Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác xác định trị giá tính

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo hiệp định trị giá hải quan GATT WTO (Trang 101 - 106)

5. Kết cấu Luận văn

4.1.3.4. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác xác định trị giá tính

giá tính thuế

(1) Xây dựng và cập nhật thông tin vào hệ thống phần mềm quản lý giá tính thuế:

Điều 6 Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ quy định cơ sở dữ liệu giá là tất cả các thông tin liên quan đến việc kiểm tra, xác định trị giá tính thuế do người khai hải quan cung cấp cho cơ quan Hải quan hoặc do cơ quan hải quan thu thập được tính đến thời điểm kiểm tra, xác định trị giá tính thuế. Các thông tin này được lưu giữ, quản lý tại cơ quan Hải quan. Cơ sở dữ liệu giá chỉ được sử dụng như một công cụ đánh giá rủi ro và không được sử dụng để xác định trị giá hải quan cho hàng hoá nhập khẩu với vai trò là trị giá thay thế cho hàng nhập khẩu hay một cơ chế để thiết lập giá tối thiểu. Cũng tại Điều 6 Nghị định 40/2007/NĐ-CP, Chính phủ giao cho Bộ Tài chính quy định cụ thể việc xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu giá. Trên cơ sở đó Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 1102/QĐ-BTC ngày 21/5/2008 quy định về “Quy chế xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu giá”, thông tin dữ liệu giá tính thuế phải được thu thập, cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác theo một hệ thống thống nhất, được lưu giữ tập trung tại Trung tâm dữ liệu của Tổng cục Hải quan và cung cấp cho các đơn vị trong ngành Hải quan khai thác, sử dụng. Thông tin được sử dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu giá gồm [9]:

- Thông tin từ hồ sơ nhập khẩu: Là nguồn thông tin có sẵn thể hiện trên hồ sơ lô hàng nhập khẩu do người nhập khẩu khai báo hoặc do cơ quan Hải quan thực hiện tại khâu thông quan và khâu sau thông quan hàng hoá.

- Nguồn thông tin từ danh mục quản lý rủi ro về giá: Bao gồm các thông tin giá của một số mặt hàng, nhóm hàng trọng điểm, có khả năng gian lận thương mại cao. Các thông tin giá này được xây dựng trên cơ sở phân tích, tổng hợp từ các nguồn thông tin, dữ liệu có sẵn trên hồ sơ nhập khẩu và các nguồn thông tin dữ liệu khác do cơ quan Hải quan thu thập được.

- Thông tin từ các nguồn khác: Là các nguồn thông tin dữ liệu không có trên hồ sơ lô hàng nhập khẩu do người nhập khẩu cung cấp, do cơ quan Hải quan thu thập hoặc do các cơ quan có liên quan khác cung cấp và đã được kiểm chứng mức độ tin cậy, bao gồm:

+ Nguồn thông tin từ các tổ chức, cơ quan thẩm định giá + Nguồn thông tin từ các thư chào hàng của nhà xuất khẩu. + Nguồn thông tin từ các bản tin về giá được phép lưu hành. + Nguồn thông tin từ giá bán thị trường nội địa.

+ Nguồn thông tin từ các tổ chức Hiệp hội ngành hàng. + Nguồn Internet, tạp chí, sách báo.

+ Nguồn thông tin do cơ quan thuế nội địa cung cấp.

+ Nguồn thông tin do cơ quan Điều tra chống buôn lậu cung cấp. + Nguồn thông tin do các cơ quan, tổ chức cung cấp như: Tham tán thương mại, ngân hàng, công an,…

+ Nguồn thông tin do Hải quan các nước, tổ chức Hải quan khu vực và quốc tế cung cấp.

- Nguồn thông tin về tình hình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp bao gồm: các nguồn thông tin liên quan đến tình hình chấp hành chế độ, chính sách của doanh nghiệp trong khai báo và xác định trị giá, số lần vi phạm và mức độ vi phạm do cơ quan Hải quan tổng hợp phân tích trên hệ thống quản lý rủi ro.

