Luật Hải quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo hiệp định trị giá hải quan GATT WTO (Trang 73 - 144)

5. Kết cấu Luận văn

4.1.1.2. Luật Hải quan

Theo quy định của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 được Quốc Hội thông qua ngày 14/6/2005 thì [28]:

- Trị giá hải quan: được sử dụng làm cơ sở cho việc tính thuế và thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Khi có nghi vấn về trị giá khai báo của người nhập khẩu, thì cơ quan Hải quan có quyền kiểm tra và yêu cầu người nhập khẩu chứng minh tính trung thực của các thông tin đã khai

báo. Việc kiểm tra của cơ quan Hải quan đối với các trường hợp này có thể thực hiện trước, trong và sau khi hàng hóa đã được thông quan.

- Cơ quan Hải quan có quyền thực hiện kiểm tra sau thông quan đối với các trường hợp có dấu hiệu gian lận thuế, gian lận thương mại, vi phạm qui định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu. Hoặc khi cơ quan Hải quan có thông tin nghi vấn về các dấu hiện gian lận thương mại. Mục đích của việc kiểm tra sau thông quan là:

+ Thẩm định tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ mà chủ hàng, người được chủ hàng uỷ quyền, tổ chức, cá nhân trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu đó khai, nộp, xuất trình với cơ quan Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đó được thông quan.

+ Thẩm định việc tuân thủ pháp luật trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

4.1.1.3. Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 14/6/2005

Một số điều khoản có liên quan đến thuế nhập khẩu hàng hóa như sau [27]:

- Điều 9 quy định: “Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo hợp đồng, phù hợp với cam kết quốc tế”.

- Điều 13 quy đ ịnh: Đối tượng nộp thuế có trách nhiệm kê khai thuế đầy đủ, chính xác, minh bạch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai; nộp tờ khai hải quan cho cơ quan hải quan, tính thuế và nộp thuế vào ngân sách nhà nước.

- Điều 23 quy định: việc xử lý đối với các trường hợp khai man trốn thuế như sau:

+ Khai man thuế, trốn thuế thì ngoài việc phải nộp đủ tiền thuế theo quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị phạt tiền từ một đến năm lần số tiền thuế gian lận.

+ Khi phát hiện có sự gian lận, trốn thuế, cơ quan Hải quan có trách nhiệm truy thu tiền thuế, tiền phạt trong thời hạn năm năm trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự gian lận, trốn thuế; trường hợp nhầm lẫn về thuế, cơ quan Hải quan có trách nhiệm truy thu hoặc hoàn trả tiền thuế đó trong thời hạn 365 ngày trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự nhầm lẫn đó. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan mà đối tượng nộp thuế tự phát hiện ra những sai sót, nhầm lẫn và chủ động nộp số tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước thì được miễn áp dụng các hình thức xử phạt.

+ Người có hành vi trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

4.1.1.4. Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006

Một số quy định có liên quan đến quản lý thuế xuất nhập khẩu như sau [29]:

- Điều 39 quy định: Cơ quan Hải quan có trách nhiệm ấn định thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp:

a) Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai báo căn cứ tính thuế, tính và kê khai số thuế phải nộp; không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, chính xác các căn cứ tính thuế làm cơ sở cho việc tính thuế.

b) Người khai thuế từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài quá thời hạn quy định việc cung cấp các tài liệu liên quan cho cơ quan hải quan để xác định chính xác số thuế phải nộp.

c) Cơ quan Hải quan có đủ bằng chứng về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế.

d) Người khai thuế không tự tính được số thuế phải nộp”.

- Điều 74 quy định việc công khai thông tin vi phạm pháp luật về thuế:

Cơ quan quản lý thuế được công khai các thông tin vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế trên phương tiện thông tin đại chúng trong các trường hợp sau đây:

1. Trốn thuế, gian lận thuế, chây ỳ không nộp tiền thuế đúng thời hạn; 2.Vi phạm pháp luật về thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của tổ chức, cá nhân khác;

3.Không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật”.

- Điều 77 quy định việc kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế. - Điều 78 quy định việc kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế. - Điều 108 cho phép cơ quan Thuế được quyền phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế giân lận.

4.1.1.5. Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 của Chính phủ

Quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, tại Điều 14 cho phép cơ quan Thuế được quyền phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế gian lận.

Ngày 20/6/2012 Quốc Hội đã thông qua Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013 [30]. Để việc đấu tranh chống gian lận thương mại qua trị giá tính thuế hàng nhập khẩu đạt hiệu quả cao, đề nghị các Chính phủ và các bộ ngành chức năng sớm có văn bản hướng dẫn việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan.

4.1.1.6. Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 6/12/2010 của Bộ Tài chính

Hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa XNK [11]:

+ Điểm 2.e.4 Điều 14 Thông tư 194/2010/TT-BTC quy định việc kiểm tra xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ.

