Nghệ thuật

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trữ tình khi dạy học thơ trữ tình hiện đại việt nam ở trường trung học cơ sở (Trang 120)

II. Đọ c– hiểu bài thơ.

2.Nghệ thuật

- Giọng điệu thơ sâu lắng tha thiết.

- Cách diễn đạt tình cảm tự nhiên, sử dụng những hình ảnh chân thực bình dị.

- Hình tượng trung tâm Tiếng gà trưa là nhan đề bài thơ đồng thời được lặp lại ở các khổ thơ là cơ sở cho mạch cảm xúc trữ tình vận động.

Gọi HS đọc diễn cảm bài thơ để cảm nhận lại mạch cảm xúc trữ tình

GV giảng bình kết bài:

Xuyên suốt bài thơ là âm thanh tiếng gà trưa và hình ảnh ổ trứng hồng. Nếu âm thanh tiếng gà trưa khơi gợi cảm xúc thì thì hình ảnh ổ trứng hồng lại khiến cho cảm xúc lắng sâu. Từ tiếng gà cục tác cục ta trên đường hành quân đầy nắng lửa mà nghĩ suy, mà liên tưởng, mà nhớ lại, mà bồi hồi thương yêu bà nội, quê nghèo … lại còn đem cả tiếng gà vào cuộc chiến đấu hôm nay. Tình yêu quê hương đất nước có gì xa lạ đâu! Nhiều khi nó bắt nguồn từ tình cảm gia đình, từ tình bà cháu. Và các em có ngạc nhiên không, có khi nó bắt đầu từ tiếng gà trưa, từ hình ảnh những quả trứng hồng.

Bài thơ kết lại mà dư âm ngân vang, dư hình lắng đọng. Người đọc xao xuyến trước tình yêu quê hương, đất nước đọng lại thành những điều bình dị mà sâu sắc thiêng liêng.

Yêu cầu học sinh luyện đọc diễn cảm bài thơ, đọc bài thơ Bếp lửa cho học sinh nghe.

Đọc cho học sinh chép bài tập về nhà và hướng dẫn cách làm. HS đọc diễn cảm HS lắng nghe, suy ngẫm * Luyện tập

Đọc diễn cảm bài thơ

Nghe đọc bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.

* Hướng dẫn học bài ở nhà

- Học thuộc lòng bài thơ - Thử bỏ tất cả điệp câu Tiếng gà trưa, đọc lại xem có vấn đề gì không? Tù đó nhận

HS thực hiện theo yêu cầu của GV

xét về vai trò của điệp ngữ này trong văn bản.

- Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối.

Bài 2:

Sang thu

Hữu Thỉnh.

* Đối tượng: Học sinh lớp 9. * Thời gian thực hiện: 1 tiết.

A. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:

Học sinh cảm nhận được những rung cảm tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu cùng những suy ngẫm về tuổi đời từng trải của con người. Đây chính là biểu hiện của một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống thiết tha.

2. Kỹ năng:

Đọc diễn cảm bài thơ, nhận diện và phân tích những yếu tố ngôn từ nghệ thuật có tác dụng biểu đạt cảm xúc thơ.

3. Thái độ:

Có tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật; trân trọng những vẻ đẹp của cuộc sống cũng như những vẻ đẹp trong tâm hồn của con người.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Tìm đọc những tài liệu tham khảo về thơ và nhà thơ Hữu Thỉnh.

- Đọc kỹ để cảm nhận sâu sắc bài thơ Sang thu; dự kiến phương pháp biện pháp dạy học (đọc diễn cảm, gợi mở, nêu vấn đề, giảng bình, đối chiếu so sánh); xây dựng mô hình thiết kế bài dạy học để tổ chức hướng dẫn học sinh tiếp nhận bài thơ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cung cấp thêm câu hỏi chuẩn bị bài cho học sinh ngoài những câu hỏi trong sách giáo khoa (Mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ được gợi ra từ hiện tượng nào? Hệ thống ngôn từ nghệ thuật trong bài thơ có gì đặc biệt? Chúng có

tác dụng như thế nào trong việc biểu đạt cảm xúc thơ? Em thích nhất câu thơ nào, hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao? Bài thơ có đơn thuần chỉ là cảm xúc về mùa thu của thiên nhiên đất trời hay còn gửi gắm thông điệp và suy ngẫm nào khác của nhà thơ?)

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc bài thơ dưới nhiều hình thức để phát hiện và cảm nhận được mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ.

- Tìm đọc những tài liệu tham khảo viết về bài thơ Sang thu; tìm đọc những bài thơ viết về mùa thu của các tác giả khác.

- Soạn bài theo những câu hỏi trong sách giáo khoa; suy ngẫm và trả lời những câu hỏi giáo viên cung cấp.

