Phương pháp trị giá tính toán

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo hiệp định trị giá hải quan GATT WTO (Trang 26 - 144)

5. Kết cấu Luận văn

1.1.4.5. Phương pháp trị giá tính toán

Quy định trị giá hải quan của hàng hoá nhập khẩu được căn cứ vào trị giá tính toán. Trị giá tính toán sẽ bao gồm các khoản sau:

- Giá thành hoặc trị giá nguyên vật liệu và bán thành phẩm hoặc các chi phí gia công khác đã sử dụng vào sản xuất hàng nhập khẩu;

- Khoản lợi nhuận và chi phí chung;

- Giá thành hoặc trị giá của mọi chi phí khác cần thiết theo Điều 8.2 gồm: chi phí vận tải tới cảng hoặc dịa điểm nhập khẩu, chi phí xếp dỡ và chi phí làm hàng liên quan đến hàng hóa nhập khẩu tới cảng hoặc địa điểm nhập khẩu, chi phí bảo hiểm.

1.1.4.6. Phương pháp dự phòng (hay còn gọi là phương pháp suy luận):

Là phương pháp xác định trị giá hải quan cuối cùng quy định trong Hiệp định. Phương pháp này được nêu tại Điều 7 của Hiệp định như sau:

“Nếu trị giá hải quan của hàng hoá nhập khẩu không thể xác định được theo các quy định từ Điều 1 đến Điều 6 thì trị giá hải quan sẽ được xác định bằng các phương pháp hợp lý nhất quán với các nguyên tắc và quy định chung của Hiệp định này và với Điều VII của GATT 1994 và trên cơ sở các dữ liệu hiện có của nước nhập khẩu” [23], [24]. Như vậy có thể hiểu rằng, nếu như không thể xác định được trị giá hải quan của hàng hoá nhập khẩu bằng 5 phương pháp trước đó thì cơ quan hải quan có thể sử dụng bất cứ một phương pháp nào phù hợp với các nguyên tắc chung, dựa trên những cơ sở dữ liệu có sẵn tại nước nhập khẩu để suy luận nhằm xác định trị giá tính thuế cho hàng nhập khẩu.

Tuy nhiên, để thực hiện được theo phương pháp này thì cũng phải tuân thủ những hạn chế như: không được sử dụng giá bán hàng trong nội địa nước xuất khẩu, nước nhập khẩu hay giá bán cho một nước không phải nước nhập khẩu; không được sử dụng phương pháp tính toán khác với

phương pháp tính toán đã quy định trong Hiệp định; không được sử dụng giá tối thiểu hay giá áp đặt, giả định để làm trị giá hải quan.

Khi xác định trị giá hải quan hàng hóa nhập khẩu, cơ quan Hải quan phải tuân thủ những yêu cầu hết sức nghiêm ngặt, chỉ được căn cứ vào những số liệu khách quan, định lượng được, số liệu kế toán và phải luôn tôn trọng các chi tiết trong quan hệ giao dịch mua bán hàng hoá. Mặc dù có nghi ngờ về trị giá đã khai báo của người nhập khẩu, nhưng không có đầy đủ bằng chứng, và người nhập khẩu chứng minh được tính xác thực của khai báo thì cơ quan Hải quan không có quyền loại bỏ trị giá khai báo. Trong trường hợp đó cơ quan Hải quan sẽ được phép sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, và phải tiến hành sau khi đã giải phóng hàng hoá. Việc này vừa đảm bảo tốc độ thông quan hàng hoá tại cửa khẩu mà còn mở rộng quyền lực của cơ quan Hải quan trong công tác quản lý hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu sau khi hàng đã vào sâu trong thị trường nội địa.

Như vậy, 6 phương pháp xác định trị giá hải quan theo Hiệp định đều có một hướng đích chung nhất là “trị giá giao dịch” của hàng hóa. Nếu hàng hóa được xác định trị giá hải quan theo “phương pháp trị giá giao dịch” thì khi đó trị giá hải quan sẽ phản ánh trung thực nhất về trị giá của hàng hóa đó, tuy nhiên trị giá này phải thỏa mãn 4 điều kiện nêu tại Điều 1 và điều chỉnh theo các nội dung được quy định tại Điều 8 của Hiệp định (nếu có). Các phương pháp xác định trị giá hải quan càng về sau sẽ có độ dung sai càng lớn do các điều kiện suy luận ở các phương pháp sau sẽ luôn được mở rộng hơn, cũng vì đó mà Hiệp định yêu cầu phải dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá tính thuế [46], [48], [50].

