Những khó khăn khi thực hiện Hiệp định Trị giá hải quan ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo hiệp định trị giá hải quan GATT WTO (Trang 43 - 144)

5. Kết cấu Luận văn

1.3.2. Những khó khăn khi thực hiện Hiệp định Trị giá hải quan ở Việt Nam

Cùng với những thuận lợi đã nêu ở trên, thì việc chúng ta triển khai Hiệp định Trị giá hải quan cũng có những khó khăn nhất định cần phải vượt qua. Để sớm thực hiện thành công Hiệp định cần phải tiếp tục giải quyết những khó khăn trở ngại sau:

- Phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách, sửa đổi bổ sung hệ thống văn bản pháp luật theo hướng minh bạch và chặt chẽ. Nâng cao hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo sự chuyển đổi chống lại sức ỳ và tâm lý ngại thay đổi của một bộ phận cơ quan quản lý Nhà nước.

- Hiện nay trình độ quản lý của ta còn ở cấp độ thấp, do vậy cần phải tiếp tục hoàn thiện và xây dựng hệ thống các công cụ kiểm soát hoạt động của nền kinh tế nói chung và trong việc kiểm tra trị giá tính thuế nói chung.

Trong đó cần chú ý tới các hoạt động thanh toán của doanh nghiệp, công tác hạch toán kế toán, tính chính xác của chứng từ kế toán, hạn chế các giao dịch bằng tiền mặt. Để đáp ứng yêu cầu quản lý, cần tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác xác định trị giá một cách đồng bộ và đầy đủ. Mặt khác cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại như Hải quan, Thuế, Quản lý thị trường, Công an kinh tế...

- Hiệp định Trị giá hải quan có rất nhiều khái niệm mang tính kỹ thuật cao, đòi hỏi trong quá trình áp dụng phải có sự nắm bắt rất vững các nội dung quy định tại Hiệp định. Cũng vì đó mà cơ quan Hải quan và cả cộng đồng doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ các nguyên tắc và phải có kinh nghiệm thực tế trong quá trình xác định trị giá theo tinh thần của Hiệp định.

- Nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của toàn thể cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và của cả xã hội nói chung. Từng bước đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ tình trạng gian lận thương mại qua giá của một số doanh nghiệp. Tuyên truyền và phổ biến để người tiêu dùng nắm rõ được các nguyên tắc tài chính trong giao dịch thương mại, yêu cầu người bán cung cấp hóa đơn bán hàng theo đúng giá trị thực thanh toán, góp phần xóa bỏ nạn gian lận thương mại qua giá tính thuế.

1.4. KINH NGHIỆM CỦA HẢI QUAN MỘT SỐ NƢỚC ĐÃ TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG HIỆP ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN

1.4.1. Kinh nghiệm của Hải quan Hoa Kỳ

Một thành công lớn của Hải quan Hoa Kỳ là họ đã đề cao công tác đào tạo, xác định được tầm quan trọng của việc đào tạo nên Cơ quan Hải quan Hoa Kỳ đã xây dựng chương trình đào tạo khoa học chia làm nhiều cấp đào tạo khác nhau để kịp thời bổ sung lực lượng phục vụ cho thực hiện xác định trị giá hải quan [49], [50]. Việc áp dụng các phương pháp xác định trị giá hải quan GATT mang đến một sự thay đổi sâu sắc cho các nhân viên

