Thế giới cảm xúc trong thơ trữ tình hiện đại Việt Nam.

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trữ tình khi dạy học thơ trữ tình hiện đại việt nam ở trường trung học cơ sở (Trang 25)

Như đã trình bày ở phần trên, cảm xúc là hình tượng chủ yếu, là nội dung chủ yếu trong thơ trữ tình. Không có cảm xúc sẽ không có thơ ca. Đó là cảm xúc, là tâm trạng, là nỗi lòng bị dồn nén và trào dâng của người nghệ sĩ. Nhà thơ bộc lộ, truyền tải cảm xúc ấy thông qua thế giới nhân vật của mình trong đó nhân vật trữ tình được coi như sự hiện thân cho tiếng nói, cho ý nguyện của nhà thơ. Do vậy mà cảm nhận được cảm xúc của nhân vật trữ tình, ta sẽ dễ dàng hơn trong việc giải mã thông điệp nghệ thuật mà nhà thơ gửi gắm cho cuộc đời.

Cảm xúc trong thơ trữ tình là đa dạng, muôn màu muôn vẻ thì cảm xúc của nhân vật trữ tình trong thơ cũng vậy. Được coi là địa hạt của tâm hồn nên ta có thể bắt gặp trong thơ bất cứ cung bậc tình cảm, nghĩ suy nào của con người trong cuộc sống này. Tuy nhiên, thơ ca trữ tình ở mỗi bộ phận, mỗi thời đại lại có những chức năng và nhiệm vụ đặc thù. Vì vậy mà nội dung, thế giới cảm xúc của nhân vật trữ tình trong thơ qua mỗi chặng đường lại có những nét riêng.

Trong trữ tình dân gian mà đại diện tiêu biểu của nó là ca dao, thế giới cảm xúc của nhân vật trữ tình cũng rất phong phú nhưng lại thiên về đời sống tình cảm của con người. Đó là tiếng hát yêu thương, tiếng hát nghĩa tình, tiếng hát than thân phản kháng … của những chàng trai, cô gái, người vợ, người chồng, của cha mẹ, con cái, của người lao động và những con người bất hạnh trong xã hội. Dường như không một cung bậc tình cảm nào của con người lại không được trữ tình dân gian khám phá và thể hiện. Và dễ thấy chủ nhân của những lời thở than, trách cứ trong ca dao đa phần là của những người phụ nữ, những người phải chịu

những thiệt thòi bất hạnh, là nạn nhân của quan niệm trọng nam khinh nữ trong xã hội phong kiến đương thời. Không còn cách nào khác, họ đành gửi gắm tâm sự trong những lời ca để mong tìm được sự sẻ chia, đồng cảm của những người cùng cảnh ngộ. Họ tự thấy mình như chiếc lá lênh đênh, tấm ván nổi chìm, con hạc đầu đình, con sáo qua sông. Đó là những tâm trạng phần nhiều chua xót, uất nghẹn đắng cay và ai oán. Nhưng vượt lên trên tất cả vẫn là bản chất cứng cỏi, họ luôn ý thức được phẩm chất, giá trị của mình cũng như không hề mất đi niềm tin yêu với cuộc sống này.

Khác với nội dung trữ tình trong ca dao, trữ tình cổ trung đại thường có nội dung cao cả thể hiện lòng trung quân ái quốc. Quan niệm văn học “vô ngã” khiến các nhà thơ thời trung đại ít có dịp cũng như ít quan tâm bày tỏ những tâm tư, tình cảm của cá nhân mà chủ yếu đề cập đến những ý chí, nguyện vọng, hoài bão lớn lao phục vụ cho sự nghiệp “kinh bang tế thế” của đất nước dân tộc. Phần lớn các nhà thơ trung đại làm thơ trong các dịp tiễn tặng, họa thơ người khác, đề thơ kỷ niệm, tức cảnh, tức sự, tức là làm theo sự đòi hỏi, khêu gợi của ngoại cảnh. Khi muốn tự bộc lộ nỗi lòng thì họ gọi là “Ngôn hoài”, “Thuật hoài”, “Ngôn chí”, “Tự tình”, ‘Tự thuật”, “Mạn thuật”. “Trần tình”. Có thể thấy các nhà thơ trung đại trữ tình bằng cách thuật kể nỗi lòng, cảm xúc chí hướng của mình. Chính và vậy mà tác giả Đặng Thai Mai đã đề xuất và được tác giả Trần Đình Sử đồng tình gọi thơ trữ tình trung đại Việt Nam là thơ tự tình. Phạm vi chủ quan trong thơ trung đại là chí hướng, hoài bão, nó hướng con người vào một miền lý tưởng, khao khát tâm tư. Thơ trữ tình ngôn chí trả lời câu hỏi: Nhà thơ muốn gì? Hướng tới cái gì? Chờ đợi cái gì? Nó khác với thơ trữ tình giãi bày tâm trạng, cảm xúc cá thể, cá biệt trong thơ Mới sau này hướng tới trả lời câu hỏi “ta là ai”. Thơ ngôn chí được làm ra để chủ thể trữ tình ca ngợi cái chí của mình, khẳng định nó, lý tưởng hóa nó:

