- Sang thu là bài thơ thể hiện những cảm
3.7.1. Đánh giá giờ dạy học thực nghiệm.
So với giờ dạy học đối chứng, giờ dạy học thực nghiệm đã thực sự phát huy được vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh đúng theo yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học. Mỗi học sinh trong giờ học đã thực sự trở thành chủ thể tiếp nhận tác phẩm, tự mình đọc, phát hiện cảm nhận và phân tích, cắt nghĩa, khái quát mạch cảm xúc trong bài thơ dưới sự dẫn dắt, định hướng, điều chỉnh của giáo viên. Các năng lực tiếp nhận văn chương của học sinh đã được phát huy.
Quá trình hướng dẫn học sinh phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trong giờ dạy học thực nghiệm được bắt đầu từ những dấu hiệu hình thức nghệ thuật của tác phẩm, từ hoạt động đọc để phá vỡ tầng kết cấu ngôn từ, dựng
lại thế giới hình tượng trong tác phẩm, từ đó phân tích lý giải chỉ ra mạch cảm xúc trữ tình trong thơ.
Giờ dạy học thực nghiệm cũng đã chú ý vận dụng các biện pháp, các thao tác tổ chức cho học sinh phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trữ tình trong thơ. Với việc vận dụng đồng bộ các biện pháp mà giờ dạy học không chỉ có tính lôgic khoa học mà còn đảm bảo tính nghệ thuật do bầu không khí văn chương trong lớp học mang lại. Mặt khác, còn tùy thuộc vào trình độ của học sinh, diễn biến tâm lý của giờ học mà giáo viên đã có sự vận dụng, phối hợp linh hoạt sáng tạo các biện pháp và hình thức tổ chức dạy học. Học sinh cũng đã được tự do trao đổi với giáo viên và các bạn trong lớp về những cảm nhận, cách cắt nghĩa, lý giải của mình về những vấn đề trong tác phẩm.