Phát hiện những dấu hiệu hình thức nghệ thuật độc đáo mang chứa cảm xúc thơ.

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trữ tình khi dạy học thơ trữ tình hiện đại việt nam ở trường trung học cơ sở (Trang 79)

24 Nói với con

2.3.1.3. Phát hiện những dấu hiệu hình thức nghệ thuật độc đáo mang chứa cảm xúc thơ.

chứa cảm xúc thơ.

Cảm xúc trữ tình trong thơ bao giờ cũng được mã hoá bằng các phương tiện nghệ thuật, qua các dấu hiệu hình thức nghệ thuật của bài thơ. Do vậy, hướng dẫn học sinh phát hiện, khám phá mạch cảm xúc trong thơ cũng đồng nghĩa với việc hướng dẫn các em phát hiện được những dấu hiệu hình thức nghệ thuật truyền tải cảm xúc ấy. Đây cũng là con đường tiếp cận tác phẩm văn chương nói chung và thơ trữ tình nói riêng trong mối quan hệ hữu cơ, biện chứng giữa hình thức và nội dung. Hay nói cách khác là tiếp nhận nội dung cảm xúc thơ bắt đầu từ những dấu hiệu hình thức nghệ thuật. Điều này là hoàn toàn phù hợp với quy luật sáng tác của nhà thơ cũng như quy luật tiếp nhận tác phẩm văn chương của bạn đọc.

Thơ ca với dung lượng nhỏ, cách thức tổ chức bài thơ chặt chẽ cùng với sự diễn đạt khá cô đọng, hàm súc nên mỗi yếu tố nghệ thuật trong văn bản thơ đều

có nhiệm vụ mang chở những tư tưởng, cảm xúc của tác giả. Tuy nhiên, bao giờ cũng có những yếu tố, những dấu hiệu nổi bật mang nặng cảm xúc mà khi đọc bài thơ, ta nhìn, ta phát hiện ra ngay. Những dấu hiệu độc đáo ấy có khi nằm ngay ở nhan đề bài thơ, có khi lại nằm ở những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ … Ngay trong buớc đầu tiếp cận với tác phẩm, cần giúp học sinh nhận ra những dấu hiệu độc đáo này.

Nhiều học sinh khi đọc, khám phá bài thơ lại thường bỏ qua nhan đề tác phẩm với quan niệm nó chỉ là một cái tên gọi để phân biệt bài thơ này với bài thơ khác. Cần cho học sinh ý thức được rằng việc nhà thơ đặt tên cho tác phẩm không phải không hàm chứa một ý đồ nghệ thuật nào đó. Đôi khi chính nhan đề tác phẩm lại góp phần bộc lộ cảm xúc, góp phần hé lộ, mời gọi, chỉ đường dẫn lối cho bạn đọc khám phá mạch cảm xúc trong thơ.

Hướng các em chú ý vào nhan đề của tác phẩm là một thao tác cần thiết. Các em có thể bắt gặp ngay những “vấn đề” thú vị từ chính tên gọi của bài thơ. Đọc “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, học sinh cần phát hiện ra nhan đề bài thơ còn được lặp đi lặp lại, trở thành câu thơ mở đầu cho mỗi đoạn thơ. Vì vậy, chắc chắn “Tiếng gà trưa” sẽ là hình tượng trung tâm của cả bài thơ. Tiếng gà trưa là một âm thanh quen thuộc bình dị nơi xóm làng. Và chính nó sẽ khơi nguồn cảm xúc cũng như sự vận động cảm xúc trong tác phẩm. Với “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, học sinh cần thấy bài thơ có một tên gọi rất lạ. Ai mà chẳng biết đây là bài thơ mà tác giả lại phải ghi rõ như vậy. Có lẽ vì cái vế sau: tiểu đội xe không kính nghe lạ quá chăng? Xe không kính có gì nên thơ, có gì để mà viết? Để khẳng định cái chất thơ của xe không kính, tác giả đã phải ghi rõ ngay từ nhan đề tác phẩm như vậy. Tên bài thơ giống như một lời văn xuôi, có vẻ ngang tàng, nghịch ngợm. Và cái ngang tàng nghịch ngợm ấy đã làm nên giọng điệu chính của bài thơ, diễn tả tinh thần lạc quan cách mạng của những người lính lái xe trên con đường lửa đạn.