Hải quan, nhờ có chương trình đào tạo hoàn chỉnh mà Hải quan Hoa Kỳ đã có được một đội ngũ các kiểm tra viên đạt trình độ cao. Hải quan Hoa Kỳ xây dựng chiến lược đào tạo gồm ba giai đoạn cơ bản Trước hết, tập trung vào đào tạo người phụ trách đội kiểm tra trị giá. Giai đoạn tiếp theo, với vai trò lãnh đạo người phụ trách đội kiểm tra sẽ tiến hành tự đào tạo tại chỗ cho các kiểm tra viên trong đội. Cuối cùng, đối tượng được đào tạo sẽ là các nhân viên Hải quan làm ở các bộ phận khác. Quá trình đào tại các Hải quan vùng luôn được hỗ trợ đầy đủ của cấp Hải quan trung ương. Mặt khác, cơ quan Hải quan và các hiệp hội ngành nghề trong cộng đồng doanh nghiệp cũng thường xuyên tổ chức đào tạo, hội thảo và trao đổi kinh nghiệm giữa các bên về các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực trị giá hải quan. Qua đó, kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực trị giá của cơ quan Hải quan cũng như cộng đồng doanh nghiệp luôn được làm mới và nâng cao. Ngoài việc trực tiếp đào tạo, hàng năm Hải quan Hoa Kỳ còn phát hành “Bách khoa toàn thư về trị giá hải quan” trong đó cập nhật tóm tắt tất cả các nội dung và vấn đề nhạy cảm về lĩnh vực xác định trị giá như: các khoản hỗ trợ kĩ thuật, chi phí hoa hồng, điều kiện xác định trị giá, các bên liên quan đến giao dịch...[49]. Đồng thời cuốn “Bách khoa toàn thư về trị giá hải quan” do Hải quan Hoa Kỳ phát hành cũng dẫn chiếu tới những quy định tương đương trong Hiệp định Trị giá GATT/WTO, các quy định của các luật thương mại... Tuyển tập này phản ánh quan điểm của cơ quan Hải quan Hoa Kỳ về diễn giải các luật hoặc quy định pháp luật hiện hành và thực sự quan trọng đối với cả cơ quan Hải quan và các nhà nhập khẩu của Hoa Kỳ khi xác định trị giá hải quan.

Tính minh bạch trong hệ thống văn bản pháp quy nhằm hướng dẫn việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu được đề cao [50], quyền và nghĩa vụ của người nhập khẩu cũng như cơ quan Hải quan được phân biệt rõ ràng ở những nội dung:

- Về quyền và nghĩa vụ của người nhập khẩu:

+ Có đầy đủ cơ sở pháp lý để tự xác định trị giá tính thuế.

+ Thực hiện khai báo rõ ràng mọi thông tin liên quan đến trị giá của hàng hóa nhập khẩu.

+ Được hưởng sự thông thoáng, tự chủ trong hoạt động kinh doanh. + Có quyền khiếu nại về các quyết định của cơ quan Hải quan liên quan đến xác định trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu.

+ Được nhận những hướng dẫn chính xác nhất liên quan đến hoạt động nhập khẩu hàng hoá nói chung và xác định trị giá Hải quan nói riêng.

+ Được phép lấy hàng về trước với điều kiện có sự bảo lãnh tài chính đối với các khoản thuế chênh lệch do chưa có sự thống nhất về việc xác định trị giá tính thuế.

- Về quyền và nghĩa vụ của cơ quan Hải quan:

+ Thực hiện vai trò quản lý nhàn nước trong lĩnh vực hải quan.

+ Nhận đầy đủ thông tin khai báo từ phía người khai hải quan để thực hiện kiểm tra và xác định trị giá theo đúng tinh thần Hiệp định Trị giá hải quan.

+ Giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền liên quan đến xác định trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu.

+ Trao đổi, cung cấp thông tin với công đồng doanh nghiệp để nhận được những phản ảnh chính xác nhất liên quan đến hoạt động nhập khẩu hàng hoá nói chung và xác định trị giá Hải quan nói riêng.

+ Đặc điểm nổi bật về tính minh bạch của Hải quan Hoa Kỳ là việc công bố các quyết định được ban hành về xác định trị giá hải quan để cộng đồng doanh nghiệp có thêm thông tin tham khảo về kinh nghiệm xác định trị giá hải quan.

Hai bài học kinh nghiệm nêu trên của Hải quan Hoa Kỳ là coi trọng công tác đào tạo và xây dựng một hệ thống văn bản có tính minh bạch cao,

kết hợp với môi trường và những hoàn cảnh khách quan vốn có đã tạo điều kiện để Hải quan Hoa Kỳ triển khai thực hiện thành công Hiệp định Trị giá hải quan GATT/WTO.

