Giai đoạn 2006-2011

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo hiệp định trị giá hải quan GATT WTO (Trang 82 - 88)

5. Kết cấu Luận văn

4.1.2.3. Giai đoạn 2006-2011

Kể từ 2006 Việt Nam bắt đầu thực hiện đầy đủ các nội dung của Hiệp định Trị giá hải quan để xác định trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu. Với quyết tâm chính trị cao, chúng ta đã liên tiếp sửa đổi hệ thống các văn bản pháp quy phù hợp với các cam kết quốc tế và nhu cầu hội nhập kinh tế thế giới, cụ thể như: sửa Luật Hải quan năm 2005, sửa Luật thuế XNK năm 2005, Luật quản lý thuế 2006, và đặc biệt nhất là ban hành Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 để hướng dẫn việc xác định trị giá tính thuế theo Hiệp định Trị giá hải quan và Thông tư số 40/2008/TT-BTC ngày 21/5/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định 40/2008/NĐ-CP. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện thì Thông tư 40/2008/TT-BTC ngày 21/5/2008 đã bộ lộ một số bất cập, để kịp thời khắc phục đáp ứng yêu cầu của công tác xác định trị giá tính thuế ngày 15/12/2010 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 205/2010/TT-BTC để thay thế Thông tư 40/2008/TT-BTC đồng thời bổ sung những nội dung phát sinh mà trước đó hệ thống chính sách chưa điều chỉnh.

Một loạt các thay đổi trong hệ thống chính sách liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế cho thấy đây là công tác mang tính trọng tâm trọng điểm mà ngành Hải quan Việt Nam và các cấp lãnh đạo đặc biệt quan tâm và luôn theo sát diễn biến quá trình triển khai thực hiện Hiệp định Trị giá hải quan. Mọi vướng mắc về mặt kỹ thuật đều được kịp thời tìm ra các biện pháp khắc phục, và có văn bản điều chỉnh tháo gỡ cho cả cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan Hải quan trong các vấn đề liên quan đến trị giá. Văn bản điều chỉnh sau luôn kế thừa những ưu điểm, những mặt đã làm được, đồng thời khẩn trương khắc phục những tồn tại của văn bản trước đó. Kết quả là từ năm 2006 đến nay, việc gian lận qua trị giá tính thuế luôn giảm dần theo các năm, cụ thể là số thu thuế từ hàng hóa nhập khẩu năm

sau luôn cao hơn năm trước thể hiện ở bảng thống kê số thu nộp ngân sách dưới đây của ngành Hải quan:

Bảng 4.1: Số thu thuế của ngành Hải quan giai đoạn 2006 – 2011

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Số thu thuế từ hàng nhập khẩu 56.950 79.244 107.453 133.202 168.177 194.218 Số thu thuế từ hàng xuất khẩu 3.979 5.720 18.033 10.295 13.121 22.391 Số thu khác 110 114 151 154 246 265 Cộng 61.039 85.078 125.637 143.651 181.544 216.874

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Các biện pháp mạnh mẽ được đưa ra để kịp thời điều chỉnh và chống thất thu thuế qua giá hiệu quả nhất phải kể đến là việc ban hành bảng các bảng giá kiểm tra ở cấp Tổng cục và cấp Cục Hải quan địa phương. Cụ thể là:

- Bảng giá kiểm tra đầu tiên do Tổng cục Hải quan ban hành số 1646/TCHQ-KTTT ngày 10/4/2008 và kèm theo đó là hai lần sửa đổi bổ sung số 2292/TCHQ-KTTT ngày 19/5/2008 và bảng giá số 2722/TCHQ- KTTT ngày 9/6/2008. Tại các danh mục này Tổng cục Hải quan đưa vào quản lý và xây dựng mức giá kiểm tra đối với các mặt hàng ô tô và xe gắn máy nhập khẩu [33].

- Bảng giá kiểm tra thứ hai số 4046/TCHQ-KTTT ngày 21/8/2008, ở lần ban hành này Tổng cục Hải quan xây dựng và đưa vào quản lý đối với 9 nhóm mặt hàng có khả năng gian lận trị giá tính thuế cao đó là: ô tô, xe máy, máy điều hòa nhiệt độ, máy giặt, tủ lạnh, động cơ nổ, rượu-bia, bếp ga, ti vi. Tính cho đến tháng 10/2009 bảng giá số 4046/TCHQ-KTTT đã được 5 lần sửa đổi bổ sung thông tin để theo xát thực tình hình thực tế [34].

