Kiểm tra sau thông quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo hiệp định trị giá hải quan GATT WTO (Trang 98 - 101)

5. Kết cấu Luận văn

4.1.3.3. Kiểm tra sau thông quan

Điều 32 Luật sửa đổi một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 được Quốc Hội thông qua ngày 14/6/2005 quy định kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan Hải quan nhằm thẩm định tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ mà người khai hải quan khai báo, nộp, xuất trình với cơ quan Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan [32], [33]. Đồng thời cơ quan Hải quan có nghĩa vụ thẩm định việc tuân thủ pháp luật trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Kiểm tra sau thông quan được thực hiện trong các trường hợp cơ quan Hải quan có căn cứ: về các dấu hiệu gian lận thuế, gian lận thương mại, vi phạm qui định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan, hoặc căn cứ vào kết quả phân tích thông tin từ cơ sở dữ liệu, từ trinh sát hải quan, từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân, Hải quan nước ngoài để quyết định kiểm tra sau thông quan. Thời hiệu để thực hiện kiểm tra sau thông quan là 5 năm, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan. Căn cứ quyết định kiểm tra sau thông quan, cơ quan Hải quan sẽ trực tiếp tiến hành kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan tại doanh nghiệp để đối chiếu với tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan. Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ “V/v Quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan” đã dành toàn bộ nội dung Chương VI (từ điều 64 đến điều 71) để quy định và hướng dẫn chi tiết đối với hoạt động của công tác kiểm tra sau thông quan. Nghị định 154/2005/NĐ-CP đã làm rõ các nội dung về: các trường hợp kiểm tra sau thông quan, nội dung kiểm tra sau

thông quan, phương pháp kiểm tra sau thông quan, thẩm quyền quyết định kiểm tra sau thông quan, thời hạn kiểm tra sau thông quan, xử lý kết quả kiểm tra,, quyền và nghĩa vụ của người kiểm tra và quyền và nghĩa vụ của đơn vị được kiểm tra [15].

Như vậy có thể thấy kiểm tra sau thông quan được xác định là hoạt động kiểm tra của cơ quan Hải quan nhằm thẩm định tính chính xác, trung thực của nội dung các chứng từ mà chủ hàng hoá hoặc người được uỷ quyền, tổ chức, cá nhân trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan Hải quan, để ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về Hải quan, gian lận thuế, vi phạm chính sách quản lý xuất nhập khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan. Kiểm tra sau thông quan được thực hiện gồm nhiều khâu, nhiều bước: Kiểm tra hồ sơ Hải quan tại cơ quan Hải quan, Kiểm tra tại Doanh nghiệp, Kiểm tra xác minh chứng từ thanh toán tại ngân hàng…[32], [33].

Thời gian qua, hoạt động kiểm tra sau thông quan ngày một lớn mạnh và thu được nhiều thành tích đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá tính thuế theo Hiệp định Trị giá hải quan. Theo thống kê của Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan) thì từ năm 2006 đến tháng 9/2012 số thuế truy thu từ việc xác định lại trị giá tính thuế hàng nhập khẩu năm sau luôn cao hơn năm trước như bảng tổng kết dưới đây:

Bảng 4.7: Số thuế truy thu từ giá tính thuế hàng nhập khẩu của hoạt động kiểm tra sau thông quan

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011

9 tháng năm 2012

Số thuế truy thu qua trị giá tính thuế của Cục Kiểm tra sau thông quan

24 34,5 60 81 105 150 225

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Qua số liệu thể hiện ở bảng thống kê số 4.7 nêu trên, có thể thấy hoạt động kiểm tra sau thông quan đang phát huy vai trò là cánh tay nối dài của công tác xác định trị giá tính thuế. Theo kinh nghiệm của các nước như Nhật Bản, Indonexia và cũng như khuyến cáo của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) thì sử dụng và coi trọng các biện pháp kiểm tra sau thông quan để nâng cao hiệu quả của công tác xác định trị giá tính thuế. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của biện pháp kiểm tra sau thông quan là cần phải có nhiều thời gian để chuẩn bị thu thập đầy đủ các yếu tố đảm bảo cho việc tiến hành kiểm tra. Nguyên nhân của tình trạng trên về cơ bản có thể quy về các nhóm như sau:

- Bên cạnh các thủ đoạn thường sử dụng, thì tình hình gian lận và trốn lậu thuế qua trị giá tính thuế hàng nhập khẩu ngày càng được các đối tượng nghiên cứu và sử dụng với mức độ ngày càng tinh vi, lợi dụng các yếu tố mang tính kỹ thuật nhậy cảm có nêu trong Hiệp định trị giá hải quan để nhằm khai thấp trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu.

- Về cơ sở Pháp lý: Các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Hải quan quan còn thiếu và chưa đi sâu vào hoạt động cụ thể, khiến cho lực lượng kiểm tra sau thông quan còn thiếu cơ sở Pháp lý để có thể thực hiện hết vai trò của mình. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Hải quan với các ban ngành khác như Ngân hàng, cơ quan Thuế nội địa, cơ quan Quản lý thị trường, Cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng… để cùng bắt tay vào việc chống gian lận trốn thuế.

- Về con nguời: Hoạt động Kiểm tra sa thông quan là một hoạt động mang tính tổng hợp các nghiệp vụ Hải quan. Đây là công việc mới và rất khó khăn. Để đào tạo được một cán bộ Hải quan làm công tác Kiểm tra sau thông quan giỏi phải tốn nhiều công sức và thời gian. Mặc dù thời gian qua đã được lãnh đạo các cấp quan tâm phát triển lực lượng cán bộ làm công tác Kiểm tra sau thông quan. Tuy nhiên, trước yêu cầu công việc đòi hỏi

ngày càng lớn và diễn biến phức tạp của tình hình gian lận thương mại thì cũng chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, năng lực chuyên môn cán bộ Kiểm tra sau thông quan.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo hiệp định trị giá hải quan GATT WTO (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)