“Thái bình nên gắng sức/ Non nước ấy ngàn thu” (Trần Quang Khải), “Bui một tấc lòng ưu ái cũ/ Đêm ngày cuồn cuộn nuớc triều đông” (Nguyến Trãi), “Rượu đến cội cây ta sẽ uống/ Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao” (Nguyễn Bỉnh Khiêm), “Ví đây đổi phận làm trai được/ Thì sự anh hùng há bấy nhiêu” (Hồ Xuân Hương) … Bên cạnh cảm xúc cao cả thể hiện lòng trung quân ái quốc của chủ thể trữ tình thì cảm xúc ưu thời mẫn thế cũng đã xuất hiện khi xã hội phong kiến từng bước suy tàn: “Thớt có tanh tao ruồi đỗ đến/ Gang không mật mỡ kiến bò chi”

hay “Thế gian biến cải vũng nên đồi/ Mặn nhạt chua cay lẫn ngọt bùi/ Còn tiền còn bạc còn đệ tử/ Hết cơm hết rượu hết ông tôi” (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Thơ trữ tình hiện đại lại truyền tải những cảm xúc chân thành trong cuộc sống. Đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc thì cảm xúc chủ đạo của nó là khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc, lòng tự hào và niềm tin tưởng vào sức mạnh của bản thân và dân tộc.

Thơ trữ tình hiện đại Việt Nam phát triển qua nhiều giai đoạn mà mỗi một giai đoạn lại có một diện mạo riêng do hoàn cảnh xã hội cũng như ý thức hệ chi phối. Nhờ vậy mà nhân vật trữ tình cũng như thế giới cảm xúc của nhân vật trữ tình trong thơ hiện đại cũng phong phú, giàu màu sắc và cung bậc hơn rất nhiều.

Phong trào thơ Mới 1932 - 1945 đã mở ra phạm trù thơ hiện đại Việt Nam bằng một phương thức trữ tình mới với cái tôi trữ tình, chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình xưng danh và tự biểu hiện trực tiếp: “Tôi là con chim đến từ núi lạ”, “Tôi

chỉ là một kiếp đi hoang”, “Tôi chỉ là một khách tình si” … Chính công cuộc Âu

hóa đầu thế kỷ đã làm thay đổi những tập quán sinh hoạt hàng ngày, nó làm thay đổi sự vận động tư tưởng, tất nó sẽ thay đổi cả cái nhịp rung cảm của con người. Phong trào thơ Mới với khát vọng cởi trói cho thi ca “chính là cái khát vọng thành thực, được nói rõ những điều kín nhiệm, u uất” trong lòng mỗi thi nhân - điều mà trước đó, các nhà thơ trung đại ít có cơ hội thực hiện được. Lúc này, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình đã trở thành trung tâm giãi bày, thổ lộ những bí mật trong thế giới cảm giác, tâm linh sâu thẳm tận đáy tâm hồn mình. Các nhà thơ Mới cảm nhận thế giới trong tất cả trạng thái toàn vẹn, sống động, đầy đủ và tinh tế nhất của nó với một tư thế trữ tình giải phóng mọi cảm giác, giác quan, giải phóng trí tưởng tượng như bù lại những “khuôn thước” ngặt nghèo thuở trước đó.

Có thể nói, Xuân Diệu là người đã phát biểu đầy đủ, thành thực nhất thế giới cảm giác của cái tôi trữ tình lãng mạn trong thơ Mới. Niềm khát khao giao cảm tuyệt đích của tình yêu con người lần đầu tiên được biểu lộ sôi nổi đã làm chấn động “ao thơ” vốn bằng lặng êm ả trước đó (Vội vàng – Xuân Diệu).

Nếu chủ thể trữ tình trong thơ trung đại thường lảng tránh tình yêu, mà có nói đến thì cũng ẩn giấu trong những cách diễn đạt đầy hoa từ mỹ lệ thì tình yêu lại trở thành điểm khơi nguồn cảm xúc cho các chủ thể trữ tình trong thơ lãng mạn. Hầu hết các cung bậc cảm xúc: nhớ thương, hờn giận, trách móc, tương tư đều được thể hiện một cách thành thực: “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông / Một

người chín nhớ mười mong một người / … Gió mưa là bệnh của giời / Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng” (Tương tư - Nguyễn Bính). Hay: “Chờ mãi anh anh chẳng sang /Thế mà hôm nọ hát bên đàng / Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn / Để cả mùa xuân cũng lỡ làng” (Mưa xuân - Nguyễn Bính).

