Căn cứ xác định thuế suất của hàng nhập khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo hiệp định trị giá hải quan GATT WTO (Trang 58 - 144)

5. Kết cấu Luận văn

2.2.6.4. Căn cứ xác định thuế suất của hàng nhập khẩu

(1) Xác định thuế suất thuế nhập khẩu.

(2) Xác định thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng nhập khẩu. (3) Xác định thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu.

2.2.6.5. Phương pháp tính thuế hàng nhập khẩu

(1) Phương pháp tính thuế nhập khẩu.

(2) Phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng nhập khẩu. (3) Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu.

2.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CƢ́U

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình bộ máy quản lý của Tổng Cục Hải quan

- Số lượng và trình độ lao động.

- Số lượng Chi cục Hải quan các địa phương.

- Một số kết quả hoạt động của Tổng Cục Hải quan.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu

- Số thuế thu được từ hàng hóa xuất khẩu. - Số thuế thu được từ hàng hóa nhập khẩu. - Các khoản thu khác.

- Tổng số tờ khai hàng NK.

- Số tờ khai phải điều chỉnh trị giá. - Tỷ lệ phải điều chỉnh.

- Số tờ khai thực hiện tham vấn. - Số tờ khai bác bỏ trị giá khai báo. - Tỷ lệ thành công (%).

- Số thuế điều chỉnh tăng sau tham vấn.

- Số thuế truy thu qua trị giá tính thuế của Cục KTSTQ. - Trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu.

- Trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu giống hệt. - Trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu tương tự. - Trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ.

- Trị giá tính thuế theo trị giá tính toán.

- Trị giá tính thuế theo phương pháp suy luận.

Tóm tắt chƣơng 2:

Phương pháp nghiên cứu phù hợp là một yếu tố quyết định sự thành công của mọi công trình nghiên cứu, nếu như phương pháp không phù hợp thì sẽ mang lại những nhận xét đánh giá sai lệch và không thể có được một kết quả nghiêm cứu đúng đắn. Cũng chính vì lý do đó mà cán bộ hướng dẫn và tác giả nghiên cứu đã phải bám sát nội dung chuyên môn của nội dung nghiên cứu để có phương pháp thu thập, xử lý thông tin một cách phù hợp nhất. Đã xử dụng các phương pháp phân tích thông tin như: so sánh, thống kê mô tả để đánh giá sự biến động cũng như xu hướng phát triển của

việc nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu. Phương pháp thăm dò ý kiến ý kiến các chuyên gia và những cán bộ có kinh nghiệm lâu năm trong công tác xác định trị giá hải quan cũng được sử dụng để thấy được những thuận lợi, những khó khăn và tìm giải pháp để nang cao hiệu quả của công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo tinh thần Hiệp định Trị giá hải quan.

Hệ thống các chỉ tiêu cần phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài, các yếu tố và những phương pháp xác định trị giá hải quan cũng được đề cập tại chương 2 với mục đích là kim chỉ nam và định hướng cho việc nghiên cứu đề tại luôn được đi vào trọng tâm.

Chƣơng 3

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CỤC HẢI QUAN

3.1.1. Quá trình hình thành Tổng cục Hải quan

Ngay sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày 10/9/1945 Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ký Sắc lệnh số 27/SL thành lập “Sở Thuế quan và thuế gián thu” khi đó trực thuộc Bộ Tài chính, đây là tổ chức tiền thân của Ngành Hải quan Việt Nam. Năm 1954 “Cục Hải quan trung ương” được thành lập và trực thuộc Bộ Ngoại Thương (nay là Bộ Công Thương) theo Điều lệ Hải quan 1960. Đến năm 1984 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 139/NĐ-HĐBT ngày 20/10/1984 quyết định thành lập “Tổng cục Hải quan” trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng. Ngày 4/9/2002 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 113/QĐ-TTg chuyển “Tổng cục Hải quan” trở thành đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính.