+ Điều 23 Thông tư 194/2010/TT-BTC cho phép cơ quan Hải quan được phép sử dụng mức giá có sẵn trong cơ sở dữ liệu để làm căn cứ đối với các trường hợp phải ấn định thuế.

+ Điều 40 Thông tư 194/2010/TT-BTC quy định xác định trị giá tính thuế theo Luật Hải quan, Luật Quản lý thuế, Luật thuế XNK, và Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ.

+ Điều 149 và Điều 150 Thông tư 194/2010/TT-BTC cho phép cơ quan Hải quan thực hiện quyền kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa đã hoàn thàn thủ tục hải quan.

4.1.2. Kết quả của công tác xác định trị giá tính thuế qua các giai đoạn triển khai thực hiện Hiệp định Trị giá hải quan ở Việt Nam triển khai thực hiện Hiệp định Trị giá hải quan ở Việt Nam

Gian lận trị giá tính thuế với mục đích trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước là vấn đề rất nổi cộm và khá phức tạp, tất cả các quốc gia có nền công nghiệp phát triển nhất cũng đều bận tâm và tìm kiếm các giải pháp khắc phục nhằm ngăn chặn gian lận. Trong bối cảnh hội nhập với kinh tế thế giới với mục tiêu ổ định và phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước của ta hiện nay, thì hành vi gian lận của người nhập khẩu được phát sinh và hình thành cơ bản từ các yếu tố:

- Kẽ hở của cơ chế, chính sách.

- Từ sự yếu kém trong quản lý điều hành, năng lực kiểm soát cuả cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực Thuế, Hải quan.

- Môi trường xã hội, sự cạnh tranh không lành mạnh, mang tính nhất thời của một bộ phận trong cộng đồng doanh nghiệp.

- Gian lận thương mại nói chung, và gian lận trong trị giá khai báo hàng nhập khẩu nói riêng là mặt trái của cơ chế thị trường, hay nói cách khác thì đây là một thất bại của cơ chế thị trường mà chúng ta cần phải nhìn nhận để tìm giải pháp khắc phục.

Theo từng giai đoạn, căn cứ vào tình hình thực tế của diễn biến trốn lậu thuế qua giá của một bộ phận doanh nghiệp, mà Nhà nước có những quy định cụ thể để đưa ra phương thức quản lý công tác xác định trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu. Nhưng gian lận trị giá bằng những thủ đoạn khác nhau, người nhập khẩu vẫn tìm đủ mọi cách để trốn thuế thông qua việc khai báo trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu. Nhìn nhận một cách thật khách quan thì việc chống thất thu thuế qua trị giá khai báo của hàng hóa nhập khẩu luôn được đẩy mạnh, giai đoạn sau luôn có những phương thức ngăn chặn đạt hiệu quả cao hơn trước. Tuy nhiên, hành vi gian lận của một bộ phận doanh nghiệp cũng ngày càng tinh vi hơn, dẫn tới cơ quan quản lý luôn phải tìm ra các biện pháp mới để ngăn chặn tình trạng trốn lậu thuế.

4.1.2.1. Giai đoạn từ 2003 về trước

Giai đoạn này chúng ta thực hiện công tác xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu theo các văn bản: Thông tư số 82/1997/TT-BTC ngày 11/11/1997, Thông tư số 92/1999/TT-BTC ngày 24/07/1999 và Thông tư số 08/2002/TT-BTC ngày 23/01/2002 của Bộ Tài Chính; Quyết định số 283/1999/QĐ-TCHQ ngày 12/08/1999, công văn số 6436/TCHQ-KTTT ngày 19/12/2002 và 2959/TCHQ-TTT ngày 24/06/2003 của Tổng cục Hải quan. Theo đó, giá tính thuế hàng nhập khẩu được xác định dựa trên cơ sở bảng giá tính thuế do Bộ Tài Chính và Tổng cục Hải quan ban hành. Doanh nghiệp phải chấp nhận kinh doanh nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia

tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt trên cơ sở mức giá của mặt hàng nhập khẩu được quy định tại các bảng giá tối thiểu. Cũng theo quy định tại thời điểm đó thì nếu mức giá khai báo của các mặt hàng nhập khẩu cao hơn 80% so với mức giá của mặt hàng đó tại bản giá tối thiểu thì sẽ được xác định trị giá tính thuế theo giá khai báo, còn nếu giá khai báo thấp hơn 80% mức quy định tại bảng giá tối thiểu thì sẽ phải sử dụng mức giá tại bảng giá tối thiểu để làm căn cứ tính thuế hàng nhập khẩu.

