GIỚI THIỆU VỀ BỘ MÁY XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN TẠI CỤC HẢ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo hiệp định trị giá hải quan GATT WTO (Trang 69 - 144)

5. Kết cấu Luận văn

3.4. GIỚI THIỆU VỀ BỘ MÁY XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN TẠI CỤC HẢ

QUAN ĐỊA PHƢƠNG

3.4.1. Tại cấp Cục Hải quan

Ở cấp Cục Hải quan thì công tác xác định trị giá hải quan là một mảng công việc của Phòng Thuế XNK hoặc Phòng Nghiệp vụ tùy theo mô tình tổ chức của từng Cục Hải quan địa phương. Đây là cầu nối trung gian giữa cấp Tổng cục và các Chi cục trực thuộc, bộ phận xác định trị giá tính thuế thường được một lãnh đạo Phòng phụ trách và có nhiệm vụ:

- Tham mưu, đề xuất phương hướng triển khai hướng dẫn các Chi cục thực hiện đúng các văn bản quy phạm pháp luật về trị giá hải quan.

- Kiểm tra và giám sát thực hiện.

- Tùy theo mô hình tổ chức là cấp Cục tại một số nơi có sự phân cấp về thẩm quyền tham vấn xác định trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu.

- Thực hiện giải quyết khiếu nại liên quan đến trị giá tính thuế.

- Theo dõi, nắm bắt, tổng hợp tình hình để thực hiện các loại báo cáo liên quan đến trị giá hải quan lên Tổng cục Hải quan.

Về nhân sự thì hiện nay đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác trị giá hải quan ở cấp Cục là hết sức mỏng, như tại Cục Hải quan TP Hà Nội thì số người chuyên trách công tác giá chỉ có 04 cán bộ, tại Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh là 25, số cán bộ chuyên trách công tác giá tại Cục Hải quan Lạng Sơn là 6 người. Như vậy có thể thấy được số cán bộ chuyên trách công tác giá tại cấp Cục là hết sức thiếu về nhân lực, khó có thể đảm đương tốt yêu cầu công việc.

3.4.2. Tại Cấp Chi cục Hải quan

Ở cấp Chi cục không có cán bộ chuyên trách giá riêng biệt, mà công tác giá được lồng ghép và kiêm nhiệm cho cán bộ ở khâu tính thuế hàng hóa. Tuy nhiên do áp lực công việc ở cấp Chi cục là quá lớn, luôn đòi hỏi cơ quan Hải quan phải thông quan một cách rất khẩn trương cho hàng hóa XNK, do vậy thời gian để cán bộ tính thuế kiểm tra toàn bộ thông tin trên bộ hồ sơ hàng hóa XNK thường không được phép kéo dài quá 10 phút. Mặc dù Luật Hải quan cho phép thời gian thông quan đối với một lô hàng từ khi người nhập khẩu hoàn tất thủ tục khai báo cho đến khi hàng hóa được thông quan là 8 giờ làm việc, nhưng với áp lực công việc thì trong một giờ làm việc ở những cửa khẩu lớn thì một cán bộ tính thuế thường phải hoàn tất việc kiểm tra thuế cho 5 – 7 bộ hồ sơ hàng nhập khẩu. Với áp lực công việc như vậy, rất khó để cán bộ tính thuế có thể kiểm tra thật chặt chẽ và thẩm định đánh giá độ tin cậy của các thông tin liên quan đến trị giá hải quan của hàng hóa.

Theo báo cáo tổng kết công tác quản lý giá các năm từ 2006 – 2011 thì đội ngũ cán bộ làm công tác trị giá của Ngành Hải quan đạt con số cực đại trong khoảng các năm 2008 – 2009, còn sau đó thì do việc xóa bỏ Phòng Trị giá tính thuế để thành lập Phòng Thuế XNK vào năm 2010 theo quyết định của Bộ Tài chính. Thực tế cho thấy, bắt đầu từ năm 2010 đội

ngũ cán bộ làm công tac giá của Ngành Hải quan có suy giảm do thay đổi cơ cấu tổ chức, ví dụ như năm 2009 số cán bộ làm công tác chuyên trách về trị giá ở cấp Cục của Cục Hải quan Hà Nội là 10 người, nhưng đến nay Phòng Trị giá tính thuế được thay thế bằng Phòng Thuế XNK và số cán bộ chuyên trách tại cấp Cục chỉ còn là 4 cán bộ. Số liệu báo cáo tổng kết của Tổng cục Hải quan trong các năm 2006 – 2011 cho thấy sự biến động về số cán bộ làm công tác giá của ngành Hải quan (xem bảng 3.1).