C. Tổ chức hoạt động dạy học.

* Ổn định tổ chức. * Kiểm tra bài cũ: * Bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động

của HS

Nội dung cần đạt * Giới thiệu bài: Thu là thơ của đất

trời, thơ là thu của lòng người, câu nói của người xưa đã thể hiện mối tương giao kỳ lạ giữa mùa thu và thơ ca. Quả là trong bốn mùa, thơ ca thiên vị với mùa thu hơn cả và mùa thu cũng ban tặng cho thi nhân những áng thơ ca hơn hẳn các mùa. Chẳng thế mà đã có rất nhiều những bức tranh thu tuyệt tác định hình cho tên tuổi nhà thơ trong làng thơ ca từ cổ điển đến hiện đại. Ta mãi nhớ ba bức tranh thu làng quê Việt Nam trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, âm thanh kỳ diệu của mùa thu trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư, một mùa thu đẹp ngay trong sự tàn tạ phôi

pha trong Đây mùa thu tới của Xuân Diệu và cả một trời thu Hà Nội trong Đất nước của Nguyễn Đình Thi … Hữu Thỉnh đến và viết về mùa thu khá muộn, khi mà trước đó, trong làng thơ ca Việt Nam có những bức tranh thu đặc sắc như thế. Liệu Hữu Thỉnh có lặp lại, dẫm lại bước chân của người khác hay không khi mà nghệ thuật luôn cần đến sự sáng tạo? Không lặp lại người khác, bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh đã góp một tiếng nói riêng, mới mẻ về đề tài mùa thu. Để thấy được nét riêng, nét mới mẻ trong cảm nhận của nhà thơ về mùa thu, chúng ta hãy cùng đến với bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.

- Dựa vào chú thích trong SGK và những điều mình được biết, em hãy giới thiệu đôi nét về nhà thơ Hữu Thỉnh.

Giáo viên (GV) nhận xét và bổ sung, chốt lại những ý cơ bản. HS giới thiệu (Dựa vào chú thích trong SGK và những tài liệu sưu tầm) I. Đọc, tiếp cận bài thơ. 1. Tác giả. - Là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

- Thơ của ông trong sáng, sâu lắng, giàu suy tưởng.

- Những tập thơ tiêu biểu như: Từ chiến hào tới thành phố, Trường ca biển, Thư mùa đông.

- Trên cơ sở đã đọc bài thơ và tự tìm hiểu ở nhà, em hãy trình bày những hiểu biết về bài thơ ở các khía cạnh sau: + Hoàn cảnh sáng tác

+ Thể thơ

+ Phương thức biểu đạt chính

(GV) nhận xét và bổ sung, chốt lại những ý cơ bản.

- Vì sao lại gọi Sang thu là một bài thơ trữ tình? Nhân vật trữ tình xuất hiện trong hoàn cảnh nào và mối quan hệ giữa nhân vật trữ tình với nhà thơ?

GV đọc diễn cảm bài thơ.

- Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? Cảm nhận của nhân vật trữ tình trong từng đoạn?

- Em có ấn tượng với câu thơ, hình ảnh thơ nào nhất? Câu thơ nào thể hiện rõ sự biến đổi của đất trời từ hạ sang thu?

Một HS trình bày (Dựa vào bài soạn), các học sinh khác nhận xét và bổ sung. Một HS trả lời, những HS khác nhận xét, bổ sung. HS lắng nghe Một HS trả lời, những HS khác nhận xét, bổ sung. Học sinh tự bộc lộ.

ký hội nhà văn Việt Nam.

2. Tác phẩm.

a. Hoàn cảnh sáng tác: - Sáng tác năm 1976, in lần đầu vào năm 1977.

b. Thể thơ: 5 chữ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp với miêu tả hay nói cách khác là miêu tả để biểu cảm.

d. Nhân vật trữ tình: - Sang thu là bài thơ trữ tình vì trong bài thơ xuất hiện nhân vật trữ tình bày tỏ những cảm xúc, những rung động của mình trong khoảnh khắc sang thu. Nhân vật trữ tình là một chủ thể ẩn, thống nhất vói nhà thơ.

e. Bố cục:

- Đoạn 1 (Khổ 1): Tín hiệu báo thu về.

- Đoạn 2 (Khổ 2): Quang cảnh đất trời ngả dần sang thu.

- Đoạn 2 (Khổ 3): Những biến chuyển âm thầm trong lòng cảnh

- Cảm xúc của nhà thơ cũng vận động cùng với sự vận động của cảnh vật. Hãy phát hiện và chỉ ra sự vận động cảm xúc của nhà thơ.

- Ấn tượng ban đầu của em về âm điệu của bài thơ?

GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm bài thơ: Cần đọc bài thơ một cách chậm rãi sâu và liền mạch, nhấn và đài giọng ở những từ ngữ miêu tả trạng thái của cảnh vật cũng như tâm trạng con người: bỗng, phả, chùng chình, hình như, dềnh dàng, vội vã, vắt, vẫn còn, đã vơi, bớt.

Nghe HS đọc, nhận xét, điều chỉnh cách đọc cho các em.

Yêu cầu học sinh đọc lại khổ 1

- Nhà thơ cảm nhận được khoảnh khắc thu sang qua những dấu hiệu (hình ảnh) nào? Vì sao?

- Tác giả đã huy động những giác quan nào để cảm nhận mùa thu?

- Cảm nhận của em về mùi hương ổi phả vào trong gió se?

HS đọc diễn cảm bài thơ, các HS khác nhận xét. HS suy nghĩ, trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. vật. f. Mạch cảm xúc: Có sự vận động từ ngỡ ngàng đến ngây ngất và cuối cùng là ngẫm ngợi, nghĩ suy

g. Âm điệu bài thơ chậm rãi, êm ái, sâu lắng

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trữ tình khi dạy học thơ trữ tình hiện đại việt nam ở trường trung học cơ sở (Trang 120)