Kết quả của công tác xác định trị giá tính thuế qua các giai đoạn triển

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo hiệp định trị giá hải quan GATT WTO (Trang 77 - 144)

5. Kết cấu Luận văn

4.1.2. Kết quả của công tác xác định trị giá tính thuế qua các giai đoạn triển

triển khai thực hiện Hiệp định Trị giá hải quan ở Việt Nam

Gian lận trị giá tính thuế với mục đích trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước là vấn đề rất nổi cộm và khá phức tạp, tất cả các quốc gia có nền công nghiệp phát triển nhất cũng đều bận tâm và tìm kiếm các giải pháp khắc phục nhằm ngăn chặn gian lận. Trong bối cảnh hội nhập với kinh tế thế giới với mục tiêu ổ định và phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước của ta hiện nay, thì hành vi gian lận của người nhập khẩu được phát sinh và hình thành cơ bản từ các yếu tố:

- Kẽ hở của cơ chế, chính sách.

- Từ sự yếu kém trong quản lý điều hành, năng lực kiểm soát cuả cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực Thuế, Hải quan.

- Môi trường xã hội, sự cạnh tranh không lành mạnh, mang tính nhất thời của một bộ phận trong cộng đồng doanh nghiệp.

- Gian lận thương mại nói chung, và gian lận trong trị giá khai báo hàng nhập khẩu nói riêng là mặt trái của cơ chế thị trường, hay nói cách khác thì đây là một thất bại của cơ chế thị trường mà chúng ta cần phải nhìn nhận để tìm giải pháp khắc phục.

Theo từng giai đoạn, căn cứ vào tình hình thực tế của diễn biến trốn lậu thuế qua giá của một bộ phận doanh nghiệp, mà Nhà nước có những quy định cụ thể để đưa ra phương thức quản lý công tác xác định trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu. Nhưng gian lận trị giá bằng những thủ đoạn khác nhau, người nhập khẩu vẫn tìm đủ mọi cách để trốn thuế thông qua việc khai báo trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu. Nhìn nhận một cách thật khách quan thì việc chống thất thu thuế qua trị giá khai báo của hàng hóa nhập khẩu luôn được đẩy mạnh, giai đoạn sau luôn có những phương thức ngăn chặn đạt hiệu quả cao hơn trước. Tuy nhiên, hành vi gian lận của một bộ phận doanh nghiệp cũng ngày càng tinh vi hơn, dẫn tới cơ quan quản lý luôn phải tìm ra các biện pháp mới để ngăn chặn tình trạng trốn lậu thuế.

4.1.2.1. Giai đoạn từ 2003 về trước

Giai đoạn này chúng ta thực hiện công tác xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu theo các văn bản: Thông tư số 82/1997/TT-BTC ngày 11/11/1997, Thông tư số 92/1999/TT-BTC ngày 24/07/1999 và Thông tư số 08/2002/TT-BTC ngày 23/01/2002 của Bộ Tài Chính; Quyết định số 283/1999/QĐ-TCHQ ngày 12/08/1999, công văn số 6436/TCHQ-KTTT ngày 19/12/2002 và 2959/TCHQ-TTT ngày 24/06/2003 của Tổng cục Hải quan. Theo đó, giá tính thuế hàng nhập khẩu được xác định dựa trên cơ sở bảng giá tính thuế do Bộ Tài Chính và Tổng cục Hải quan ban hành. Doanh nghiệp phải chấp nhận kinh doanh nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia

tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt trên cơ sở mức giá của mặt hàng nhập khẩu được quy định tại các bảng giá tối thiểu. Cũng theo quy định tại thời điểm đó thì nếu mức giá khai báo của các mặt hàng nhập khẩu cao hơn 80% so với mức giá của mặt hàng đó tại bản giá tối thiểu thì sẽ được xác định trị giá tính thuế theo giá khai báo, còn nếu giá khai báo thấp hơn 80% mức quy định tại bảng giá tối thiểu thì sẽ phải sử dụng mức giá tại bảng giá tối thiểu để làm căn cứ tính thuế hàng nhập khẩu.

