5. Kết cấu Luận văn
4.1.1.4. Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006
Một số quy định có liên quan đến quản lý thuế xuất nhập khẩu như sau [29]:
- Điều 39 quy định: Cơ quan Hải quan có trách nhiệm ấn định thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp:
“a) Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai báo căn cứ tính thuế, tính và kê khai số thuế phải nộp; không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, chính xác các căn cứ tính thuế làm cơ sở cho việc tính thuế.
b) Người khai thuế từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài quá thời hạn quy định việc cung cấp các tài liệu liên quan cho cơ quan hải quan để xác định chính xác số thuế phải nộp.
c) Cơ quan Hải quan có đủ bằng chứng về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế.
d) Người khai thuế không tự tính được số thuế phải nộp”.
- Điều 74 quy định việc công khai thông tin vi phạm pháp luật về thuế:
“Cơ quan quản lý thuế được công khai các thông tin vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế trên phương tiện thông tin đại chúng trong các trường hợp sau đây:
1. Trốn thuế, gian lận thuế, chây ỳ không nộp tiền thuế đúng thời hạn; 2.Vi phạm pháp luật về thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của tổ chức, cá nhân khác;
3.Không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật”.
- Điều 77 quy định việc kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế. - Điều 78 quy định việc kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế. - Điều 108 cho phép cơ quan Thuế được quyền phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế giân lận.