1.1.5. Những điều kiện cơ bản để thực hiện Hiệp định Trị giá Hải quan

Hiệp định Trị giá hải quan là một bộ phận cấu thành trong hệ thống hiệp định chung của WTO nó có tác dụng thúc đẩy tự do hóa và phát triển thương mại quốc tế. Đây cũng chính điều kiện bắt buộc phải thực hiện đối

với tất cả mội thành viên của tổ chức này. Tuy nhiên, để áp dụng thành công Hiệp định Trị giá hải quan GATT/WTO thì mỗi quốc gia cần phải chuẩn bị một số các điều kiện cơ bản về: hệ thống văn bản pháp luật, đạt chuẩn về hệ thống kế toán, khả năng kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý, khả năng thu thập và xử lý thông tin nhằm phục vụ cho công tác xác định trị giá hải quan.

1.1.5.1. Yêu cầu về hệ thống văn bản pháp luật

Điều 22 của Hiệp định nêu rõ: "Các nước thành viên phải đảm bảo sự phù hợp của các luật, quy định và các thủ tục hành chính với các quy định của Hiệp định này không muộn hơn ngày thành viên đó áp dụng các quy định của Hiệp định này” [23]. Do vậy, để triển khai thực hiện Hiệp định Trị giá hải quan các nước thành viên phải chuyển tải toàn bộ nội dung của Hiệp định vào hệ thống văn bản pháp quy, hay nói cách khác là Luật hoá nội dung của Hiệp định. Các văn bản Luật triển khai thực hiện Hiệp định phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản như: hiệp lực thi hành không muộn hơn ngày áp dụng Hiệp định, chuyển tải đầy đủ nội dung của Hiệp định, đáp ứng yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính.

Để việc thực hiện Hiệp định được minh bạch và ổn định, Điều 22 nêu rõ: "Mỗi thành viên phải thông báo cho uỷ ban về bất kỳ sự thay đổi nào trong các luật và quy định của minh liên quan đến Hiệp định..." [23]. Theo đó tất cả mọi thay đổi trong luật pháp quốc gia của các nước thành viên phải được gửi đến Uỷ ban về định giá thuế quan (thuộc WTO) để xem xét, điều này có ý nghĩa bắt buộc các nước thành viên phải có được hệ thống luật pháp tuân thủ Hiệp định, ổn định và minh bạch. Tính minh bạch này phải được thể hiện không chỉ trong các văn bản luật mà còn trong các quy định, quy tắc, quyết định và hướng dẫn thực hiện luật. Từ đó góp phần tạo điều kiện để người nhập khẩu chủ động trong hoạt động kinh doanh, cũng vì đó mà mỗi nước thành viên phải có trách nhiệm đẩy mạnh cải cách thủ

tục hành chính theo hướng thuận lợi cho việc phát triển thương mại giao thương quốc tế.

Mặt khác đòi hỏi cộng đồng doanh nghiệp cũng cần phải tự nâng cao trình độ nhận thức, tìm hiểu các quy định của các điều ước quốc tế nói chung và Hiệp định Trị giá hải quan nói riêng. Sự hợp tác của cộng đồng doanh nghiệp giúp cho cơ quan quản lý tăng cường được khả năng giám sát, tạo ra sự bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh theo sự điều tiết của cơ chế thị trường giữa các doanh nghiệp có hàng hoá nhập khẩu. Một lần nữa chính sự tuân thủ pháp luật của cộng đồng doanh nghiệp là động cơ để cơ quan quản lý nhà nước phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, điều chỉnh hệ thống pháp luật theo hướng có lợi cho việc thúc đẩy thương mại quốc tế, đó chính là mục tiêu chung nhất của Hiệp định Trị giá hải quan.