Các nhà thơ Mới đa phần là những thanh niên trí thức, nhiều người còn là trí thức Tây học, họ mang đến cho thơ ca một quan niệm mới về thời gian. Nếu trong quan niệm của văn hóa trung đại, thơ ca trung đại, thời gian tuần hoàn vĩnh viễn, dường như không có gì bị mai một, mất đi thì giờ đây các nhà thơ Mới đã ý thức được thời gian tuyến tính một chiều, những gì đã trôi đi sẽ không bao giờ trở lại. Điều đó cũng có nghĩa là các nhà thơ trung đại còn có thể tìm về quá khứ như một điểm để nương tựa tinh thần còn các nhà thơ Mới lại không thể bám lấy quá khứ để ru ngủ mình dù cho quá khứ ấy đầy những vàng son trong khi mảnh đất dưới chân tức thực tại xã hội đã hoàn toàn sụp đổ. Mang trong mình những hoài bão, lý tưởng nhưng không thể nương tựa vào quá khứ lại cũng không thể bấu víu vào hiện tại, các nhà thơ Mới luôn luôn bị ám ảnh bởi một cảm giác mong manh, đổ vỡ. Họ chỉ còn biết quay về với chính mình, chỉ còn điểm tựa ở chính mình, biểu hiện cái tôi cá nhân cá thể của mình. Nhưng như theo cách nói của Hoài Thanh “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ “tôi” … nhưng càng đi sâu càng thấy lạnh”. Bởi vậy mà bên cạnh khát khao yêu đời yêu cuộc sống, khát khao được khẳng định mình thì các thi nhân ngày càng chìm sâu vào nỗi cô đơn, trống vắng, sầu mộng.

Bên cạnh những cảm xúc chủ đạo như đã nêu trên thì các nhà thơ Mới cũng đã thể hiện nỗi bất bình trước thực tại đen tối của đất nước dân tộc, bày tỏ lòng yêu quê hương đất nước một cách thầm kín, thiết tha (Nhớ rừng - Thế Lữ, Tràng

Giang – Huy Cận).

Đó còn là cảm xúc nuối tiếc trước sự mai một lụi tàn những nét đẹp văn hóa, những giá trị truyền thống đẹp đẽ của dân tộc trước sự xâm lấn của văn hóa phương Tây (Ông đồ - Vũ Đình Liên). Chính vì vậy mà Nguyễn Bính, chàng thi sĩ chân quê đã một mực níu kéo, níu giữ cho bằng được vẻ đẹp hương đồng gió nội trước sự xâm lấn của thị thành: “Hoa chanh nở giữa vườn chanh /Thầy u mình

với chúng mình chân quê …/ Anh van em đấy giữ yên quê mùa / Như hôm em đi tỉnh về/ Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” (Chân quê).

Từ những năm 1937, ngay khi phong trào thơ Mới đang trên đà thắng thế rực rỡ thì những bài thơ của nhà thơ trẻ Tố Hữu mà sau này tập hợp lại trong tập

thơ “Từ ấy”đã mang đến cho thơ ca trữ tình hiện đại Việt Nam một cái tôi trữ tình kiểu mới: cái tôi - chiến sĩ với một tiếng thơ, một cảm xúc hoàn toàn mới. Đây là điểm khởi đầu cho thời đại rực rỡ của thơ trữ tình cách mạng kéo theo sự thống trị kéo dài không dưới nửa thế kỷ của một kiểu nhà thơ mới. Dạng thức mới của cái tôi trữ tình, đó là cái tôi - người chiến sĩ cộng sản cũng định hình từ đây. Cũng vẫn là vẻ đẹp của chất lãng mạn tràn đầy các trang thơ nhưng không còn là nỗi cô đơn sầu mộng tuyệt vọng nữa mà là niềm vui sướng phấn khởi tràn đầy hi vọng của người chiến sĩ trẻ tuổi được đứng trong hàng ngũ đấu tranh của Đảng (Từ ấy -

Tố Hữu). Từ đây xuất hiện một cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình đứng giữa mọi

người trong cuộc đấu tranh cách mạng, sôi nổi, trẻ trung, tràn trề nhiệt huyết:

- Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

(Từ ấy – Tố Hữu)

Có thể nói chất lãng mạn cách mạng khiến người đọc đương thời mê đi trong men say mới của thơ trữ tình và nó vẫn tiếp tục bay bổng trong những năm đầu sau cách mạng tháng Tám, đặc biệt qua thi phẩm tuyệt vời của Quang Dũng – Tây Tiến, tác phẩm được coi là sự thăng hoa của bút pháp lãng mạn và cảm hứng bi tráng hòa quyện trong hơi thơ vừa cổ kính vừa hiện đại.