Như vậy, lịch sử hình thành và phát triển của Ngành Hải quan Việt Nam luôn gắn liền với yêu cầu quản lý đất nước qua các thời kỳ. Hải quan Việt Nam đã được nhiều lần chuyển đổi cơ cấu tổ chức cũng như cấp trên chủ quản nhằm đáp ứng công cuộc bảo vệ, kiến thiết, xây dựng đất nước trong từng giai đoạn cụ thể. Cho đến nay Hải quan Việt Nam đã là một tổ chức chặt chẽ, thật sự lớn mạnh và trưởng thành, có thể đảm đương và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao phó.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục Hải quan

Như đã trình bầy ở trên, hiện nay Tổng cục Hải quan là đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính với chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan.

theo quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ, thì nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Hải quan bao gồm [19]:

- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:

+ Tham mưu, đề xuất, dự thảo, xây dựng hệ thống văn bản pháp quy về hải quan.

+ Đề xuất, xây dựng chiến lược, quy hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về hải quan.

+ Xây dựng dự toán thu thuế xuất nhập khẩu hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

+ Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm của ngành Hải quan. - Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Hải quan.

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về hải quan sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hải quan. - Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ:

+ Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

+ Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Chính phủ;

+ Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

+ Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

+ Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật hải quan; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ trong ngành hải quan.

- Hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về hải quan; hỗ trợ đối tượng nộp thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện thống kê nhà nước về hải quan.

- Thực hiện hợp tác quốc tế về hải quan theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan Tổng cục Hải quan

Theo Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ thì tổ chức Bộ máy của Tổng cục Hải quan gồm khối cơ quan Tổng cục Hải quan ở cấp trung ương và 34 Cục Hải quan trực thuộc Tổng cục Hải quan ở cấp địa phương. Cụ thể như sau [19]:

3.1.3.1. Bộ máy cơ quan Tổng cục Hải quan ở cấp Trung ương

Tại Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định bộ máy cơ quan Tổng cục Hải quan ở cấp trung ương gồm: khối “tổ chức hành chính” và khối “tổ chức sự nghiệp”.

Khối tổ chức hành chính giúp việc Tổng cục trưởng gồm 11 tổ chức chức hành chính giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước: Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Thuế xuất nhập khẩu, Cục Giám sát quản lý

về hải quan, Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan, Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Tài vụ - Quản trị, Văn phòng, Thanh tra, Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan.

Các tổ chức sự nghiệp gồm: Trung tâm Phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu, Viện Nghiên cứu Hải quan, Trường Hải quan Việt Nam, Báo Hải quan.

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Hải quan Việt Nam

3.1.3.2. Bộ máy cơ quan Cục Hải quan ở cấp địa phương

- Các đơn vị tham mưu giúp việc Cục trưởng ở cấp Cục gồm 12 đơn vị: phòng Giám sát quản lý về hải quan, phòng Thuế XNK, phòng

BỘ TÀI CHÍNH

TỔNG CỤC HẢI QUAN

C HẢI QUAN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

BỘ MÁY GIÖP VIỆC

CỤC ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU CỤC GIÁM SÁT

QUẢN LÝ VỀ HẢI QUAN

CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN CỤC THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU VỤ PHÁP CHẾ VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỤ TÀI VỤ - QUẢN TRỊ VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ THANH TRA VĂN PHÕNG CỤC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ THỐNG KÊ HẢI QUAN

VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI QUAN

TRUNG TÂM PHÂN TÍCH PHÂN LOẠI HÀNG HOÁ

XUẤT NHẬP KHẨU

TRƢỜNG HẢI QUAN VIỆT NAM

BÁO HẢI QUAN

Chống buôn lậu và xử lý vi phạm, phòng Quản lý rủi ro, phòng Thanh tra, phòng Tổ chức cán bộ, phòng Tài vụ quản trị, Văn phòng, Trung tâm dữ liệu và công nghệ thông tin, chi cục Kiểm tra sau thông quan, đội Kiểm soát hải quan, đội Kiểm soát phòng chống ma túy.

- Trực thuộc Cục Hải quan địa phương là các Chi cục Hải quan bao gồm các đội nghiệp vụ và tổ kiểm soát hải quan được thành lập theo khối lượng, tính chất và yêu cầu công việc cụ thể tại từng Chi cục.