Bảng 3.1: Số cán bộ làm công tác giá ngành Hải quan giai đoạn 2006 – 2011

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Số CB chuyên trách công tác giá 48 77 78 119 107 82

Số CB kiêm nhiệm công tác giá 457 550 563 536 509 430

Cộng 505 627 641 655 616 512

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Tóm tắt chƣơng 3:

Nội dung nghiên cứu tại chương 3 cho ta một góc nhìn bao quát về địa bàn nghiên cứu, ở đây là tổng quan chung và rõ nét về bộ máy tổ chức của Ngành Hải quan Việt Nam từ cấp trung ương cho đến cấp địa phương. Chương 3 cũng đã đi sâu chỉ rõ chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị trong tổng thể bộ máy Ngành Hải quan, mà đặc biệt đã tập trung nghiên cứu về bộ máy ngành dọc của công tác xác định trị giá hải quan từ cấp Tổng cục (Cục Thuế XNK) cho đến cấp Cục Hải quan địa phương (Phòng Thuế XNK) và cấp cuối cùng nhưng có vai trò quyết định của công tác xác định trị giá hải quan là cấp Chi cục.

Kết quả nghiên cứu của chương 3 cũng đã chỉ ra những bất cập về công tác tổ chức, những khó khăn do cường độ và áp lực công việc của cán bộ xác định trị giá hải quan là quá cao, đây là nội dung cần xem xét để tìm giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quản của công tác xác định trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG

NHẬP KHẨU THEO HIỆP ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN GIAI ĐOẠN 2006 - 2011

Gian lận thương mại trong hoạt động kinh doanh buôn bán nói chung và trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng là mặt trái của nền kinh tế thị trường. Nhất là ở một nước đang trong quá trình phát nền triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế như Việt Nam hiện nay. Việc gian lận trốn thuế qua khai báo thấp trị giá của hàng nhập khẩu sẽ ảnh hưởng và có tác dụng tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Trước hết, nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu ngân sách quốc gia, khi mà số thu từ thuế nhập khẩu của ta còn chiếm khoảng 30% tổng thu ngân sách Nhà nước hàng năm. Vì vậy, thất thu thuế nhập khẩu sẽ gây ảnh hướng lớn đến kế hoạch sử dụng ngân sách ở cấp độ vĩ mô, ảnh hưởng đến các khoản đầu tư theo kế hoạch chi tiêu của Chính phủ. Đối với môi trường kinh doanh, gian lận trốn thuế qua giá hàng nhập khẩu tác động tạo ra môi trường kinh doanh bất bình đẳng với các Doanh nghiệp làm ăn chính đáng, trung thực. Không có tác động thúc đẩy giao lưu thương mại, làm ảnh hưởng đến môi trường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo ra tâm lý không tôn trọng Pháp luật kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực đến các chính sách kinh tế, xã hội khác của Nhà nước… Với nền sản xuất trong nước, thì gian lận trốn lậu thuế qua giá sẽ là cơ hội để các loại hàng hóa chất lượng thấp, có mức giá rẻ tràn vào thị trường nội địa, phá hoại các ngành sản xuất trong nước. Ngoài ra trốn lậu thuế qua việc khai báo thấp trị giá tính thuế còn đưa lại cho nền kinh tế những hậu quả không thể kể ra hết như: chảy máu ngoại tệ, mất kiểm soát cán cân thương mại, lạm phát, thất nghiệp tăng cao… Cũng vì đó mà các

cơ quan quản lý Nhà nước với tư cách là người quản lý và điều hành nền kinh tế cần có những chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.

Để có thể nắm bắt được thực trạng của công tác xác định trị giá tính thuế đối với hàng nhập nhập khẩu một cách tổng quan nhất, trước tiên chúng ta cần đi vào nghiên cứu và làm rõ về hệ thống văn bản pháp lý quy định việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.

4.1.1. Cơ sở pháp lý của việc xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu

4.1.1.1. Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ

Quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; và Thông tư 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 40/2007/NĐ-CP của Chính phủ. Đây là những văn bản pháp quy có tính chuyên môn cao, chuyển tải toàn bộ nội dung và tinh thần của Hiệp định trị giá hải quan GATT/WTO vào hệ thống văn bản nội luật của Việt Nam. Toàn bộ nội dung và các nguyên tắc của Hiệp định đã được Luật hóa thành văn bản thực hiện tại Việt Nam theo cam kết quốc tế. Cho đến nay, Nghị định 40/2007/NĐ-CP và Thông tư 205/2010/TT-BTC đang được Hải quan Việt Nam cũng như cộng đồng doanh nghiệp sử dụng làm căn cứ pháp lý vững chắc để xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa XNK [12].

