chia nhỏ đối tượng để có cái nhìn cụ thể những yếu tố làm nên chỉnh thể sâu hơn. Đó là sự mổ xẻ chỉnh thể tác phẩm để khi ghép hợp lại những yếu tố đã phân tích theo cách hoàn toàn khác thường sẽ phát hiện ra những khía cạnh bất ngờ của chỉnh thể tác phẩm. Đây là biện pháp khá quen thuộc trong dạy học tác phẩm văn chương, có rất nhiều cách quan niệm khác nhau nhưng tựu chung lại có thể hiểu phân tích là biện pháp chia nhỏ đối tượng ra để khám phá, khai thác những giá trị của chúng rồi đặt chúng trong một chỉnh thể tác phẩm để hiểu tác phẩm.

Cùng với phân tích là hoạt động cắt nghĩa tác phẩm nhằm lý giải lý do tồn tại trong giá trị nghệ thuật của đối tượng phân tích, xác định tính chinh xác của nội dung phân tích. Và bình giá, đánh giá là hoạt động hoàn tất cơ chế tiếp nhận, lĩnh hội tác phẩm văn chương.

Phân tích, cắt nghĩa, bình giá mạch cảm xúc trong thơ cũng có nghĩa là phân tích, cắt nghĩa, bình giá các chi tiết, tình tiết, hình ảnh, từ ngữ, vần, nhịp, giọng điệu của bài thơ trong việc biểu đạt cảm xúc của nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình. Cần phải phân tích chúng trong sự vận động của mạch cảm xúc.

Khi phân tích, cắt nghĩa, bình giá các yếu tố nghệ thuật biểu đạt cảm xúc thơ, cần lưu ý một số điểm như sau:

Thứ nhất, tác phẩm văn chương là một cấu trúc chỉnh thể toàn vẹn, mạch cảm xúc trữ tình trong thơ vận động, phát triển có sự thống nhất lôgic, biện chứng. Do vậy không nên phân tích tách biệt các yếu tố nghệ thuật ra khỏi cấu trúc chỉnh thể. Phải đặt chúng trong tính hệ thống của tác phẩm, phục vụ cho mục đích biểu đạt cảm xúc trữ tình, tư tưởng nghệ thuật của bài thơ.

Thứ hai, không nên phân tích tất cả các yếu tố có mặt trong tác phẩm một cách dàn đều mà phải chú ý đến những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đắt giá, có tác dụng biểu đạt cảm xúc mãnh liệt cũng như chứa đựng tư tưởng nghệ thuật của bài thơ. Đó là những điểm sáng thẩm mỹ giàu tính biểu tượng, có sức khái quát trữ tình cao. Điểm sáng thẩm mỹ trong bài thơ có thể nằm ở nhan đề, từ ngữ, hình ảnh, chi tiết, nhịp thơ, giọng điệu thơ v.v.. Cũng nên chú ý tới những chỗ trái với quy luật thông thường, những chỗ lạc ra khỏi hệ thống hay những chỗ có biến động về hình ảnh, ngôn ngữ và nhịp điệu.

Thứ ba, muốn cho hoạt động phân tích tác phẩm văn chương trở thành cách tiếp cận bề sâu hình tượng trong cấu trúc nghệ thuật thì không thể vận dụng kiểu phân tích máy móc, khuôn mẫu, dàn đều những gì đã được thừa nhận mà còn phải tìm tòi, phát hiện những gì được người đọc rung cảm, những gì là điểm nhấn nghệ thuật.

Thứ tư, tác phẩm văn chương có tính mơ hồ, có sự tồn tại của cái vô hình và cái hữu hình, giữa thực và mộng, giữa cái khả giải và cái bất khả giải. Điều đó làm nên cái lung linh kỳ ảo của tác phẩm văn chương, khiến tác phẩm văn chương trở nên hấp dẫn nhưng cũng khó nắm bắt một cách chính xác. Vì vậy, khi phân tích, cắt nghĩa, bình luận cảm xúc trong thơ bao giờ ta cũng phải dựa trên lôgic

nghệ thuật chứ không dựa trên lôgic đời sống. Tuyệt đối không nên chỉ ra tường tận, rõ ràng cụ thể vì điều đó sẽ làm mất đi cái lung linh huyền ảo vốn có của tác phẩm văn chương

Thứ năm, khi hướng dẫn học sinh phân tích, cắt nghĩa mạch cảm xúc trong thơ không nên vội đưa học sinh đi đến những kết luận mà phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu những biểu hiện của mạch cảm xúc dựa trên những gì giáo viên đã định hướng và gợi mở. Từ đó, các em tự đi dến những kết luận sau khi đã phân tích và tìm hiểu tác phẩm.

Dưới dây là một số những biện pháp nhằm hướng dẫn học sinh phân tích mạch cảm xúc trữ tình trong thơ:

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trữ tình khi dạy học thơ trữ tình hiện đại việt nam ở trường trung học cơ sở (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w