Vì cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu như trên, nên giá khai báo trên hợp đồng thương mại không phản ảnh đúng thực tế trị giá giao dịch mà người mua và người bán đã đàm phán. Người nhập khẩu chủ yếu dựa vào bảng giá để tính thuế trong việc khai báo. Trong cộng đồng doanh nghiệp thời bấy giờ gian lận trị giá tính thuế hàng nhập khẩu bằng 2 hình thức phổ biến:

- Giá mua thực tế của hàng hóa nhập khẩu cao hơn mức giá tối thiểu: nhưng để nộp thuế thấp hơn, người mua tự lập hợp đồng giả để nộp vào bộ hồ sơ hải quan.

- Giá mua thực tế của hàng hóa nhập khẩu thấp hơn 80% so với mức giá tối thiểu: nhưng để hạn chế số thuế phải nộp doanh nghiệp tự lập hợp đồng giả nâng giá hợp đồng bằng 80% giá tối thiểu và nộp vào bộ hồ sơ hải quan.

Mặc dù vẫn xác định trong giai đoạn này tình hình gian lận trị giá là khá phổ biến nhưng cơ quan quản lý Nhà nước về hải quan cũng chỉ có công cụ quản lý hữu hiện nhất là bảng giá tối thiểu để hạn chế gian lận trị giá tính thuế hàng nhập khẩu. Và ở một góc độ nào đó thì các bảng giá tối thiểu do Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan ban hành trong thời điểm đó cũng có pháp huy tác dụng ngăn chặn trốn lậu thuế.

Có giai đoạn gần 4 năm (1999 - 2003) tình hình gian lận trị giá hàng nhập khẩu lên đến mức báo động vì lúc bấy giờ chính sách giá tính thuế

ngoài các mặt hàng đã được quy định giá tại các bảng giá do Bộ Tài chính gồm hàng hoá thuộc danh mục quản lý giá và Tổng cục Hải quan ban hành danh mục hàng không thuộc danh mục quản lý giá, theo đó tất cả các mặt hàng nhập khẩu mới phát sinh được tính theo giá hợp đồng, do đó việc khai báo giá của Doanh nghiệp là hết sức tuỳ tiện, vi phạm nghiêm trọng việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào Ngân sách.

Từ ngày 01/01/2003 căn cứ Quyết định số 149/2002/QĐ-BTC ngày 09/12/2002 của Bộ Tài Chính và công văn số 6436/TCHQ-KTTT ngày 19/12/2002, công văn số 2959/TCHQ-KTTT ngày 24/06/2003 của Tổng cục Hải quan, tình hình gian lận trị giá đã lắng xuống do Cục Hải quan các địa phương được phép xây dựng giá để bổ sung vào danh mục bảng giá tính thuế tối thiểu, chỉ tính riêng năm 2003 Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh đã xây dựng giá cho rất nhiều mặt hàng, tăng thu cho Ngân sách khoảng 112 tỉ đồng. Cũng tại thời điểm này, phương thức xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo bảng giá tối thiểu đã bộc lộ nhược điểm là giá tính thuế đã lạc hậu do đã sử dụng qua nhiều năm, xa rời trị giá thực tế của hàng hóa nhập khẩu. Bên cạnh đó thì Hải quan Việt Nam đã gấp rút để thực hiện thí điểm đề án xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo Hiệp định trị giá hải quan GATT/WTO.

4.1.2.2.Giai đoạn 2004 - 2005

Đây là giai đoạn Chính phủ phê duyệt và cho phép thực hiện thí điểm Hiệp định Trị giá hải quan GATT/WTO đối với 03 nhóm hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam gồm: Hàng nhập khẩu theo Luật đầu tư nước ngoài, hàng trong danh mục ưu đãi thuế quan của các nước trong khối Asean, và hàng hóa nhập khẩu từ 54 nước theo danh mục thông báo của Bộ Thương mại tại thời điểm đó. Ngoài ba nhóm mặt hàng thực hiện thí điểm, việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu vẫn thực hiện theo bảng giá

tối thiểu hoặc các mức giá tài định, tuy nhiên cũng đã có một vài điều chỉnh nhằm khách quan hơn trong việc xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu.

