5. Kết cấu Luận văn
1.4.4. Kinh nghiệm của Hải quan Thái Lan
Thực tế cho thấy Hải quan Thái Lan phải mất gần 10 năm để chuẩn bị cho việc triển khai thực hiện Hiệp định Trị giá hải quan [20], trong đó công việc chủ yếu là dịch thuật và soạn thảo các văn bản pháp quy với mục đích nội luật hóa các nội dung cũng như quy định theo đúng tinh thần Hiệp định, các chuyên gia phải mất tới 2 năm để dịch thuật và chuyển tải nội dung Hiệp định từ nguyên bản sang ngôn ngữ Thái Lan. Hệ thống văn bản pháp quy của Thái Lan quy định rõ ràng các nguyên tắc, cách thức xác định trị giá tính thuế đối với từng trường hợp cụ thể, bao quát nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu cụ thể phục vụ được yêu cầu chuyên môn cho công tác xác định trị giá tính thuế.
Hải quan Thái Lan sử dụng đồng thời các giải pháp kết hợp để đảm bảo tính chính xác của việc xác định trị giá tính thuế như [20],[50]:
+ Nghĩa vụ lưu trữ toàn bộ thông tin có liên quan đến trị giá tính thuế của hàng nhập khẩu phải được người nhập khẩu lưu trữ trong thời hạn 05 năm.
+ Quy định cơ quan Hải quan có quyền kiểm tra sau thông quan trong thời hạn 05 năm.
+ Sử dụng cơ chế quản lý rủi ro để thực hiện kiểm tra trong các khâu nghiệp vụ của cơ quan Hải quan.
+ Công tác điều tra chống buôn lậu được quan tâm đúng mức.
+ Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu phục vụ xác định trị giá hải quan từ nhiều nguồn thông tin: giá khai báo, thông tin trên hồ sơ nhập khẩu, thông tin từ các nguồn internet - sách báo - ấn phẩm quảng cáo - bảng giá chào hàng - nguồn thông tin do các cơ quan có chức năng cung cấp.
Thái Lan đã thực hiện Hiệp định Trị giá hải quan từ năm 2000, đến nay sau 12 năm công tác xác định trị giá hải quan của bạn đã đi vào ổn định, một lần nữa cho thấy công tác chuẩn bị và tính minh bạch của hệ thống văn bản pháp quy là yếu tố quan trong góp phần chống gian lận qua trị giá tính thuế hàng nhập khẩu [20].