- Bảng giá số 3951/TCHQ-KTTT ngày 2/10/2009 đã nâng số nhóm mặt hàng cần xây dựng giá kiểm tra lên 11 nhóm mặt hàng gồm: ô tô, xe máy, máy điều hòa nhiệt độ, máy giặt, tủ lạnh, động cơ nổ, bếp ga, sắt thép, kính xây dựng, vải, rượu-bia. Bảng giá 3951/TCHQ-KTTT được Tổng cục Hải quan sửa đổi bổ sung tại 745/TCHQ-KTTT ngày 8/2/2010 [35].

- Bảng giá hiện nay đang có giá trị hiệu lực là bảng giá số 348/TCHQ- TXNK được ban hành ngày 21/1/2011 và danh mục sửa đổi bổ sung số 2334/TCHQ-TXNK ngày 23/5/2011. Tại danh mục này xây dựng mức giá kiểm tra của 13 nhóm mặt hàng: rượu-bia, vải, kính xây dựng, sắt thép, bếp ga, động cơ nổ, điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt, tổ máy phát điện, điện thoại di động, ô tô, xe máy [36].

- Cục Hải quan các địa phương cũng đồng thời ban hành bảng giá kiểm tra thuộc cấp Cục, để làm cơ sở đối chiếu và xác định xác định các dấu hiệu nghi vấn về trị giá tính thuế do người khai hải quan cung cấp.

Đồng thời với việc ban hành các bảng giá kiểm tra, ngành Hải quan còn liên tục tăng cường việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu từ thông tin khai báo của các mặt hàng nhập khẩu nhằm đáp ứng cho nhu cầu khai thác và sử dụng thông tin phục vụ cho việc xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu. Việc áp dụng công nghệ thông tin để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về trị giá tính thuế được nối mạng ở cấp độ toàn quốc. Từ năm 2011 trở về trước thì thông tin xác định trị giá tính thuế của một mặt hàng nhập khẩu phải mất 3 ngày để có thể chuyển tải đến tất cả các Chi cục Hải quan trong toàn quốc, vào thời điểm đó chúng ta sử dụng hệ thống mạng thông tin nội bộ ở 3 cấp truyền nhận (cấp Tổng cục – cấp Cục – cấp Chi cục) và theo quy định thì ở mỗi cấp thực hiện cập nhật – truyền – nhận thông tin với cấp trên và cấp dưới một lần trong ngày vào thời gian quy định. “Hệ thống phần mềm quản lý trị giá tính thuế” hàng hóa nhập khẩu nêu trên tồn tại từ năm 2004 đến tháng 9/2011 và có tên gọi tắt trong nội bộ ngành Hải

quan là “hệ thống GTT22”. Sau thời gian dài hoạt động thì hệ thống GTT22 đã nhiều lần được chỉnh sửa bổ sung và nâng cấp, tuy nhiên nền tảng công nghệ của hệ thống GTT22 đã bộ lộ nhiều hạn chế mà khó có thể tiếp tục đáp ứng việc truyền nhận thông tin một cách tức thời giữa các cấp quản lý. Với những hạn chế nêu trên của hệ thống GTT22, Tổng cục Hải quan đã giao Cục Thuế XNK và Cục Công nghệ thông tin nghiên cứu xây dựng hệ thống đường truyền nhận thông tin trị giá tính thuế một cách tức thời (online) để phục vụ cho công tác xác định trị giá hàng nhập khẩu. Kết quả là từ tháng 11/2011 hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về trị giá tính thuế được triển khai và đi vào hoạt động, tên gọi tắt của hệ thống truyền nhận thông tin này trong nội bộ ngành Hải quan là “hệ thống GTT01”. Ưu điểm nổi bật của hệ thống GTT01 là thông tin xác định trị giá tính thuế sẽ được lan tỏa ngay tức thời (online) trong toàn bộ ngành Hải quan, ví dụ như một cán bộ cấp Chi cục thuộc Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh nhập dữ liệu xác định trị giá của mặt hàng nhập khẩu vào hệ thống GTT01 thì ngay lập tức các đơn vị khác trong toàn ngành đều nhận được thông tin đó một cách đầy đủ, chính xác. Tuy nhiên cho đến nay hệ thống GTT01 cũng còn đang trong quá trình theo dõi để tiếp tục nâng cấp.