1.4.2. Kinh nghiệm của Hải quan New Zealand

Trước năm 1982 New Zealand sử dụng giá bán buôn của hàng hoá tại thị trường nước xuất khẩu làm căn cứ xác định trị giá Hải quan, đó cũng là một hệ thống xác định trị giá hải quan tiến bộ hơn việc dựa vào bảng giá tối thiểu để xác định trị giá hải quan cho hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, so với hệ tư tưởng xác định trị giá hải quan theo Hiệp định trị giá GATT, thì cách thức xác định của Hải quan New Zealand tại thời điểm đó đã bộc lộ nhiều nhước điểm mà rõ nét nhất là trị giá hải quan không phản ánh đúng trị giá giao dịch thực tế của hàng nhập khẩu. Cũng vì vậy mà từ năm 1982, tức là một năm sau khi Hiệp định trị giá hải quan GATT có hiệu thì New Zealand triển khai thực hiện xác định trị giá hải quan theo đúng nội dung Hiệp định. Cho đến nay New Zealand đã áp dụng Hiệp định Trị giá hải quan được tròn 30 năm, và có thể khẳng định họ đã thành công trong việc triển khai thực hiện, các nhân tố cơ bản góp phần quyết định sự thành công đó là [45]:

- Môi trường kinh doanh lành mạnh, Nhà nước có thể kiểm soát được các hoạt động của người nhập khẩu.

- Luôn đảm bảo tính minh bạch của hệ thống văn bản hướng dẫn việc xác định trị giá hải quan:

+ Điều 60 đến Điều 63 và Phụ lục 2 của Luật Hải quan New Zealand quy định về xác định trị giá hải quan cho hàng hoá nhập khẩu một cách rõ ràng, để từ đó doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng áp dụng trực tiếp các quy định vào hoạt động thực tế.

+ Hải quan New Zealand có một hệ thống văn bản hướng dẫn cho cán bộ Hải quan về công tác xác định và kiểm tra xác định trị giá Hải quan.

+ Luật Hải quan New Zealand quy định thời hạn khiếu nại là 28 ngày sau khi cơ quan Hải quan ra quyết định. Đồng thời, các quyết định của cơ quan Hải quan phải được công bố bằng văn bản tới nhà nhập khẩu. Toà án quốc gia sẽ là cấp giải quyết tranh chấp cuối cùng.

- Hải quan New Zealand đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung Hiệp định trị giá hải quan GATT. Khi người nhập khẩu hoặc bất kỳ đối tượng nào mong muốn được giúp đỡ xác định trị giá Hải quan cho hàng hoá sẽ nhập khẩu thì có thể liên hệ với bộ phận trị giá Hải quan thuộc Hải quan Wellington. Dựa trên những tài liệu do doanh nghiệp gửi đến, bộ phận trị giá sẽ ra văn bản hướng dẫn cách thức xác định trị giá, hoặc thậm chí là xác định trị giá Hải quan cho những hàng hoá được yêu cầu.

- Các biện pháp nghiệp vụ mà Hải quan New Zealand sử dụng để ngăn chặn việc gian lận trong việc khai báo trị giá hải quan bao gồm:

+ Tại thời điểm làm thủ tục thông quan hàng hóa thực hiện công tác xác định trị giá hải quan gắn liền với hệ thống Hải quan điện tử. Nếu tờ khai hải quan không được chấp nhận trong quá trình xử lý điện tử, thông qua hệ thống điện tử, doanh nghiệp sẽ được thông báo để xuất trình các chứng từ giải trình để làm rõ các nghi vấn của cơ quan Hải quan.

+ Áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro: xác định các tờ khai cần kiểm tra với tỷ lệ quyết định kiểm tra thực tế vào khoảng 2-3% lượng hàng hoá nhập khẩu. Đối với những chuyến hàng đã được giải phóng, mọi nghi ngờ sẽ được hệ thống quản lý rủi ro thông báo lại cho bộ phận kiểm tra sau thông quan.

+ Sử dụng hệ thống kiểm tra sau thông quan: Nếu có nghi vấn về trị giá hải quan, bộ phận làm thủ tục sẽ thông báo cho bộ phận kiểm tra sau để thực hiện điều tra sau khi hàng hoá đã được giải phóng. Sau khi điều tra, nếu trị giá hải quan khai báo không được chấp nhận, Cục trưởng Hải quan vùng sẽ ra quyết định điều chỉnh trị giá hải quan. Phạm vi thực hiện kiểm tra sau thông quan mà Hải quan tiến hành bao gồm toàn bộ hoạt động của nhà nhập khẩu.

