Kiểm tra trị khai báo tại thời điểm làm thủ tục hải quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo hiệp định trị giá hải quan GATT WTO (Trang 88 - 91)

5. Kết cấu Luận văn

4.1.3.1 Kiểm tra trị khai báo tại thời điểm làm thủ tục hải quan

Kiểm tra trị giá tính thuế hàng nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan là khâu nghiệp vụ quan trọng, là một trong những điều kiện tiên quyết để có căn cứ đánh giá độ tin cậy cũng như xác định dấu hiện nghi vấn về trị giá khai báo ban đầu của người khai hải quan. Theo quy định tại Thông tư 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính thì cơ quan Hải quan có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ các tiêu chí ghi trên tờ khai hải quan do người nhập khẩu khai báo, trong đó cần chú ý kiểm tra kỹ các tiêu chí sau:

- Kiểm tra tính chính xác của hồ sơ: sự trung thực, phù hợp về nội dung giữa các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan, so sánh, đối chiếu các nội dung của hoá đơn thương mại với hợp đồng mua bán hàng hoá, so sánh, đối chiếu các nội dung khai báo trên tờ khai trị giá với các chứng từ tương ứng có liên quan trong hồ sơ hải quan.

- Kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế.

- Kiểm tra việc tuân thủ nguyên tắc và các phương pháp xác định trị giá tính thuế, các điều kiện áp dụng và trình tự các phương pháp được sử dụng để xác định trị giá khai báo.

- Đối với tên hàng nhập khẩu: phải đầy đủ, chi tiết ký mã hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá, phù hợp với các tiêu chí trên tờ khai trị giá. Cụ thể: Tên hàng khai báo là tên thương mại thông thường kèm theo các đặc trưng cơ bản về hàng hoá, như: Cấu tạo, vật liệu cấu thành, thành phần, hàm lượng, công suất, kích cỡ, kiểu dáng, công dụng, nhãn hiệu, xuất xứ,... đáp ứng được yêu cầu về phân loại và xác định các yếu tố ảnh hưởng, liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế của hàng hóa. Ví dụ: Mặt hàng xe máy, ô tô cần có các thông tin về nhãn hiệu xe, hãng sản xuất, nước sản xuất, kiểu dáng, dung tích xi lanh, model, ký mã hiệu khác,...

- Đối với đơn vị tính của hàng nhập khẩu: Phải được định lượng rõ ràng theo đơn vị đo lường (như m, kg,...), trường hợp không định lượng được rõ ràng (như thùng, hộp...) thì phải tiến hành quy đổi tương đương (như thùng có bao nhiêu hộp, mỗi hộp bao nhiêu kg, bao nhiêu gói, chiếc...). Đối với các trường hợp tên hàng, đơn vị tính không được khai báo cụ thể, rõ ràng, không định lượng được theo quy định nêu trên, thì yêu cầu người khai hải quan khai làm rõ thêm thông tin về hàng hóa.

- Kiểm tra mức giá khai báo của hàng nhập khẩu: Cơ quan Hải quan so sánh, đối chiếu mức giá khai báo với cơ sở dữ liệu giá tại thời điểm kiểm

tra trị giá. Cơ sở dữ liệu giá dùng để kiểm tra trị giá khai báo là các dữ liệu giá được thu thập, cập nhật, sử dụng theo quy định tại Quy chế xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu giá.

Kết thúc quá trình kiểm tra, nếu như cơ quan Hải quan có nghi vấn về trị giá khai báo của Doanh nghiệp thì có quyền xác định lại trị giá tính thuế và thông báo để người khai hải quan nắm rõ được các căn cứ cũng như phương pháp xác định trị giá tính thuế. Theo số liệu tổng kết các năm 2008 – 2011, số thuế cơ quan Hải quan đã điều chỉnh tăng mà người khai hải quan chấp nhận ngay tại thời điểm làm thủ tục hải quan (xem bảng 4.2).

Bảng 4.2: Số Thuế điều chỉnh tăng thại thời điểm

làm thủ tục hải quan giai đoạn 2008 – 2011

Đơn vị tính : tỷ đồng

Năm 2008 2009 2010 2011

Số thuế điều chỉnh tăng tại thời

điểm kiểm tra trị giá khai báo 110 118 103 98

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Trong trường hợp người khai hải quan không đồng ý với ý kiến của cơ quan Hải quan thì sẽ có quyền yêu cầu tham vấn để cùng trao đổi các thông tin liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế. Có thể nói kiểm tra trị giá khai báo là một bước nghiệp vụ rất quan trọng, đây là giai đoạn tiền đề để cơ quan Hải quan xác định tính chính xác và độ tin cậy trong các thông tin mà người khai hải quan khai báo trên hồ sơ nhập khẩu. Trên cơ sở đó cơ quan Hải quan tiếp tục thực hiện các bước nghiệp vụ tiếp theo. Hiện nay số hàng hóa được chấp nhận trị giá giao dịch sau khi được thẩm định độ tin cậy ở thời điểm làm thủ tục hải quan chiếm tỷ trọng trên 90% tổng hàng hóa nhập khẩu, điều này cho thấy cộng đồng doanh nghiệp đã nâng cao được ý thức tuân thủ cũng như nắm bắt được các nội dung theo tinh thần Hiệp định Trị giá hải quan GATT/WWTO. Theo số liệu của Tổng cục Hải

quan thì tỷ lệ số tờ phải điều chỉnh trị giá tính thuế so với tổng số khai nhập khẩu trong thời điểm làm thủ tục hải quan qua các năm 2006 – 2011 như sau:

Bảng 4.3: So sánh tỷ lệ các tờ khai phải điều chỉnh trị giá tính thuế tại thời điểm làm thủ tục hải quan giai đoạn 2006 -2011

Chỉ tiêu Đvt 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Số tờ khai phải điều chỉnh

trị giá 1.000 tờ 110 120 125 131 143 160

Tổng số tờ khai hàng NK 1.000 tờ 1.195 1.494 1.723 1.892 2.157 2.380

Tỷ lệ phải điều chỉnh % 9,2 8 7,2 7 6,6 6,7

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo hiệp định trị giá hải quan GATT WTO (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)