5. Kết cấu Luận văn
4.2. CÁC HÌNH THỨC GIAN LẬN VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC XÁC
ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG NHẬP KHẨU HIỆN NAY
4.2.1. Đánh giá các phƣơng thức gian lận trị giá hàng nhập khẩu hiện nay
Như đã đề cập đến ở những phần trên, thủ đoạn gian lận trị giá tính thuế ngày càng được các đối tượng nghiên cứu kỹ càng và áp dụng những hình thức rất tinh vi, thậm chí còn sử dụng đến những vấn đề mang tính kỹ thuật cao có nêu trong Hiệp định Trị giá hải quan để đánh lừa và che mắt cơ quan Hải quan khi khai báo trị giá tính thuế hàng nhập khẩu. Cũng vì vậy, mà trong công tác chống gian lận thương mại qua giá, công chức Hải quan cần nhận diện rõ những dấu hiệu và hình thức gian lận. Dưới đây là một số thủ đoạn gian lận mà cơ quan Hải quan cần lưu ý trong quá trình kiểm tra trị giá khai báo của hàng hóa nhập khẩu [43], [46 đến 48]:
- Khai báo giá trên hoá đơn thấp hơn giá mua bán thực tế. Đây là hình thức gian lận qua giá phổ biến nhất hiện nay. Để đạt được mục đích này người nhập khẩu có thể lập hoá đơn giả hoặc thông đồng với người xuất khẩu để làm sai lệch số liệu ghi trên hoá đơn thương mại.
- Trường hợp lô hàng nhập khẩu gồm nhiều chủng loại hàng hoá khác nhau mà không thể ghi giảm tổng số tiền thì có thể hoán vị trị giá các mặt
hàng có thuế suất thấp cho các mặt hàng có thuế suất cao để giảm số tiền thuế cho cả lô hàng đó.
- Khai báo giá thành phẩm, sản phẩm nguyên chiếc thấp hơn so với nguyên vật liệu chính cấu thành.
- Không khai báo hoặc khai báo sai các khoản điều chỉnh theo Điều 8 của Hiệp định Trị giá hải quan, ví dụ như:
+ Không khai báo tiền bản quyền, phí giấy phép liên quan trực tiếp đến hàng hóa nhập khẩu.
+ Lợi dụng quy định không đánh thuế phần mềm nhập khẩu, để tách trị giá của phần mềm ra khỏi trị giá của máy móc thiết bị nhập khẩu.
+ Đưa ra các tình huống giả tạo về giảm giá, các khoản được khấu trả theo Điều 8 của Hiệp định Trị giá hải quan.
+ Hợp thức hoá hồ sơ trên cơ sở khai báo khoản chiết khấu, giảm giá để được khấu trừ ra khỏi trị giá tính thuế.
- Dựa vào các mức giá tại danh mục quản lý rủi ro, danh mục mặt hàng trọng điểm để khai báo thấp dần trị giá thực thanh toán.
- Những mặt hàng có xu hướng bị gian lận trị giá tính thuế phổ biến là những mặt hàng có trị giá lớn và thuế suất cao, như: ô tô, máy móc phụ tùng các loại, thuốc tân dược, hàng điện tử, điện lạnh, rượu, xe đạp điện, xe máy điện, vải, quần áo, giấy, mỹ phẩm... và các mặt hàng tiêu dùng khác.
Trên thực tế thì thông qua tham vấn xác định trị giá tính thuế cơ quan Hải quan đã phát hiện các trường hợp mặt hàng nhập khẩu có thuế suất rất cao nhưng người khai hải quan không cung cấp đầy đủ các điều kiện và thông tin liên quan đến trị giá giao dịch để xác định trị giá làm cơ sở tính thuế nhập khẩu, một vài ví dụ như:
- Tại biên bản tham vấn số 68/BBTV-HQHN ngày 26/7/2010 người khai hải quan chỉ khai báo trị giá tính của chiếc xe ô tô nhãn hiệu “Land Rover Ranger Sport, động cơ xăng dung tích 5.0L, mới 100%, SX 2010”
với mức giá là 40.000 USD. Tuy nhiên trong quá trình tham vấn thì cơ quan Hải quan phát hiện người khai hải quan còn chưa khai khoản tiền 500USD phí dịch vụ trong quá trình vận chuyển, và đây là khoản phải cộng theo quy định của Hiệp định trị giá hải quan GATT/WTO. Kết thúc quá trình tham vấn, người khai hải quan đã đồng ý bổ sung khoản phí dịch vụ nêu trên vào trị giá tính thuế, với mức tổng mức thuế suất cả 3 loại thuế (NK, TTĐB, VAT) đối với mặt hàng ô tô loại này ở thời điểm đó là 215% thì số mà cơ quan Hải quan truy thu được là 1.075USD
quy đổi theo tỷ giá tính thuế tại thời điểm đó thì số tiền thuế phải đều chỉnh tăng là 19.500.000 đồng. Như vậy chỉ với một hành vi rất đơn giản là bỏ đi chiếc hóa đơn thanh toán phí dịch vụ, thì người khai hải quan đã vận dụng rất uyển chuyển nội dung về các khoản phải cộng theo điều 8 của Hiệp định để trốn được số tiền thuế phải nộp là 19.500.000 đồng.