Vì cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu như trên, nên giá khai báo trên hợp đồng thương mại không phản ảnh đúng thực tế trị giá giao dịch mà người mua và người bán đã đàm phán. Người nhập khẩu chủ yếu dựa vào bảng giá để tính thuế trong việc khai báo. Trong cộng đồng doanh nghiệp thời bấy giờ gian lận trị giá tính thuế hàng nhập khẩu bằng 2 hình thức phổ biến:

- Giá mua thực tế của hàng hóa nhập khẩu cao hơn mức giá tối thiểu: nhưng để nộp thuế thấp hơn, người mua tự lập hợp đồng giả để nộp vào bộ hồ sơ hải quan.

- Giá mua thực tế của hàng hóa nhập khẩu thấp hơn 80% so với mức giá tối thiểu: nhưng để hạn chế số thuế phải nộp doanh nghiệp tự lập hợp đồng giả nâng giá hợp đồng bằng 80% giá tối thiểu và nộp vào bộ hồ sơ hải quan.

Mặc dù vẫn xác định trong giai đoạn này tình hình gian lận trị giá là khá phổ biến nhưng cơ quan quản lý Nhà nước về hải quan cũng chỉ có công cụ quản lý hữu hiện nhất là bảng giá tối thiểu để hạn chế gian lận trị giá tính thuế hàng nhập khẩu. Và ở một góc độ nào đó thì các bảng giá tối thiểu do Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan ban hành trong thời điểm đó cũng có pháp huy tác dụng ngăn chặn trốn lậu thuế.

Có giai đoạn gần 4 năm (1999 - 2003) tình hình gian lận trị giá hàng nhập khẩu lên đến mức báo động vì lúc bấy giờ chính sách giá tính thuế

ngoài các mặt hàng đã được quy định giá tại các bảng giá do Bộ Tài chính gồm hàng hoá thuộc danh mục quản lý giá và Tổng cục Hải quan ban hành danh mục hàng không thuộc danh mục quản lý giá, theo đó tất cả các mặt hàng nhập khẩu mới phát sinh được tính theo giá hợp đồng, do đó việc khai báo giá của Doanh nghiệp là hết sức tuỳ tiện, vi phạm nghiêm trọng việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào Ngân sách.

Từ ngày 01/01/2003 căn cứ Quyết định số 149/2002/QĐ-BTC ngày 09/12/2002 của Bộ Tài Chính và công văn số 6436/TCHQ-KTTT ngày 19/12/2002, công văn số 2959/TCHQ-KTTT ngày 24/06/2003 của Tổng cục Hải quan, tình hình gian lận trị giá đã lắng xuống do Cục Hải quan các địa phương được phép xây dựng giá để bổ sung vào danh mục bảng giá tính thuế tối thiểu, chỉ tính riêng năm 2003 Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh đã xây dựng giá cho rất nhiều mặt hàng, tăng thu cho Ngân sách khoảng 112 tỉ đồng. Cũng tại thời điểm này, phương thức xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo bảng giá tối thiểu đã bộc lộ nhược điểm là giá tính thuế đã lạc hậu do đã sử dụng qua nhiều năm, xa rời trị giá thực tế của hàng hóa nhập khẩu. Bên cạnh đó thì Hải quan Việt Nam đã gấp rút để thực hiện thí điểm đề án xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo Hiệp định trị giá hải quan GATT/WTO.

4.1.2.2.Giai đoạn 2004 - 2005

Đây là giai đoạn Chính phủ phê duyệt và cho phép thực hiện thí điểm Hiệp định Trị giá hải quan GATT/WTO đối với 03 nhóm hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam gồm: Hàng nhập khẩu theo Luật đầu tư nước ngoài, hàng trong danh mục ưu đãi thuế quan của các nước trong khối Asean, và hàng hóa nhập khẩu từ 54 nước theo danh mục thông báo của Bộ Thương mại tại thời điểm đó. Ngoài ba nhóm mặt hàng thực hiện thí điểm, việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu vẫn thực hiện theo bảng giá

tối thiểu hoặc các mức giá tài định, tuy nhiên cũng đã có một vài điều chỉnh nhằm khách quan hơn trong việc xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu.

Đối với các mặt hàng được xác định trị giá hải quan theo Hiệp định trong giai đoạn này, người khai hải quan khai báo trị giá tính thuế trên nguyên tắc tự tính và tự chịu trách nhiệm, dẫn tới mức giá khai báo luôn có xu hướng bị tìm cách khai thấp hơn so với thực tế. Do chưa có kinh nghiệm trong việc thực hiện Hiệp định Trị giá hải quan GATT/WTO, nên lực lượng Hải quan cũng khó có thể kiểm tra, kiểm soát việc gian lận trị giá của cộng đồng doanh nghiệp. Đánh giá kết quả trong năm 2004 về công tác tham vấn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo hiệp định trị giá hải quan GATT WTO (Trang 73 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)