5. Kết cấu Luận văn
1.4.5. Kinh nghiệm của Hải quan Indonexia
Tương tự Thái Lan, Indonexia áp dụng thực hiện Hiệp định Trị giá hải quan từ năm 2000. Vì công tác quản lý chưa được chặt chẽ nên trong thời gian đầu thực hiện Hiệp định, số thu thuế từ hàng hóa nhập khẩu bị giảm so với thời gian trước đó mặc dù số liệu về kim ngạch nhập khẩu lại có chiều hướng đi lên, gây ảnh hưởng lớn đến cán cân thương mại [21]. Trước tình hình đó, Hải quan Indonexia đã xắp xếp lại tổ chức và cải tiến quy trình nghiệp vụ nhằm thực hiện các biện pháp chống thất thu qua trị giá tính thuế. Tại khâu thông quan, cán bộ Hải quan cửa khẩu thực hiện kiểm tra các thông tin khai báo liên quan đến trị giá tính thuế, so sánh trị giá khai báo với mức giá có trong cơ sở dữ liệu và kết hợp với thông tin thu thập được từ nhiều nguồn khác để thẩm định và đánh giá độ tin cậy của trị giá khai báo. Đối với các mức
giá khai báo thấp hơn 80% so với cơ sở dữ liệu của cơ quan Hải quan thì sẽ coi đó là một dấu hiệu nghi vấn cần tập trung làm rõ.
Bộ phận Kiểm tra sau thông quan được coi như cánh tay nối dài của trong công tác nghiệp vụ của Hải quan Indonexia, dựa vào các thông tin nghi vấn tạ khâu thông quan để quyết định kiểm tra sau thông quan đối nhằm làm rõ nghi vấn đối với các các lô hàng thuộc diện này [50]. Luật pháp cho phép Hải quan Indonexia có thẩm quyền kiểm tra sổ sách kế toán của doanh nghiệp khi có nghi ngờ về trị giá giao dịch, đây là một điều kiện thuận lợi để cơ quan quản lý đưa ra trước ánh sánh những gian lận trong trị giá khai báo của hàng hóa nhập khẩu với mục đích trốn lậu thuế.
Kết hợp với nghiệp vụ kiểm tra trước và sau khi thông quan, cơ quan Hải quan Indonexia còn sử dụng các công cụ hỗ trợ như: áp dụng mô hình quản lý rủi ro trong công tác kiểm tra trị giá tính thuế, tập trung thu thập thông tin từ nhiều nguồn để xây dựng cơ sở dữ liệu về trị giá tinh thuế phục vụ cho việc phân tích đánh giá độ tin cậy trong thông tin khai báo của người khai hải quan. Với kinh nghiệm chống thất thu thuế qua trị giá hàng nhập khẩu của Indonexia đã cho thấy vai trò nổi bật của công tác hậu kiểm, kiểm tra sau thông quan là một bước nghiệp vụ quan trọng góp phần chống thất thu thuế.