4.1.1.2. Luật Hải quan

Theo quy định của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 được Quốc Hội thông qua ngày 14/6/2005 thì [28]:

- Trị giá hải quan: được sử dụng làm cơ sở cho việc tính thuế và thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Khi có nghi vấn về trị giá khai báo của người nhập khẩu, thì cơ quan Hải quan có quyền kiểm tra và yêu cầu người nhập khẩu chứng minh tính trung thực của các thông tin đã khai

báo. Việc kiểm tra của cơ quan Hải quan đối với các trường hợp này có thể thực hiện trước, trong và sau khi hàng hóa đã được thông quan.

- Cơ quan Hải quan có quyền thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với các trường hợp có dấu hiệu gian lận thuế, gian lận thương mại, vi phạm qui định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu. Hoặc khi cơ quan Hải quan có thông tin nghi vấn về các dấu hiện gian lận thương mại. Mục đích của việc kiểm tra sau thông quan là:

+ Thẩm định tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ mà chủ hàng, người được chủ hàng uỷ quyền, tổ chức, cá nhân trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu đó khai, nộp, xuất trình với cơ quan Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đó được thông quan.

+ Thẩm định việc tuân thủ pháp luật trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

4.1.1.3. Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 14/6/2005

Một số điều khoản có liên quan đến thuế nhập khẩu hàng hóa như sau [27]:

- Điều 9 quy định: “Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo hợp đồng, phù hợp với cam kết quốc tế”.

- Điều 13 quy đ ịnh: Đối tượng nộp thuế có trách nhiệm kê khai thuế đầy đủ, chính xác, minh bạch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai; nộp tờ khai hải quan cho cơ quan hải quan, tính thuế và nộp thuế vào ngân sách nhà nước.

- Điều 23 quy định: việc xử lý đối với các trường hợp khai man trốn thuế như sau:

+ Khai man thuế, trốn thuế thì ngoài việc phải nộp đủ tiền thuế theo quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị phạt tiền từ một đến năm lần số tiền thuế gian lận.

+ Khi phát hiện có sự gian lận, trốn thuế, cơ quan Hải quan có trách nhiệm truy thu tiền thuế, tiền phạt trong thời hạn năm năm trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự gian lận, trốn thuế; trường hợp nhầm lẫn về thuế, cơ quan Hải quan có trách nhiệm truy thu hoặc hoàn trả tiền thuế đó trong thời hạn 365 ngày trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự nhầm lẫn đó. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan mà đối tượng nộp thuế tự phát hiện ra những sai sót, nhầm lẫn và chủ động nộp số tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước thì được miễn áp dụng các hình thức xử phạt.

+ Người có hành vi trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

4.1.1.4. Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006

Một số quy định có liên quan đến quản lý thuế xuất nhập khẩu như sau [29]:

- Điều 39 quy định: Cơ quan Hải quan có trách nhiệm ấn định thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp:

a) Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai báo căn cứ tính thuế, tính và kê khai số thuế phải nộp; không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, chính xác các căn cứ tính thuế làm cơ sở cho việc tính thuế.

b) Người khai thuế từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài quá thời hạn quy định việc cung cấp các tài liệu liên quan cho cơ quan hải quan để xác định chính xác số thuế phải nộp.

c) Cơ quan Hải quan có đủ bằng chứng về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế.

d) Người khai thuế không tự tính được số thuế phải nộp”.

- Điều 74 quy định việc công khai thông tin vi phạm pháp luật về thuế:

Cơ quan quản lý thuế được công khai các thông tin vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế trên phương tiện thông tin đại chúng trong các trường hợp sau đây:

1. Trốn thuế, gian lận thuế, chây ỳ không nộp tiền thuế đúng thời hạn; 2.Vi phạm pháp luật về thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của tổ chức, cá nhân khác;

3.Không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật”.

- Điều 77 quy định việc kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế. - Điều 78 quy định việc kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế. - Điều 108 cho phép cơ quan Thuế được quyền phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế giân lận.

4.1.1.5. Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 của Chính phủ

Quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, tại Điều 14 cho phép cơ quan Thuế được quyền phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế gian lận.

Ngày 20/6/2012 Quốc Hội đã thông qua Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013 [30]. Để việc đấu tranh chống gian lận thương mại qua trị giá tính thuế hàng nhập khẩu đạt hiệu quả cao, đề nghị các Chính phủ và các bộ ngành chức năng sớm có văn bản hướng dẫn việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan.

4.1.1.6. Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 6/12/2010 của Bộ Tài chính

Hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa XNK [11]:

+ Điểm 2.e.4 Điều 14 Thông tư 194/2010/TT-BTC quy định việc kiểm tra xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải được thực

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo hiệp định trị giá hải quan GATT WTO (Trang 69 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)