Khi gặp những trường hợp có nghi vấn về gian lận thuế, thì việc kiểm tra trị giá hàng hoá luôn được quan tâm xem xét.

+ Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc xác định trị giá hải quan bao gồm: Toàn bộ thông tin về kết quả xác định trị giá tính thuế của hàng nhập khẩu; các hoạt động của từng nhà nhập khẩu trong nhiều năm.

Kết quả là tại New Zealand, khoảng 95% lượng hàng hoá nhập khẩu được xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch, công tác xác định trị giá hải quan luôn đạt hiệu quả cao, đáp ứng được yêu cầu chống gian lận thương mại qua trị giá tính thuế.

1.4.3. Kinh nghiệm của Hải quan Nhật Bản

Sớm hơn New Zealand, Nhật Bản triển khai Hiệp định Trị giá hải quan từ năm 1981, hay nói cách khác thì Nhật Bản là quốc gia áp dụng ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Mô hình tổ chức của Hải quan Nhật bản gồm cấp trung ương đặt tại Tokyo và Hải quan cấp vùng, Trung tâm xác định trị giá thuộc Hải quan cấp Trung ương có trách nhiệm hỗ trợ công tác nghiệp vụ cho Hải quan cấp Vùng. Các bước nghiệp vụ của Hải quan Nhật Bản được chia làm hai giai đoạn cơ bản là khâu thông quan và khâu kiểm tra sau thông quan [22].

Tại khâu thông quan, với tính tự giác rất cao của các doanh nghiệp, Nhật Bản áp dụng cơ chế doanh nghiệp tự khai báo, tự tính thuế và tự chịu trách nhiệm về kết quả tính toán của mình, cơ quan Hải quan không làm thay cũng không áp đặt kết quả xác định trị giá. Cán bộ trị giá hải quan thuộc Phòng Trị giá hải quan (cấp Vùng) có vai trò tư vấn hướng dẫn người khai xác định trị giá hàng hóa khi có đề nghị. Về cơ bản các thông tin khai báo của Doanh nghiệp đều được ghi nhận và thông quan hàng hóa tạo điều kiện cho sự thông thoáng trong hoạt động ngoại thương. Việc kiểm tra sau thông quan đối với công tác xác định trị giá hải quan sẽ làm rõ được tính chính xác, trung thực của các thông tin khai báo liên quan đến trị giá tính

thuế của hàng nhập khẩu. Cán bộ trị giá hải quan ngoài yêu cầu phải có kiến thức sâu về xác định trị giá Hải quan theo Hiệp định Trị giá hải quan còn phải là người am hiểu sâu sắc về ngành hàng mình phụ trách [22].

Qua kinh nghiệm của Hải quan Nhật Bản trong việc chống gian lận trong trị giá tính thuế hàng nhập khẩu, cho thấy ý thức tuân thủ pháp luật của cộng đồng doanh nghiệp có vai trò quyết định, về mô hình tổ chức khoa học hiệu quả đạt được yêu cầu thông thoáng trong hoạt động ngoại thương nhưng vẫn luôn đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước. Đối với Việt Nam chúng ta, thì bài học về tính tuân thủ pháp luật của cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản có ý nghĩa sâu sắc, vô cùng quan trọng trong công tác vận động tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật trong toàn xã hội.

1.4.4. Kinh nghiệm của Hải quan Thái Lan

Thực tế cho thấy Hải quan Thái Lan phải mất gần 10 năm để chuẩn bị cho việc triển khai thực hiện Hiệp định Trị giá hải quan [20], trong đó công việc chủ yếu là dịch thuật và soạn thảo các văn bản pháp quy với mục đích nội luật hóa các nội dung cũng như quy định theo đúng tinh thần Hiệp định, các chuyên gia phải mất tới 2 năm để dịch thuật và chuyển tải nội dung Hiệp định từ nguyên bản sang ngôn ngữ Thái Lan. Hệ thống văn bản pháp quy của Thái Lan quy định rõ ràng các nguyên tắc, cách thức xác định trị

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo hiệp định trị giá hải quan GATT WTO (Trang 43 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)