Đối với các mặt hàng được xác định trị giá hải quan theo Hiệp định trong giai đoạn này, người khai hải quan khai báo trị giá tính thuế trên nguyên tắc tự tính và tự chịu trách nhiệm, dẫn tới mức giá khai báo luôn có xu hướng bị tìm cách khai thấp hơn so với thực tế. Do chưa có kinh nghiệm trong việc thực hiện Hiệp định Trị giá hải quan GATT/WTO, nên lực lượng Hải quan cũng khó có thể kiểm tra, kiểm soát việc gian lận trị giá của cộng đồng doanh nghiệp. Đánh giá kết quả trong năm 2004 về công tác tham vấn các lô hàng nghi ngờ gian lận trị giá tại các đơn vị thuộc Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh đã dám nhìn thẳng và đánh giá: Mặc dù các đơn vị đã đạt được thành tích tăng thu cho ngân sách hơn 5 tỷ đồng, tuy nhiên đây chỉ mới là thành tích bước đầu, lực lượng Hải quan chuyên trách cần phải cố gắng nhiều hơn nữa, bằng mọi biện pháp để công tác quản lý giá tính thuế ngày càng đạt hiệu quả, đặc biệt chống gian lận qua giá, có một số nguyên nhân cần được làm rõ từ đó mỗi đơn vị có hướng khắc phục tốt. Ví dụ vừa nêu là một điểm hình trong việc một đơn vị lớn của Ngành Hải quan đã nhận thức và đánh giá được những nguy cơ tiềm ẩn trong việc gian lận trị giá khai báo. Thành tích tăng số thu cho ngân sách hơn 5 tỷ đồng của Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh trong năm 2004 được ví như phần nổi của tảng băng chìm, mà nhiệm vụ của công chống thất thu qua trị giá khai báo còn phải tiếp tục nhận dạng và tìm giải pháp khắc phục. Đây là giai đoạn đầu tiên áp dụng thí điểm Hiệp định Trị giá hải quan tại Việt Nam, và mục tiêu của giai đoạn này là nhằm rút ra được những kinh nghiệm cần thiết cho giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, tại thời điểm đó thì việc chống gian lận trong trị giá khai báo của hàng hóa nhập khẩu đã trở lên nóng bỏng, đòi hỏi phải có những giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác xác định trị giá tính thuế.

4.1.2.3.Giai đoạn 2006-2011

Kể từ 2006 Việt Nam bắt đầu thực hiện đầy đủ các nội dung của Hiệp định Trị giá hải quan để xác định trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu. Với quyết tâm chính trị cao, chúng ta đã liên tiếp sửa đổi hệ thống các văn bản pháp quy phù hợp với các cam kết quốc tế và nhu cầu hội nhập kinh tế thế giới, cụ thể như: sửa Luật Hải quan năm 2005, sửa Luật thuế XNK năm 2005, Luật quản lý thuế 2006, và đặc biệt nhất là ban hành Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 để hướng dẫn việc xác định trị giá tính thuế theo Hiệp định Trị giá hải quan và Thông tư số 40/2008/TT-BTC ngày 21/5/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định 40/2008/NĐ-CP. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện thì Thông tư 40/2008/TT-BTC ngày 21/5/2008 đã bộ lộ một số bất cập, để kịp thời khắc phục đáp ứng yêu cầu của công tác xác định trị giá tính thuế ngày 15/12/2010 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 205/2010/TT-BTC để thay thế Thông tư 40/2008/TT-BTC đồng thời bổ sung những nội dung phát sinh mà trước đó hệ thống chính sách chưa điều chỉnh.

Một loạt các thay đổi trong hệ thống chính sách liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế cho thấy đây là công tác mang tính trọng tâm trọng điểm mà ngành Hải quan Việt Nam và các cấp lãnh đạo đặc biệt quan tâm và luôn theo sát diễn biến quá trình triển khai thực hiện Hiệp định Trị giá hải quan. Mọi vướng mắc về mặt kỹ thuật đều được kịp thời tìm ra các biện pháp khắc phục, và có văn bản điều chỉnh tháo gỡ cho cả cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan Hải quan trong các vấn đề liên quan đến trị giá. Văn bản điều chỉnh sau luôn kế thừa những ưu điểm, những mặt đã làm được, đồng thời khẩn trương khắc phục những tồn tại của văn bản trước đó. Kết quả là từ năm 2006 đến nay, việc gian lận qua trị giá tính thuế luôn giảm dần theo các năm, cụ thể là số thu thuế từ hàng hóa nhập khẩu năm

sau luôn cao hơn năm trước thể hiện ở bảng thống kê số thu nộp ngân sách dưới đây của ngành Hải quan:

Bảng 4.1: Số thu thuế của ngành Hải quan giai đoạn 2006 – 2011

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Số thu thuế từ hàng nhập khẩu 56.950 79.244 107.453 133.202 168.177 194.218 Số thu thuế từ hàng xuất khẩu 3.979 5.720 18.033 10.295 13.121 22.391 Số thu khác 110 114 151 154 246 265 Cộng 61.039 85.078 125.637 143.651 181.544 216.874

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Các biện pháp mạnh mẽ được đưa ra để kịp thời điều chỉnh và chống thất thu thuế qua giá hiệu quả nhất phải kể đến là việc ban hành bảng các bảng giá kiểm tra ở cấp Tổng cục và cấp Cục Hải quan địa phương. Cụ thể là:

- Bảng giá kiểm tra đầu tiên do Tổng cục Hải quan ban hành số 1646/TCHQ-KTTT ngày 10/4/2008 và kèm theo đó là hai lần sửa đổi bổ sung số 2292/TCHQ-KTTT ngày 19/5/2008 và bảng giá số 2722/TCHQ- KTTT ngày 9/6/2008. Tại các danh mục này Tổng cục Hải quan đưa vào quản lý và xây dựng mức giá kiểm tra đối với các mặt hàng ô tô và xe gắn máy nhập khẩu [33].

- Bảng giá kiểm tra thứ hai số 4046/TCHQ-KTTT ngày 21/8/2008, ở lần ban hành này Tổng cục Hải quan xây dựng và đưa vào quản lý đối với 9 nhóm mặt hàng có khả năng gian lận trị giá tính thuế cao đó là: ô tô, xe máy, máy điều hòa nhiệt độ, máy giặt, tủ lạnh, động cơ nổ, rượu-bia, bếp ga, ti vi. Tính cho đến tháng 10/2009 bảng giá số 4046/TCHQ-KTTT đã được 5 lần sửa đổi bổ sung thông tin để theo xát thực tình hình thực tế [34].

- Bảng giá số 3951/TCHQ-KTTT ngày 2/10/2009 đã nâng số nhóm mặt hàng cần xây dựng giá kiểm tra lên 11 nhóm mặt hàng gồm: ô tô, xe máy, máy điều hòa nhiệt độ, máy giặt, tủ lạnh, động cơ nổ, bếp ga, sắt thép, kính xây dựng, vải, rượu-bia. Bảng giá 3951/TCHQ-KTTT được Tổng cục Hải quan sửa đổi bổ sung tại 745/TCHQ-KTTT ngày 8/2/2010 [35].

- Bảng giá hiện nay đang có giá trị hiệu lực là bảng giá số 348/TCHQ- TXNK được ban hành ngày 21/1/2011 và danh mục sửa đổi bổ sung số 2334/TCHQ-TXNK ngày 23/5/2011. Tại danh mục này xây dựng mức giá kiểm tra của 13 nhóm mặt hàng: rượu-bia, vải, kính xây dựng, sắt thép, bếp ga, động cơ nổ, điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt, tổ máy phát điện, điện thoại di động, ô tô, xe máy [36].

- Cục Hải quan các địa phương cũng đồng thời ban hành bảng giá kiểm tra thuộc cấp Cục, để làm cơ sở đối chiếu và xác định xác định các dấu hiệu nghi vấn về trị giá tính thuế do người khai hải quan cung cấp.

Đồng thời với việc ban hành các bảng giá kiểm tra, ngành Hải quan còn liên tục tăng cường việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu từ thông tin khai báo của các mặt hàng nhập khẩu nhằm đáp ứng cho nhu cầu khai thác và sử dụng thông tin phục vụ cho việc xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu. Việc áp dụng công nghệ thông tin để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về trị giá tính thuế được nối mạng ở cấp độ toàn quốc. Từ năm 2011 trở về trước thì thông tin xác định trị giá tính thuế của một mặt

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo hiệp định trị giá hải quan GATT WTO (Trang 77 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)