5. Kết cấu Luận văn
1.4.3. Kinh nghiệm của Hải quan Nhật Bản
Sớm hơn New Zealand, Nhật Bản triển khai Hiệp định Trị giá hải quan từ năm 1981, hay nói cách khác thì Nhật Bản là quốc gia áp dụng ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Mô hình tổ chức của Hải quan Nhật bản gồm cấp trung ương đặt tại Tokyo và Hải quan cấp vùng, Trung tâm xác định trị giá thuộc Hải quan cấp Trung ương có trách nhiệm hỗ trợ công tác nghiệp vụ cho Hải quan cấp Vùng. Các bước nghiệp vụ của Hải quan Nhật Bản được chia làm hai giai đoạn cơ bản là khâu thông quan và khâu kiểm tra sau thông quan [22].
Tại khâu thông quan, với tính tự giác rất cao của các doanh nghiệp, Nhật Bản áp dụng cơ chế doanh nghiệp tự khai báo, tự tính thuế và tự chịu trách nhiệm về kết quả tính toán của mình, cơ quan Hải quan không làm thay cũng không áp đặt kết quả xác định trị giá. Cán bộ trị giá hải quan thuộc Phòng Trị giá hải quan (cấp Vùng) có vai trò tư vấn hướng dẫn người khai xác định trị giá hàng hóa khi có đề nghị. Về cơ bản các thông tin khai báo của Doanh nghiệp đều được ghi nhận và thông quan hàng hóa tạo điều kiện cho sự thông thoáng trong hoạt động ngoại thương. Việc kiểm tra sau thông quan đối với công tác xác định trị giá hải quan sẽ làm rõ được tính chính xác, trung thực của các thông tin khai báo liên quan đến trị giá tính
thuế của hàng nhập khẩu. Cán bộ trị giá hải quan ngoài yêu cầu phải có kiến thức sâu về xác định trị giá Hải quan theo Hiệp định Trị giá hải quan còn phải là người am hiểu sâu sắc về ngành hàng mình phụ trách [22].
Qua kinh nghiệm của Hải quan Nhật Bản trong việc chống gian lận trong trị giá tính thuế hàng nhập khẩu, cho thấy ý thức tuân thủ pháp luật của cộng đồng doanh nghiệp có vai trò quyết định, về mô hình tổ chức khoa học hiệu quả đạt được yêu cầu thông thoáng trong hoạt động ngoại thương nhưng vẫn luôn đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước. Đối với Việt Nam chúng ta, thì bài học về tính tuân thủ pháp luật của cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản có ý nghĩa sâu sắc, vô cùng quan trọng trong công tác vận động tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật trong toàn xã hội.