Được sự quan tâm đầu tư của các cấp quản lý, ngành Hải quan đã tiến hành xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác xác định

trị giá tính thuế trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin với các yêu cầu cơ bản: toàn bộ thông tin phải được lưu trữ tại cơ quan Tổng cục Hải quan, đảm bảo yếu tố bảo mật cao, đồng thời được chia sẻ để các cấp đều có thể khai thác và sử dụng cho mục đích xác định trị giá hải quan. Thời kỳ từ năm 2004 đến tháng 9/2011 hệ thống thông tin dữ liệu giá của Ngành Hải quan được vận hành trên nền tảng “hệ thống phần mềm quản lý giá tính thuế” được đặt tên gọi là “hệ thống GTT22”. Hệ thống GTT22 hoạt động theo 3 cấp có tính độc lập tương đối gồm: cấp Tổng cục, cấp Cục Hải quan địa phương, cấp Chi cục trực thuộc Cục Hải quan địa phương. Việc trao đổi thông tin giữa các cấp được thực hiện vào một thời điểm nhất định trong ngày, khi thông tin xác định trị giá phát sinh tại Chi cục thì phải mất 1 ngày để được truyền lên cấp Cục và thêm một ngày để Tổng cục nhận được thông tin đó. Như vậy, để thông tin xác định trị giá tính thuế đến được một Chi cục thuộc Cục Hải quan ở địa phương khác thì phải mất tới 5 lần truyền/nhận thông tin, đồng nghĩa với độ trễ của thông tin là 5 ngày làm việc. Tuy nhiên, so với việc trao đổi và cung cấp thông tin xác định trị giá tính thuế ở những thời điểm trước đó thì “hệ thống GTT22” đã là một bước tiến lớn, góp phần đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả của công tác xác định trị giá tính thuế theo tinh thần Hiệp định trị giá hải quan GATT/WTO. Để khắc phục hạn chế này của “hệ thống GTT22”, năm 2011 Tổng cục Hải quan triển khai thí điểm “hệ thống phần mềm quản lý giá tính thuế” trên nguyên tắc hoạt động trực tuyến với trung tâm dữ liệu đặt tại Tổng cục, tên gọi mới là “hệ thống GTT01”. “Hệ thống GTT01” cho phép tất cả các máy trạm đều được kết nối trực tuyến (online) với máy chủ tại trung tâm dữ liệu để truyền thông tin cũng như truy cập khai thác thông tin liên quan đến trị giá tính thuế hàng nhập khẩu. Kể từ tháng 9/2011 “hệ thống GTT01” chính thức được đưa vào sủ dụng, tính ưu việt của “hệ thống GTT01” là ở chỗ khi một máy trạm trong hệ thống nhập thông tin xác định trị giá thì toàn ngành

Hải quan đều có thể truy cập được thông tin đó. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế nhất định của “hệ thống GTT01” là:

- Về cơ bản thì thông tin có trong trung tâm cơ sở dữ liệu (GTT22, GTT01) chỉ bao gồm thông tin từ hồ sơ nhập khẩu, mà chưa có thông tin liên quan đến trị giá của hàng hóa nhập khẩu từ các nguồn khác như quy định tại quyết định 1102/QĐ-BTC ngày 21/5/2008 của Bộ Tài chính [9].

- Giao diện của “hệ thống GTT01” thiết kế không phù hợp, khó hiểu, khó sử dụng; Không hỗ trợ đơn vị lập báo cáo, đánh giá được những đề xuất của Chi cục về Danh mục kiểm tra.

- Việc cập nhật thông tin của hàng hóa nhập khẩu vào hệ thống còn tùy tiện, phụ thuộc vào cách viết chủ quan của mỗi người, chưa có sự thống nhất trong cách viết và cách mô tả hàng hóa, dẫn tới trở ngại cho việc tra cứu thông tin. Ví dụ như cùng một mặt hàng, tên hàng nhưng lại được nhập máy bằng những cách gọi khác nhau: cái bát/chiếc bát/cái chén… từ đó cho thấy rất khó khăn trong việc chọn “từ khóa” để tra cứu thông tin.

- Cho đến nay, “hệ thống GTT01” vẫn còn thường xuyên xẩy ra các lỗi kỹ thuật, hoạt động chưa thật sự ổn định gây trở ngại cho việc tra cứu thông tin.

- Về cơ sở vật chất còn lạc hậu, chưa đáp ứng được nhu cầu vận hành của “hệ thống GTT01” như: hệ thống máy chủ ở Cục Hải quan các địa phương đã cũ thường xuyên phát sinh lỗi, đặc biệt là tốc độ đường truyền phục vụ cho hệ thống quá yếu không đáp ứng được nhu cầu tra cứu của các máy trạm (thường xuyên treo máy, tốc độ tra cứu quá chậm…).

