Tham vấn xác định trị giá tính thuế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo hiệp định trị giá hải quan GATT WTO (Trang 91 - 98)

5. Kết cấu Luận văn

4.1.3.2 Tham vấn xác định trị giá tính thuế

Theo quy định tại Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 15/3/2007 của Chính phủ thì tham vấn là: việc cơ quan hải quan và người khai hải quan trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế đã kê khai theo yêu cầu của người khai hải quan. Như vậy, người khai hải quan có quyền yêu cầu cơ quan Hải quan phải tổ chức tham vấn, trao đổi cung cấp thông tin nhằm làm rõ các căn cứ và phương pháp xác định trị giá của mỗi bên. Hay nói cách khác thì tham vấn xác định trị giá tính thuế là việc thực hiện đúng theo nguyên tắc của của Hiệp định trị giá hải quan GATT/WTO, qua đó thể hiện được việc tôn trọng trị giá giao dịch thực tế trong mọi quan hệ thương mại và đảm bảo tính công bằng khách quan và minh bạch. Với người khai hải quan thì việc tham vấn xác định trị giá tính thuế là điều kiện để chứng minh tính trung thực khách quan của các thông tin đã khai báo, nắm được các căn cứ và nguyên tắc xác định trị giá của cơ quan Hải quan, đồng thời là cơ hội để giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ. Cũng theo đó thì trong quá trình tham vấn cơ quan Hải quan có nghĩa vụ:

- Thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở.

- Cung cấp để người khai hải quan nắm rõ được căn cứ và phương pháp xác định trị giá tính thuế đối với số hàng hóa đang làm thủ tục nhập khẩu theo tinh thần Hiệp định Trị giá hải quan.

- Thu nhận thông tin do người khai hải quan cung cấp và tập trung làm rõ mọi nghi vấn về mức trị giá tính thuế khai báo trên hồ sơ nhập khẩu.

- Kiểm tra tính tuân thủ pháp luật trong khai báo và xác định trị giá của người khai hải quan.

- Hướng dẫn người khai hải quan thực hiện khai đúng, khai đủ các yếu tố liên quan đến trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu.

- Đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc thu đúng, thu đủ thuế cho ngân sách Nhà nước.

Hiện nay công tác tham vấn xác định trị giá tính thuế được quy định rất chặt chẽ tại Thông tư số 205/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính và quyết định số 103/QĐ-TCHQ ngày 24/1/2011 của Tổng cục Hải quan. Theo đó các bước thủ tục để thực hiện tham vấn được xắp xếp một cách hợp lý và khoa học, tôn trọng các nguyên tắc của Hiệp định Trị giá hải quan. Dựa vào các văn bản nêu trên, Cục Hải quan các địa phương tổ chức tiến hành tham vấn theo yêu cầu của người khai hải quan như sau:

- Về thẩm quyền tổ chức tham vấn xác định trị giá tính thuế: Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện việc tham vấn và chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả công tác tham vấn tại đơn vị. Căn cứ vào tình hình thực tế, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh thành phố có thể phân cấp cho Chi cục trưởng thực hiện việc tham vấn đối với các mặt hàng.

- Về hình thức tham vấn: Thông tư 205/2010/TT-BTC có nêu ra hai phương thức tổ chức tham vấn. Hình thức tham vấn trực tiếp là việc cơ quan Hải quan và người khai hải quan thực hiện đối thoại, trực tiếp cung cấp các thông tin liên quan đến trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu. Hình thức tham vấn thứ hai là việc cơ quan hải quan và người khai hải

quan thực hiện trao đổi thông tin liên quan đến trị giá tính thuế thông qua các phương tiện công nghệ thông tin, tuy nhiên với điều kiện về cơ sở vật chất cũng như các điều kiện như hiện nay thì hình thức tham vấn này vẫn chưa có tính khả thi để triển khai thực tế. Do vậy, hình thức tham vấn trực tiếp cho đến nay vẫn là phương thức cơ bản để các bên trao đổi và cung cấp thông tin liên quan đến trị giá tính thuế hàng nhập khẩu.

- Các trường hợp phải tổ chức tham vấn gồm:

+ Người khai hải quan không đồng ý với mức giá và phương pháp do cơ quan hải quan xác định sau khi kết thúc giai đoạn kiểm tra trị giá khai báo.

+ Cơ quan Hải quan có căn cứ nghi vấn mối quan hệ đặc biệt có ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.

- Công tác chuẩn bị tham vấn:

+ Cơ quan Hải quan gửi giấy mời thông báo cho người khai hải quan nắm được các nội dung về: thời gian, địa điểm tiến hành tham vấn; hồ sơ, tài liệu có liên quan phục vụ tham vấn.

+ Người khai hải quan chuẩn bị các nội dung gồm: các thông tin, tài liệu, chứng từ theo nội dung đã thông báo của cơ quan hải quan. Cử đại diện có thẩm quyền quyết định các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế hoặc người được ủy quyền toàn bộ tham gia tham vấn.