Để đáp ứng tình hình thực tế đề ra, công tác cải cách thủ tục hành chính của ngành Hải quan được các cấp lãnh đạo hết sức quan tâm. Hàng năm các cấp quản lý luôn rà soát các thủ tục trong lĩnh vực quản lý của Hải quan để xắp xếp và xây dựng lại theo tiêu chuẩn ISO. Biểu hiện rõ nét nhất là năm 2012 Tổng cục Hải quan đã xây dựng và công bố “Tuyên ngôn phục vụ khách hàng”[44], coi người nhập khẩu là một đối tác quan trọng của Ngành, cách nhìn mới này đã đề cao vai trò của cộng đồng doanh nghiệp mà ở đó trách nhiệm phục vụ cộng đồng doanh nghiệp là của mỗi cán bộ nhân viên trong Ngành. “Tuyên ngôn phục vụ khách hàng” chú trọng đến ba nội dung cơ bản mà ngành Hải quan cần phải đạt được là “Chuyên

nghiệp – Minh bạch – Hiệu quả”[44]. Có thể nói, giai đoạn từ 2006 đến nay, Hải quan Việt Nam đã liên tiếp có rất nhiều cải cách đổi mới để đáp ứng nhu cầu hội của nền kinh tế với sân chơi WTO. Các biện pháp nghiệp vụ phục vụ cho công tác chống thất thu qua trị giá tính thuế hàng nhập khẩu đang từng bước đạt hiệu quả cao.

Nhìn nhận và đánh giá công tác chống gian lận qua trị giá tính thuế trong thời gian từ 2006 đến nay, thì phương thức trốn lậu thuế mà các đối tượng thường sử dụng ở thời điểm này có biểu hiện tinh vi hơn và nhằm vào những nội dung mang tính kỹ thuật cao có nêu tại Hiệp định trị giá hải quan GATT/WTO để hạ thấp trị giá khai báo của hàng nhập khẩu với mục đích trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, tập trung ở các phương thức:

- Hợp thức hoá hồ sơ trên cơ sở khai báo khoản chiết khấu, giảm giá để được khấu trừ ra khỏi trị giá tính thuế.

- Dựa vào các mức giá tại danh mục quản lý rủi ro, danh mục mặt hàng trọng điểm để khai báo thấp dần trị giá thực thanh toán.

- Khai báo giá thành phẩm, sản phẩm nguyên chiếc thấp hơn so với nguyên vật liệu chính cấu thành.

- Không khai báo tiền bản quyền, phí giấy phép liên quan trực tiếp đến hàng hóa nhập khẩu.

- Lợi dụng quy định không đánh thuế phần mềm nhập khẩu, để tách trị giá của phần mềm ra khỏi trị giá của máy móc thiết bị nhập khẩu.

Hiện nay công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu của ta vẫn còn một số tồn tại cần tiếp tục tìm giải pháp khắc phục, những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng trên đã được tìm hiểu và đúc kết lại như sau:

Nguyên nhân khách quan:

- Hiệp định Trị giá hải quan GATT/WTO có nhiều vấn đề mang tính kỹ thuật tiên tiến cao nên việc tiếp thu của lực lượng Hải quan cũng như trong cộng đồng các doanh nghiệp còn rất nhiều hạn chế.

- Văn bản hướng dẫn của cơ quan chức năng chưa đồng bộ, phát sinh nhiều nội dung vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

- Trang thiết bị lạc hậu, không đồng bộ, đường truyền đã quá tải, mất nhiều thời gian tra cứu so sánh thông tin.

- Chất lượng của chương trình hệ thống phần mềm quản lý giá tính thuế GTT01, và trước đây là hệ thống GTT22 chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, có nhiều lỗi chương trình, khi khắc phục xong lỗi này lại phát sinh lỗi khác.

- Thời gian cho phép mời Doanh nghiệp tham vấn quá dài (khoảng 30 ngày từ ngày thông quan) nên nhiều Doanh nghiệp hiểu lầm “Hải quan quyết định hồi tố” nếu lô hàng sau khi tham vấn bị bác bỏ trị giá giao dịch.

- Còn rất nhiều doanh nghiệp chưa am hiểu hết về Hiệp định Trị giá hải quan GATT/WTO nên nhận thức về quyền lợi và nghĩa vụ còn rất hạn chế .

Nguyên nhân chủ quan:

- Hạn chế về nguồn thông tin để kiểm tra tính trung thực khách quan, độ tin cậy của trị giá khai báo.

- Áp lực công việc lớn, thời gian thông quan hàng hoá yêu cầu phải nhanh chóng đúng quy định, vì vậy còn có tư tưởng ngại Doanh nghiệp phản ứng khi công tác xác định giá tính thuế đòi hỏi phải có thời gian tra cứu thông tin liên quan đến mặt hàng cần xác định trị giá.

- Chưa khai thác được nguồn thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. - Chưa thực sự nổ lực để tìm mọi cách khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý giá.

- Tư tưởng một số cán bộ lãnh đạo, công chức còn thụ động với công việc.

- Lực lượng Hải quan luôn bị động trong việc thu thập thông tin dữ liệu về hàng hoá, về trị giá giá tính thuế hàng nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo hiệp định trị giá hải quan GATT WTO (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)