Để phát hiện ra những dấu hiệu nghệ thuật độc đáo bộc lộ cảm xúc thơ, cần yêu cầu học sinh đọc toàn bộ tác phẩm và tìm xem có những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ nào lặp đi lặp lại trong bài thơ không. Những chi tiết lặp lại ấy rất có thể sẽ là những tín hiệu nghệ thuật quan trọng chứa đựng cảm xúc thơ. Đọc bài thơ “Bếp lủa” của Bằng Việt, học sinh cần chỉ ra hình ảnh bếp lửa được lặp đi lặp lại 8 lần trong bài thơ. Cùng với nhan đề tác phẩm thì chắc chắn đây sẽ là hình tưọng trung

tâm của cả bài thơ, là hình ảnh khơi nguồn cảm xúc cho tác giả. Với bài thơ này cũng cần hướng học sinh tới những chi tiết về thời gian: “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi”, “Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa” đến “Giờ cháu đã đi xa có ngọn khói trăm tàu” để phát hiện ra mạch cảm xúc của bài thơ được vận động theo dòng thời gian, qua những kí ức về người bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa quen thuộc nhưng cũng rất đỗi kỳ lạ, thiêng liêng. Và chính vì cảm xúc được khơi nguồn từ những kỉ niệm trong quá khứ nên càng da diết, tha thiết hơn bao giờ hết.

Dạy học “Nhớ rừng” của Thế Lữ, cần yêu cầu học sinh phát hiện và chỉ ra những nét độc đáo trong cách sử dụng, huy động từ ngữ của nhà thơ. Bài thơ đã huy động và sử dụng rất nhiều động từ mạnh: “gầm”, “thét”, “bước chân lên”, “chiếm lấy”, “quắc”; những động từ chỉ trạng thái: “căm hờn”, “khinh”, “sa cơ”, “nhục nhã”, “uất hận”, “ghét” và thán từ: “than ôi” … Tất cả góp phần diễn tả tâm trạng phẫn uất, khát vọng tự do nhưng bất lực của vị chúa tể rừng xanh trong lúc sa cơ. Học bài “Khi con tu hú” - Tố Hữu, học sinh cần chú ý và phát hiện những từ ngữ diễn tả tâm trạng của nhà thơ. Đó là động từ mạnh: “đạp tan phòng”, là từ ngữ chỉ trạng thái: “ngột”, “chết uất”, là thán từ: “hè ôi”, “thôi”. Những yếu tố trên mách bảo cho bạn đọc thấy khát vọng tự do mãnh liệt của người cộng sản trẻ tuổi đang bị giam cầm trong nhà lao, đang phải tạm rời xa ngọn cờ đấu tranh của cách mạng.

Đọc “Sang thu” của Hữu Thỉnh, học sinh cần nhận ra và thống kê những tín hiệu báo mùa thu về. Đó là hương ổi, gió se, sương, dòng sông, chim, mây, nắng, mưa… cùng những từ ngữ được sử dụng hết sức tinh tế, gợi cảm, sinh động: “phả”, “chùng chình”, “hình như”, dềnh dàng”, “vội vã’, “vẫn còn”, “đã vơi”. Những dấu hiệu hình thức nghệ thuật trên cho thấy sự tinh tế nhạy cảm trong việc cảm nhận từng bước chân mùa thu của nhà thơ. Có thể thực hiện nội dung trên bằng cách yêu cầu học sinh đọc, tìm và thống kê những hình ảnh báo hiệu thu sang; thống kê và tìm điểm chung của những động từ trong tác phẩm, nhận xét sắc thái của những từ ngữ ấy. Dạy học “Lượm” của Tố Hữu, cần yêu học sinh: “Hãy đọc toàn bộ bài thơ và tìm ra những câu thơ có cấu tạo đặc biệt, thống kê những từ ngữ tác giả dùng để gọi Lượm” Đó là câu: “Ra thế, Lượm ơi” được tách làm hai dòng và câu: “Lượm ơi, còn không” được tách thành một khổ riêng ở gần cuối bài. Đây là hai câu thơ có sự dồn nén tình cảm cũng như dụng ý nghệ thuật sâu sắc. Rồi trong suốt bài thơ, nhà thơ gọi Lượm bằng những đại từ xưng

hô khác nhau. Khi thì gọi là “chú bé”, “cháu”, khi thì “chú đồng chí nhỏ” và lại có lúc gọi thẳng tên nhằm diễn tả sự phong phú của sắc thái tình cảm cũng như mối quan hệ giữa nhà thơ và chú bé. Nhìn chung, ngay ở khâu đọc, tiếp cận tác phẩm, học sinh cần chú ý phát hiện ra những dấu hiệu nghệ thuật độc đáo này.

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trữ tình khi dạy học thơ trữ tình hiện đại việt nam ở trường trung học cơ sở (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w