Với chủ trương đại chúng hóa văn học trong những năm kháng chiến chống Pháp, khi con nguời quần chúng trở thành trung tâm của thời đại thì cái tôi trữ tình quần chúng cũng tất yếu trở thành trung tâm của đời sống thơ ca. Phương thức trữ tình phổ biến của thơ ca trong giai đoạn này là phương thức trữ tình nhập vai, trong đó cái tôi nhà thơ đã hóa thân vào các nhân vật trữ tình để có thể bộc lộ trực tiếp tâm tư, ý nghĩ của quần chúng bằng điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu cảm xúc của chính họ. Nhờ vậy mà những tác phẩm như: Phá đường, Bầm

ơi của Tố Hữu; Nhớ của Hồng Nguyên, Đồng chí của Chính Hữu … có sức lan

tỏa cực kỳ rộng rãi trong đời sống cách mạng. Cũng có khi nhà thơ xuất hiện ở tư thế “lùi lại phía sau” để làm nổi bật hình ảnh quần chúng trong cảm hứng ngợi ca, cảm phục, tự hào:

- Tôi nhích lại gần anh Người bạn đường anh dũng

Anh chiến sĩ hiền lành Tỳ tay lên mũi súng.

(Tố Hữu)

Ta bắt gặp trong thơ ca giai đoạn này những nhân vật trữ tình gắn bó mật thiết với thực tiễn cách mạng, nhiệm vụ cách mạng qua từng giai đoạn cụ thể. Đó là những người lính cụ Hồ, là bà bầm, bà bủ yêu nước thương nòi, là chị công nhân phá đường phục vụ cho kháng chiến. Cảm xúc của các nhân vật trữ tình gần như hòa kết trong tiếng nói tình cảm, tâm tư của giai cấp, của quần chúng. Bài thơ

Việt Bắc của Tố Hữu được coi như bản tổng kết mười năm kháng chiến “thiết tha

mặn nồng”. Với phương thức trữ tình nhập vai, nhà thơ đã nhập vai cả hai nhân vật người ở, kẻ về để giãi bày những tình cảm lưu luyến, tha thiết, sự gắn bó mặn nồng, nghĩa tình sâu nặng giữa người dân Việt Bắc, núi rừng Việt Bắc, thủ đô của cuộc kháng chiến với những người cán bộ cách mạng về xuôi.

Thơ ca mười năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954 - 1964) đánh dấu sự trở lại của cái tôi cá thể, cái tôi riêng tư nhưng trong một dáng vẻ, một diện mạo mới. Trong thơ của những nhà thơ tiền chiến như Xuân Diệu với

Riêng chung, Huy Cận với Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Chế Lan Viên với Ánh sáng và phù sa …, cái tôi riêng tư không hề cô đơn, bơ vơ như “một chiếc

linh hồn nhỏ - mang sầu thiên cổ nữa” (Huy Cận) mà trở lại trong quan hệ thống nhất với cái chung, thấm nhuần lý tưởng cách mạng. Ta bắt gặp niềm vui của chủ thể trữ tình trước những đổi thay của đất nước và cuộc sống con người (Đoàn

thuyền đánh cá – Huy Cận, Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên v.v..)

Cái tôi trữ tình có khuynh hướng đào sâu vào những tình cảm, ấn tượng riêng tư nhưng không phải để biểu lộ cá nhân mình mà mục đích là làm thấm thía, sâu sắc hơn những tình cảm của đời sống cách mạng như tình yêu Tổ quốc, tình cảm và lòng biết ơn đối với nhân dân, đối với cách mạng:

- Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón tháng giêng hai như chim én gặp mùa Như trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)

Một điểm đáng chú ý là, tình yêu đôi lứa, sau một thời gian im hơi lặng tiếng trong địa hạt truyền thống của mình là thơ ca thì nay lại ngọt ngào thắm thiết

trở lại, nhưng vẫn nằm trong dòng mạch của thơ ca kháng chiến, hòa quyện với tình yêu nước:

- Anh xa em nên yêu thêm nước Anh xa em càng nhớ thêm em.

Một phần của tài liệu hướng dẫn học sinh phát hiện, cảm nhận và phân tích mạch cảm xúc trữ tình khi dạy học thơ trữ tình hiện đại việt nam ở trường trung học cơ sở (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w