(2) Ban hành “Danh mục quản lý rủi ro về giá” cấp Tổng Cục và cấp Cục:

Theo quy định tại Thông tư 40/2008/TT-BTC ngày 21/5/2008 và đến nay được thay thế bằng Thông tư 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính, thì Tổng cục Hải quan có trách nhiệm xây dựng và ban hành

“Danh mục quản lý rủi ro về giá cấp Tổng cục” để toàn Ngành sử dụng làm căn cứ xác định các dấu hiệu nghi vấn trong quá trình kiểm tra trị giá khai báo. Cũng theo Thông tư 205/2010/TT-BTC, Cục Hải quan các địa phương căn cứ tính hình thực tế của hoạt động nhập khẩu hàng hóa tại đơn vị để xây dựng “Danh mục quản lý rủi ro về giá cấp Cục” có giá trị sử dụng làm cơ sở so sánh với trị giá khai báo. Thực tế cho thấy từ tháng 4/2008 đến nay, Tổng cục Hải quan đã có tổng cộng 13 lần ban hành “Danh mục quản lý rủi ro về giá cấp Tổng cục”, cũng theo đó thì Cục Hải quan các địa phương cũng tùy theo tình hình thực tiễn tại đơn vị để ban hành “Danh mục quản lý rủi ro về giá cấp Cục”, ví dụ như từ tháng 5/2008 đến tháng 7/2012 Cục Hải quan Thành phố Hà Nội đã có 14 lần ban hành “Danh mục quản lý rủi ro về giá cấp Cục”. Chất lượng các “Danh mục quản lý rủi ro về giá ” sau mỗi lần ban hành cũng luôn được nâng cao theo sát tình hình thực tế hoạt động nhập khẩu hàng hóa theo từng thời kỳ và thu được kết quả:

- Việc xây Danh mục kiểm tra đã giúp khắc phục tình trạng tham vấn tràn lan, không hiệu quả như trước đây. Tạo tiền đề cho việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong công tác giá. Phân định một các rõ ràng công tác kiểm tra trị giá ở khâu trong thông quan và sau thông quan.

- Các Danh mục về giá xét ở góc độ tích cực đã góp phần chống lại hiện tượng gian lận thương mại qua giá.

Tuy nhiên việc banh hành “Danh mục quản lý rủi ro về giá” ở các cấp cũng còn một số tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu khắc phục:

- Việc bổ sung, sửa đổi nhóm hàng, mức giá trong các Danh mục nhìn chung còn chưa kịp thời, chưa theo sát thực tế khi có những biến động và chưa linh hoạt trong việc xây dựng danh mục và mức giá kèm theo.

- Về Danh mục mặt hàng trọng điểm: đến nay tất cả các địa phương đều đã xây dựng, ban hành Danh mục mặt hàng trọng điểm cần tập trung

quản lý tại đơn vị mình và mức giá kèm theo. Tuy nhiên về chất lượng Danh mục và mức giá thì còn nhiều bất cập, cụ thể:

+ Đối tượng đưa vào danh mục mặt hàng trọng điểm chưa đúng nguyên tắc quản lý rủi ro: Mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn, thuế suất cao, mặt hàng nhạy cảm, có khả năng gian lận thương mại tuỳ theo tình hình thực tế của mỗi Cục Hải quan địa phương. Tuy nhiên, trong thời gian qua nhiều địa phương đã đưa vào danh mục trọng điểm những mặt hàng thuế suất thấp (thiết bị, phụ tùng máy tính, giấy,…) nhưng lại chưa đưa vào danh mục những mặt hàng có thuế suất cao như: Mỹ phẩm, quần áo, … + Phạm vi quản lý mặt hàng trọng điểm quá rộng. Do vậy, không xác định được đối tượng trọng tâm, trọng điểm cần tổ chức kiểm tra, tham vấn dẫn đến việc tham vấn tràn lan, không hiệu quả (VD: Một số Cục HQ xây dựng mặt hàng trọng điểm là: Nhóm thiết bị điện tử, nhóm thiết bị văn phòng, nhóm hoá chất mà không cụ thể trong nhóm này bao gồm những mặt hàng thuộc mã số nào).

+ Danh mục mặt hàng trọng điểm do Cục Hải quan tỉnh, thành phố xây dựng gồm nhiều nhóm mặt hàng, tuy nhiên hiệu quả của Danh mục này trong ngăn ngừa gian lận thương mại qua giá là chưa cao.

- Thực tế cho thấy, khi một mặt hàng có trong “Danh mục quản lý rủi ro về giá” của một Cục Hải quan, thì các chủ hàng thường tìm cách chuyển địa điểm nhập khẩu sang đơn vị khác để trốn tránh việc quản lý về giá tính thuế. Đây cũng là một bất cập cần xem xét, có hay chăng chỉ nên duy trì “Danh mục quản lý rủi ro về giá” ở cấp Tổng cục.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo hiệp định trị giá hải quan GATT WTO (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)