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Cục Hải quan địa phƣơng

CỤC HẢI QUAN ĐỊA PHƢƠNG

ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC THAM MƢU GIÚP VIỆC

PHÒNG THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU PHÒNG GIÁM SÁT

QUẢN LÝ VỀ HẢI QUAN

CHI CỤC HẢI QUAN

PHÒNG QUẢN LÝ RỦI RO PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÕNG TỔ CHỨC CÁN BỘ PHÒNG THANH TRA VĂN PHÒNG PHÒNG TÀI VỤ QUẢN TRỊ

CHI CỤC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TRUNG TÂM DỮ LIỆU

VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỘI KIỂM SOÁT PHÒNG CHỐNG

MA TUÝ ĐỘI KIỂM SOÁT

HẢI QUAN

ĐỘI NGHIỆP VỤ TỔ KIỂM SOÁT

3.1.4. Chức năng nhiệm vụ của Cục Hải quan các địa phƣơng

Cục Hải quan địa phương là cơ quan trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng giúp việc Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý Nhà nước về hải quan và tổ chức thực hiện pháp luật Nhà nước về hải quan. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Hải quan địa phương bao gồm:

- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của Nhà nước về hải quan.

- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Hải quan trực thuộc trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về hải quan theo quy định của pháp luật.

- Tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách pháp luật về hải quan trên địa bàn phụ trách.

3.2. GIỚI THIỆU VỀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CỤC THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU – THUỘC TỔNG CỤC HẢI QUAN KHẨU – THUỘC TỔNG CỤC HẢI QUAN

3.2.1. Nhiệm vụ của Cục Thuế xuất nhập khẩu

Cục Thuế xuất nhập khẩu là tổ chức hành chính trực thuộc Tổng cục Hải quan [1], có chức năng giúp việc Tổng cục trưởng thực hiện quản lý Nhà nước về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Đây cũng là đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu trong phạm vi trách nhiệm được giao theo quy định của pháp luật.

- Tham mưu, đề xuất, xây dựng dự thảo các văn bản pháp quy và đề xuất Tổng cục trưởng trình Bộ trưởng Bộ Tài chính các nội dung:

+ Văn bản quy phạm pháp luật về xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu, về phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

+ Văn bản quy phạm pháp luật về phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu.

+ Văn bản quy phạm pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

+ Xây dựng chiến lược, kế hoạch, dự toán trung hạn và dài hạn về thu thuế từ hàng hóa xuất nhập khẩu.

+ Tham gia, đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Trình Tổng cục trưởng phê duyệt:

+ Văn bản hướng dẫn quy trình nghiệp vụ, quy chế nội bộ đối với quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu.

+ Văn bản quản lý nợ thuế đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu. + Văn bản hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu trị giá tính thuế, phân loại hàng hóa và áp dụng mức thuế suất đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

+ Quyết định phân bổ chỉ tiêu thu thuế đối với hàng hóa XNK cho Cục Hải quan các địa phương và phương án triển khai thực hiện thu ngân sách.

- Tổ chức công tác thu ngân sách, chống gian lận thương mại, đôn đốc thu đòi nợ đọng thuế.

- Tổ chức triển khai: các vấn đề kỹ thuật của Hiệp định Trị giá hải quan, công ước hài hòa mô tả mã hàng hóa (HS) của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) về phân loại hàng hóa, cắt giảm thuế quan theo cam kết quốc tế.

3.2.2. Tổ chức bộ máy của Cục Thuế xuất nhập khẩu

Cục Thuế xuất nhập khẩu gồm có 5 phòng chức năng phụ trách các lĩnh vực thuộc chức năng nhiệm vụ của đơn vị, gồm [1]:

- Phòng Chính sách. - Phòng Trị giá.

- Phòng Phân loại hàng hóa. - Phòng Dự toán – Tổng hợp.

- Phòng Quản lý nợ và kế toán thuế.

Sơ đồ 3.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Cục Thuế xuất nhập khẩu

3.3. GIỚI THIỆU VỀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA PHÕNG TRỊ GIÁ – THUỘC

CỤC THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo hiệp định trị giá hải quan GATT WTO (Trang 58 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)