Sự thay đổi của hệ thống văn bản pháp quy nhằm đáp ứng cho việc

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo hiệp định trị giá hải quan GATT WTO (Trang 38 - 39)

5. Kết cấu Luận văn

1.2.2.2. Sự thay đổi của hệ thống văn bản pháp quy nhằm đáp ứng cho việc

việc thực hiện thí điểm Hiệp định Trị giá hải quan

Để đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện thí điểm việc xác định trị giá hải quan theo tinh thần Hiệp định, ngày 15/8/2004 Bộ Tài chính ban hành Thông tư 87/2004/TT-BTC thay thế các quy định trước đó [6], để hướng dẫn áp giá tính thuế đối với hàng hoá không thuộc đối tượng áp dụng thí điểm Hiệp định Trị giá hải quan được xác định trị giá tính thuế theo giá thực thanh toán ghi

trên hợp đồng ngoại thương, không áp dụng danh mục mặt hàng nhà nước quản lý giá tính thuế và bảng giá tối thiểu đối với các mặt hàng nhập khẩu thuộc nhóm này. Theo đó, hàng hóa nhập khẩu từ các nước Asean, của 54 nước và vùng lãnh thổ theo thông báo của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) và hàng hóa nhập khẩu theo Luật Đầu tư đều thực hiện xác định trị giá tính thuế theo Hiệp định Trị giá hải quan.

Đây là giai đoạn thực hiện thí điểm Hiệp định Trị giá hải quan để xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu, nhưng về cơ bản hệ thống văn bản pháp quy của Việt Nam đã được xây dựng dựa tương đối hoàn chỉnh trên các nguyên tắc của Hiệp định Trị giá hải quan. Theo đó thì cơ sở căn bản để phục vụ cho việc xác định trị giá tính thuế là dựa trên trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu, tức là mức giá mà ở đó thực tế người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho giao dịch thương mại. Thông tư 87/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính tạo một dấu ấn quan trọng, và là hành lang pháp lý trong việc chuyển tải nội dung Hiệp định Trị giá hải quan sang hệ thống văn bản pháp quy của ta trong thời kỳ thực hiện thí điểm Hiệp định [6].

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo hiệp định trị giá hải quan GATT WTO (Trang 38 - 39)