1.1.5.2. Yêu cầu về cơ chế giám sát việc thực hiện Hiệp định

Theo tinh thần Hiệp định Trị giá hải quan thì cơ sở căn bản để xác định trị giá hải quan phải là trị giá giao dịch của chính hàng hóa đó, người nhập khẩu được quyền tự khai báo trị giá giao dịch hoặc các yếu tố cần thiết, để từ đó cơ quan hải quan ra quyết định xác định trị giá hải quan. Cũng từ đó mà một số người nhập khẩu vì mục đích lợi nhuận đã tìm mọi cách để khai báo sai trị giá giao dịch nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế. Mặt khác thì cũng có trường hợp người nhập khẩu không nắm được rõ các quy định, các điều kiện và các khoản phải cộng vào trị giá hàng nhập khẩu, nên dẫn đến khai báo không đúng về trị giá tính thuế. Để giải quyết vấn đề này, Điều 17 của Hiệp định nêu rõ “Không một điều khoản nào của Hiệp định này được hiểu theo nghĩa hạn chế hay nghi ngờ quyền của hải quan trong việc kiểm tra tính trung thực hoặc độ chính xác của mọi báo cáo, chứng từ hoặc khai báo hải quan đã xuất trình cho mục đích xác định trị giá hải quan”. Theo đó, cơ quan Hải quan có thể sử dụng các biện

pháp nghiệp vụ để nhằm xác định đúng trị giá tính thuế của hàng nhập khẩu [47],[48] như:

- Kiểm tra, đối chiếu các thông tin khai báo với các thông tin có sẵn của cơ quan Hải quan để xác định các dấu hiệu nghi vấn.

- Tổ chức tham vấn để người nhập khẩu và cơ quan Hải quan trao đổi các thông tin liên quan đến trị giá hàng nhập khẩu.

- Xây dựng hệ thống kiểm tra sau khi đã giải phóng hàng nhằm xác minh tính trung thực trong khai báo của doanh nghiệp.

Việc kiểm tra sau khi đã giải phóng hàng cho phép cơ quan Hải quan có quyền dựa trên các thông tin có sẵn trong cơ sở dữ liệu để kiểm tra trị giá khai báo, bằng cách phân tích các giao dịch của doanh nghiệp, đề nghị doanh nghiệp đến tham vấn tại cơ quan hải quan để chứng minh cho các khai báo, hoặc đến trụ sở của doanh nghiệp để kiểm toán đối với các sổ sách, chứng từ kế toán của doanh nghiệp. Một hệ thống kiểm tra sau giải phóng hàng minh bạch – chuyên nghiệp – hiệu quả [44], kết hợp với các chế tài pháp luật nghiêm minh là cơ sở vững chắc đảm bảo cộng đồng doanh nghiệp sẽ tuân thủ các quy định trong xác định trị giá hải quan.

1.1.5.3. Yêu cầu đối với việc xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc xác định trị giá hải quan

Trong quá trình xác định trị giá hải quan, Cơ quan Hải quan có trách nhiệm kiểm tra đối chiếu thông tin do người nhập khẩu khai báo, đánh giá độ tin cậy của trị giá khai báo. Mặc dù có trách nhiệm phải tôn trọng những khai báo của doanh nghiệp, xác định trị giá hải quan của hàng hoá dựa trên thông tin khai báo, nhưng cơ quan Hải quan vẫn có quyền kiểm tra tính trung thực, chính xác trong thông tin khai báo của doanh nghiệp sau khi hàng hoá đã được thông quan. Do vậy, vấn đề xây dựng cơ sở dữ liệu và thông tin phục vụ cho việc kiểm tra được đặt ra như một trong những công

cụ hữu hiệu giúp cơ quan Hải quan thực hiện nhiệm vụ xác định trị giá hải quan và nhiệm vụ kiểm tra sau khi hàng hóa đã được thông quan [46].

Cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác xác định trị giá hải quan là: tất cả các thông tin liên quan đến việc kiểm tra, xác định trị giá tính thuế do người khai hải quan khai báo, cung cấp cho cơ quan Hải quan hoặc do cơ quan Hải quan thu thập được liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, được quản lý và sử dụng trong nội bộ ngành Hải quan để phục vụ công tác kiểm tra trị giá khai báo, xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Nguồn thông tin dữ liệu giá tính thuế phải được thu thập, cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác theo một hệ thống thống nhất, được lưu giữ tập trung tại một trung tâm dữ liệu và cung cấp cho các đơn vị trong ngành Hải quan khai thác, sử dụng. Đối tượng thu thập, cập nhật, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu giá là các cán bộ, công chức làm công tác giá tại các cấp trong ngành Hải quan. Các đơn vị được cập nhật, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu giá phải phân quyền đến từng cán bộ, công chức phù hợp chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân cụ thể. Việc trao đổi, cung cấp các thông tin trong cơ sở dữ liệu giá trong hệ thống phải tuân thủ các nguyên tắc về bảo mật và quản lý hệ thống.

Như vậy, hệ thống cơ sở dữ liệu để phục vụ cho công tác xác định trị giá tính thuế của cơ quan Hải quan luôn được cập nhật bổ sung thông tin về hàng hóa từ nhiều nguồn khác nhau. Qua đó sẽ đáp ứng tốt yêu cầu khai thác và sử dụng cho mục đích xác định trị giá tính thuế trong toàn hệ thống.

1.1.5.4. Yêu cầu đối với hệ thống kế toán

Hiệp định yêu cầu việc xác định trị giá hải quan phải dựa trên các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP) [50] “… là sự đồng thuận được thừa nhận hoặc ủng hộ lớn của các cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi một nước tại một thời điểm cụ thể về cách ghi sổ kế toán như thế nào là nghĩa vụ và nguồn lực kinh tế vào tài sản nợ và có, những thay

đổi nào trong tài sản có và nợ cần phải ghi sổ, phải đánh gí tài sản có, nợ và sự thay đổi của hai tài khoản này như thế nào, cần tiết lộ những thông tin gì và tiết lộ như thế nào, và cần phải lập những báo cáo tài chính nào. Những tiêu chuẩn này có thể là các nguyên tắc chỉ đạo chung cũng như các thông lệ và thủ tục chi tiết”.

Hệ thống tài chính kế toán theo chuẩn mực quốc gia, hay quốc tế, lưu trữ các sổ sách và ghi chép số liệu minh bạch sẽ giúp người nhập khẩu và cơ quan Hải quan có những thông tin đáng tin cậy để xác định trị giá hải quan cho hàng hoá nhập khẩu theo Điều 5 (phương pháp khấu trừ) và Điều 6 (phương pháp tính toán) của Hiệp định. Vì vậy, có thể nói, việc quy định và ban hành một chuẩn mực thống nhất về kế toán tài chính trên toàn quốc sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi góp phần thực hiện Hiệp định có hiệu quả. Mặt khác, một hệ thống sổ sách kế toán minh bạch, đạt chuẩn sẽ giúp cho cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan được nhanh chóng và đạt hiệu quả cao, từ đó góp phần vào thành công của các nước thành viên trong việc triển khai thực hiện Hiệp định Trị giá hải quan.

1.2. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN

Ở VIỆT NAM

1.2.1. Giai đoạn chuẩn bị thực hiện Hiệp định (1997-2003)

1.2.1.1. Công tác nghiên cứu nội dung Hiệp định Trị giá hải quan

Công tác chuẩn bị luôn có vai trò quyết định sự thành công của các giai đoạn tiếp theo, vào thời điểm đó thì Hiệp định Trị giá hải quan còn rất mới đối với cộng đồng doanh nghiệp cũng như đối với các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam. Thông qua hỗ trợ của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), Việt Nam đã tham khảo kinh nghiệm của một số nước phát triển và trong khối Asean để tiến hành xây dựng lộ trình triển khai thực hiện Hiệp định Trị giá hải quan theo các nhóm công việc chủ yếu gồm:

- Dịch toàn bộ nội dung Hiệp định Trị giá hải quan và các phần chú giải sang tiếng Việt Nam: Nội dung của Hiệp định có giá trị pháp lý ở cấp độ quốc tế, mà theo đó các nước thành viên của WTO phải nghiêm chỉnh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo hiệp định trị giá hải quan GATT WTO (Trang 26 - 144)