- Nội dung tham vấn: Căn cứ hồ sơ, tài liệu và các thông tin dữ liệu đã chuẩn bị trước, cơ quan Hải quan và người khai hải quan cùng làm rõ các vấn đề liên quan đến việc khai báo các yếu tố của giao dịch nhập khẩu; mức giá khai báo; phương pháp xác định trị giá tính thuế doanh nghiệp sử dụng cũng như thông tin và phương pháp xác định trị giá tính thuế của cơ quan Hải quan. Cơ quan Hải quan cần phải tập trung làm rõ các nghi vấn về hồ sơ, mức giá khai báo, cũng như giải đáp mọi thắc mắc của người khai hải quan liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu. Việc hỏi đáp trong quá trình tham vấn phải được ghi chép đầy đủ,

trung thực tại biên bản tham vấn. Kết thúc biên bản tham vấn, căn cứ nội dung trao đổi giữa hai bên, cơ sở dữ liệu giá tính thuế, mà cơ quan Hải quan phải có kết luận rõ ràng “chấp nhận” hoặc “bác bỏ” mức giá khai báo của người khai hải quan, phải thông báo mức giá tính thuế dự kiến đối với trường hợp bác bỏ trị giá khai báo của người khai hải quan. Các bên tham gia tham vấn phải cùng ký vào biên bản tham vấn.

Công tác tham vấn xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu trong thời gian qua đã thu được những kết quả đáng kể, góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả của công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu.

Tỷ lệ tham vấn và bác bỏ trị giá khai báo luôn có tỷ lệ thành công cao, theo báo cáo tổng kết của ngành Hải quan, đối với 3 Cục Hải quan lớn trong toàn quốc là Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh , Hải quan Hà Nội và Hải quan Hải Phòng cho thấy trong giai đoạn 2006 – 2007 tỷ lệ các trường hợp tham vấn và bác bỏ trị giá khai báo đạt bình quân 13% trên tổng số tờ khai phải tham vấn, nhưng đến giai đoạn 2008 – 2009 thì tỷ lệ này đã lên tới 38% trên tổng số tờ khai thực hiện tham vấn xác định trị giá tính thuế. Số liệu cụ thể theo bảng dưới đây (xem bảng 4.4):

Bảng 4.4: Kết quả tham vấn thành công giai đoạn 2006-2007 và 2008 - 2009

Cục Hải quan

Kết quả tham vấn các năm 2006 - 2007

Kết quả tham vấn các năm 2008 - 2009 Số tờ khai thực hiện tham vấn Số tờ khai bác bỏ trị giá khai báo Tỷ lệ thành công (%) Số tờ khai thực hiện tham vấn Số tờ khai bác bỏ trị giá khai báo Tỷ lệ thành công (%) TP. Hồ Chí Minh 4.628 680 14,6 14.946 5.465 36,6 Hà Nội 920 147 12,7 519 137 26,4 Hải Phòng 1.757 224 12,7 1.847 1.028 55,7

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Tổng cục Hải quan)

Tính chung toàn ngành Hải quan trong 2 năm 2009-2010 thì tỷ lệ tham vấn thành công đạt bình quân trên 38%. Như vậy, chứng tỏ kết quả của việc tham vấn xác định giá tính thuế ngày càng đạt hiệu quả cao trong công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu (xem bảng 4.5).

Bảng 4.5: Kết quả tham vấn thành công của toàn ngành Hải quan năm 2010-2011

Năm Số tờ khai thực hiện tham vấn Số tờ khai bác bỏ Tham vấn thành công trị giá khai báo Tỷ lệ (%) 2010 32.881 12.335 37,5

2011 30.592 12.150 39,7

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Tổng cục Hải quan)

Đồng thời với tỷ lệ bác bỏ trị giá khai báo sau tham vấn thì số thuế điều chỉnh tăng thêm từ kết quả tham vấn giai đoạn 2008 – 2011 rất cao (xem bảng 4.6).

Bảng 4.6: Số thuế điều chỉnh tăng sau tham vấn của toàn ngành Hải quan trong giai đoạn 2008-2011

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2 008 2 009 2 010 2 011

Số thuế điều chỉnh tăng thêm sau tham vấn 4 63,52 5 04,94 5 25,76 5 36,24

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Trên đây là những thành công của công tác tham vấn xác định trị giá tính thuế theo tinh thần Hiệp định trị giá hải quan GATT/WTO. Tuy nhiên công tác tham vấn xác định trị giá tính thuế vẫn còn một số hạn chế cần được nghiêm túc nhìn nhận để có giải pháp khắc phục:

- Căn cứ để bác bỏ trị giá sau tham vấn lệ thuộc quá nhiều vào mâu thuẫn của hồ sơ, vào việc xem xét 4 điều kiện của phương pháp trị giá giao dịch hàng hóa nhập khẩu mà bỏ qua việc khai thác sự bất hợp lý trong mức giá khai báo, bỏ qua quy định về các trường hợp cơ quan Hải quan được

quyền bác bỏ trị giá khai báo, dẫn đến hiệu quả công tác tham vấn mặc dù đã được cải thiện so với thời gian đầu thực hiện Hiệp định trị giá GATT/WTO nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả. Ước tính trên toàn quốc, tỷ lệ các lô hàng tham vấn thành công ước đạt gần 40% tổng số các lô hàng phải tham vấn.

