II. Đọ c– hiểu bài thơ.
2. Tiếng gà trưa khơi dậy những kỉ niệm ấu thơ.
những kỉ niệm ấu thơ.
- Tiếng gà khơi dậy ký ức tuổi thơ khiến tác giả nhớ về hình ảnh những con gà mái với những quả trứng hồng; hình ảnh người bà với những lo toan vất vả … a. Hình ảnh ổ trứng hồng và những con gà mái.
- Ổ rơm quen thuộc đầy ắp những quả trứng hồng tròn trịa. Những con gà mái mơ, mái vàng đẹp, rự rỡ, óng ả. Một bức tranh đẹp, rực rỡ nhiều sắc màu ….
- Gợi tả vẻ đẹp tươi sáng, đầm ấm, hiền hòa bình dị nơi làng quê…
- Lời thơ: “Này con gà …” không chỉ là sự thống kê mô tả mà như một lời gọi âu yếm dành cho những con gà mái. Tiếng gọi được lặp lại biểu đạt một tình cảm nồng hậu gần gũi thân thương. Điệp từ “này” như một sự giới thiệu
và những quả trứng hồng đã hiện về. Đó là một bức tranh đẹp rực rỡ màu sắc: màu vàng của rơm, màu hồng của trứng, màu hoa đốm trắng, màu nắng của lông gà … Lời giới thiệu của nhà thơ đầy hồ hởi hân hoan như muốn kéo quá khứ xa xăm trở về với hiện tại bây giờ. Phải có tình yêu thương, sự gắn bó sâu sắc với làng quê, nhà thơ mới có được những xúc cảm tự nhiên như thế.
Yêu cầu học sinh đọc khổ 3,4,5,6
- Trong âm thanh của Tiếng gà trưa, nhiều kỷ niệm về tình bà cháu đã hiện về. Đó là những kỷ niệm nào? Hãy chỉ ra những khổ thơ tương ứng.
- Chi tiết bà mắng cháu gợi cho em những cảm nghĩ gì về tình bà cháu? - Cảm nghĩ của em về người bà từ HS đọc, phát hiện và trả lời HS cảm nhận, trả lời
đầy hồ hởi vui sướng, hân hoan ….
b. Hình ảnh về người bà thân thương và tình bà cháu sâu nặng.
- Nhiều kỷ niệm về tình bà cháu đã hiện về như: lời bà mắng cháu, cách bà chăm chút từng quả trứng, nỗi lo lắng của bà và niềm vui của cháu.
- Bà mắng cháu không phải vì giận mà là mắng yêu, vì muốn sau này cháu mình xinh đẹp, được hạnh phúc. Một chi tiết nhỏ nhưng đã thể hiện chân thật tình cảm giản dị mà sâu sắc trong tình yêu của bà dành cho cháu. Người cháu nhớ mãi kỷ niệm này vì cháu cảm nhận được tình yêu ấy của bà.
- Một người bà nông thôn chịu thương chịu khó. Bà chắt
hình ảnh bà chắt chiu từng quả trứng trên tay cũng như nỗi lo của bà khi gió mùa đông tới?
- Như vậy, trong kí ức tuổi thơ của cháu, người bà hiện lên với những đức tính cao quý nào?
- Những chắt chiu, lo toan của bà đã được bù lại bằng niềm vui của cháu. Niềm vui ấy được thể hiện qua 4 câu thơ: Ôi cái quần nái nâu … nghe sột soạt. Em có nhận xét gì về cách tác giả thể hiện niềm vui đó?
- Chi tiết niềm vui của cháu khi được quần áo mới nhờ tiền bán gà của bà gợi cho em cảm nhận gì về tuổi thơ và tình bà cháu?
GV nhận xét, bổ sung
- Tiếng gà trưa đã tác động vào tâm hồn tác giả, đưa tác giả hồi tưởng lại những kỉ niệm tuổi thơ. Tất cả hiện lên trong tình cảm và cảm xúc rất HS trả lời HS trả lời HS thảo luận, trả lời, bổ sung ý kiến chiu từng quả trứng cũng đồng nghĩa với việc chắt chiu từng niềm vui nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả lo toan. Nỗi lo lắng của bà cũng là vì lo cho niềm vui của cháu. Một nỗi lo chân thật trong cuộc sống còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Nó thể hiện tình yêu thương giản dị, thầm lặng của những người bà nơi quê hương.
- Một người bà tần tảo, chắt chiu, dành trọn tình yêu thương cho con cháu.
- Từ ôi đầu câu thơ như một tiếng reo vui, hớn hở. Nhịp thơ nhanh hơn, liền mạch không đứt quãng gợi hình ảnh một em bé đang hân hoan, ngập tràn hạnh phúc.
- Tuổi thơ trong sáng hồn nhiên thường gắn với những niềm vui bé nhỏ, đơn xơ. Người cháu vui không chỉ vì được quần áo mới mà còn bởi cảm nhận được tình cảm ấm áp mà bà dành cho. Hơn nữa, niềm vui ấy còn được tạo ra từ bao lo toan, cần kiệm chắt chiu của bà. Vì vậy mà niềm vui bình dị nhưng cũng thật thiêng liêng.
đỗi bình dị nhưng tại sao những tình cảm ấy lại trở thành những kỷ niệm không phai mờ trong tâm hồn người cháu?
GV nhận xét, giảng bình bổ sung:
Ký ức tuổi thơ thật không dễ phai mờ trong tâm hồn mỗi con người nhất là khi tuổi thơ ấy được sống trong niềm vui, trong tình yêu thương của những người ruột thịt. Tình cảm ấy luôn tồn tại trong tâm thức, chỉ cần một tín hiệu gọi về sẽ được trào dâng thành dòng cảm xúc mãnh liệt. Chính niềm vui tuổi thơ và tình bà cháu sẽ là dòng nước trong lành tắm mát và theo suốt cuộc đời mỗi con người khiến con người ngày càng gắn bó hơn với quê hương, gia đình và tình cảm cội nguồn …
Yêu cầu HS đọc 2 khổ cuối
- Từ dòng hồi tưởng về ký ức tuổi thơ, tiếng gà trưa còn gợi lên trong tâm trí người chiến sĩ những cảm xúc suy tư gì?
- Vì sao mà nhà thơ lại có thể nghĩ rằng: Tiếng gà trưa / Mang bao nhiêu hạnh phúc ? HS suy ngẫm, thảo luận và lý giải. HS lắng nghe, tự ghi Thảo luận nhóm, trả lời - Đó là những tình cảm chân thật nhất, ấm áp nhất của tình ruột thịt. Đó còn là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, tình cảm cội nguồn không thể thiếu được trong cuộc đời mỗi con người.