- Biên bản tham vấn còn sơ sài, chưa đảm bảo tính pháp lý, thiếu các câu hỏi nhằm khai thác làm rõ sự bất hợp lý về mức giá khai báo.

- Sau khi bác bỏ được trị giá khai báo thì công tác xác định trị giá tính thuế cũng còn nhiều lúng túng, thậm chí đã xẩy ra hiện tượng bác bỏ được trị giá khai báo nhưng không xác định được trị giá tính thuế nên quay lại “tạm thời” tính thuế theo trị giá khai báo.

- Có nhiều mặt hàng đã được định danh cụ thể tại các “Danh mục quản lý rủi ro” nhưng cơ quan Hải quan không hướng dẫn doanh nghiệp khai báo theo tên gọi, cách định danh trong danh mục, dẫn đến việc không so sánh được trị giá khai báo với mức giá trong Danh mục, làm bỏ lọt các lô hàng có mức giá thấp.

- Chủ yếu dựa vào nguồn thông tin trên GTT01 để hỗ trợ công tác kiểm tra xác định trị giá tính thuế. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan thì tỷ lệ sử dụng nguồn thông tin GTT01 và GTT22 để xác định trị giá tính thuế đạt trên 80% trên tổng số các nguồn thông tin được phép sử dụng. Rất ít trường hợp khai thác thông tin từ các nguồn khác như quy định tại Quyết định 1102/QĐ-BTC ngày 21/5/2008 của Bộ Tài chính để phục vụ cho công tác tham vấn xác định trị giá tính thuế.

- Bên cạnh những tồn tại đã nêu ở trên thì một số hạn chế khách quan cần phải kể đến như:

+ Về cơ sở vật chất phục vụ công tác tham vấn: Cơ sở vật chất phục vụ tham vấn nói riêng và công tác giá nói chung còn ở mức khiêm tốn, chưa đáp ứng được yêu cầu của việc cung cấp thông tin đầy đủ đảm bảo

cho việc tham vấn có hiệu quả như mong muốn. Cán bộ làm công tác giá chưa có điều kiện và cơ chế cấp kinh phí để thâm nhập thị trường thu thập thông tin liên quan đến mặt hàng đang cần tham vấn, ở các cấp quản lý thì việc sử dụng đường truyền internet vào mục đích khai thác tra cứu thông tin còn rất hạn chế.

+ Về yếu tố con người: Tham vấn là một biện pháp chống gian lận thương mại mềm dẻo, nó ra đời khi triển khai áp dụng trị giá tính thuế theo trị giá GATT/WTO, thích ứng trong điều kiện cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam đang được đẩy mạnh. Hạn chế của biện pháp tham vấn là yếu tố cần có lực lượng cán bộ Hải quan phải có nhiều kinh nghiệm có hiểu biết, cần có sự đầu tư nhiều về thông tin giá và một hành lang pháp lý đủ mạnh. Rõ ràng tham vấn trị giá tính thuế là một biện pháp chống gian lận thương mại hết sức công phu và cần có sự nhận thức đúng đắn của các cấp về tầm quan trọng và sự đầu tư rất lớn về mọi mặt.

+ Thông tin giá phục vụ tham vấn còn yếu và thiếu: Hiện nay, ngành Hải quan đã xây dựng được “Danh mục một số mặt hàng quản lý rủi ro„ ban hành ở cấp Tổng cục và cấp Cục Hải quan địa phương, kèm theo đó là hệ thống cơ sở dữ liệu giá trên nền chương trình phần mềm GTT01 được kết nối mạng máy tính và triển khai đến các đơn vị Hải quan trong toàn quốc. Tuy nhiên, về chất lượng thông tin còn phải củng cố và khắc phục như: Giá trên “Danh mục một số mặt hàng quản lý rủi ro„ chậm được thay đổi và bổ sung, dữ liệu giá trên chương trình GTT22 còn thiếu và chưa được cập nhật đầy đủ yếu tố để sử dụng có hiệu quả, đường truyền thường xuyên có sự cố kỹ thuật…

+ Về sự phối hợp giữa các đơn vị trong nội bộ ngành Hải quan và các ban ngành còn thiếu chặt chẽ. Việc tham vấn trị giá tính thuế muốn đạt hiệu quả cao cần có sự phối hợp thường xuyên, liên tục của các bộ phận và các ngành có liên quan. Thời gian qua, việc triển khai biện pháp tham vấn trị

giá tính thuế mới dừng lại ở phạm vi hẹp, chưa có sự liên kết phối hợp giữa kiểm tra sau thông quan, điều tra chống buôn lậu, ngành thuế, ngân hàng … Nguyên nhân chính là chưa có một quy chế phối hợp để cùng thực hiện mục tiêu chung là chống gian lận thương mại qua giá.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo hiệp định trị giá hải quan GATT WTO (Trang 91 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)