- Hay một ví dụ khác là mặt hàng xe gắn máy nhãn hiệu “Honda SH150i”: vào thời điểm các năm 2010 trở về trước thì các doanh nghiệp chỉ khai báo trị giá tính thuế ở mức 2.000USD
- 2.200USD, nhưng sau quá trình đấu tranh của cơ quan Hải quan thì vào thời điểm cuối năm 2010 các doanh nghiệp đã phải khai báo ở mức giá 2.400USD. Nhưng chưa dừng lại ở đó, cơ quan Hải quan tiếp tục khai thác các nguồn tin để làm rõ trị giá giao dịch của mặt hàng này thì vào cuối năm 2011 các doanh nghiệp đã phải tự động nâng mức giá khai báo của mặt hàng xe máy nhãn hiệu “Honda SH150i” lên mức 3.200USD
. Với tổng mức thuế suất của 3 loại thuế (NK, TTĐB, VAT) là 130% thì từ mức giá khai báo là 2.400USD
các doanh nghiệp đã trốn được số tiền thuế phải nộp của một chiếc xe gắn máy nhãn hiệu “Honda SH150i” là:
(3.200 - 2.400) X 130% = 1.040USD
- Một hình thức gian lận nữa của các đối tượng rất am hiểu về nội dung Hiệp định Trị giá hải quan là vận dụng tách trị giá của máy móc thiết
bị nhập khẩu thành 2 khoản thanh toán riêng biệt là “trị giá phần cứng” và “trị giá phần mềm điều khiển” sau đó chuyển về Việt Nam theo 2 giao dịch khác nhau để nhằm trốn thuế. Theo nguyên tắc thì “trị giá phần cứng” và “trị giá phần mềm điều khiển” phải được cộng vào để tính với mức thuế suất của chiếc máy hoàn chỉnh, để làm rõ những hình thức trốn thuế ở dạng này thì cơ quan Hải quan sẽ phải mất rất nhiều công sức và thời gian, và về cơ bản thì bộ phận Kiểm tra sau thông quan mới có đủ điều kiện làm rõ những gian lận và truy thu thuế đối với các doanh nghiệp này. Ví dụ: Cục Kiểm tra sau thông quan đã đấu tranh làm rõ việc một chủ đầu tư có nhập khẩu “hệ thống máy móc thiết bị” với mức giá khai báo chưa có trị giá của “phần mềm điều khiển”, “phần mềm điều khiển” này được cài đặt qua mạng Internet và thanh toán qua một giao dịch khác biệt. Kết quả là Cục Kiểm tra sau thông quan đã truy thu được số tiền lên đến 32 tỷ đồng đối với hành vi gian lận này.
Những ví dụ nêu trên chỉ là một vài điển hình trong các phương thức gian lận trị giá khai báo của người khai hải quan, có những phương thức gian lận rất đơn giản nhưng cũng có rất nhiều phương thức gian lận vô cùng tinh vi. Qua đó đòi hỏi công chức Hải quan phải hết sức tỉnh táo, sắc bén trong công tác kiểm tra và xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu.
4.2.2. Nhận xét về những thuận lợi và thách thức trong việc nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá tính thuế
4.2.2.1. Về mặt thuận lợi
Các cơ quan quản lý Nhà nước của Chính phủ hết sức quan tâm đến những tác động tiêu cực của mà hoạt động gian lận thương mại nói chung và gian lận thương mại qua giá tính thuế hàng nhập khẩu gây ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. Một loạt các biện pháp chống gian lận thương mại qua giá đã từng bước được triển khai trên thực tế, dù kết quả đạt được ở những mức độ khác nhau, như:
- Việc kiểm tra trị giá tính thuế hàng nhập khẩu và công tác tham vấn xác định trị giá tính thuế được quy định rõ ràng tại văn bản pháp quy (Thông tư 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010) và ngành Hải quan xây dựng thành quy trình theo quyết định số 103/QĐ-TCHQ ngày 24/1/2011.
- Xây dựng khung pháp lý cho hệ thống kiểm tra sau thông quan. - Đầu tư mạnh mẽ cho việc xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc kiểm tra giá tính thuế hàng nhập khẩu.
- Xây dựng các biện pháp phòng, chống gian lận thương mại.
- Chính phủ tạo điều kiện để ngành Hải quan xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và phát triển theo hướng hiện đại. Nhằm nâng cao năng lực quản lý, các hệ thống kiểm tra và kiểm soát phát triển hiệu quả và đồng bộ sẽ hỗ trợ tích cực cho công tác hạn chế và chống gian lận thương mại.
Ngoài ra, trong điều kiện thông tin ngày càng được tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng, cơ quan quản lý nhà nước càng có nhiều điều kiện thuận lợi để nghiên cứu và kế thừa kỹ thuật và kinh nghiệm phòng, chống gian lận thương mại qua giá từ kinh nghiệm của các nước đã áp dụng thành công Hiệp định Trị giá hải quan GATT/WTO [46 đến 50].
4.2.2.2. Nhƣ̃ng khó khăn, thách thức
Ngoài những thuận lợi nêu trên, cơ quan Hải quan cũng phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình chống gian lận thương mại qua giá. Những khó khăn này có thể đến từ bản thân cơ quan Hải quan và cơ cấu tổ chức của ngành Hải quan như:
- Cơ sở dữ liệu về trị giá chưa hoàn thiện. - Thiếu những cán bộ điều tra có kinh nghiệm. - Quy trình thủ tục rườm rà kém hiệu quả.
- Hệ thống kiểm tra sau thông quan chưa đáp ứng yêu cầu làm công cụ phát hiện và ngăn ngừa gian lận.
- Hành vi trốn lậu thuế qua trị giá khai báo hàng nhập khẩu ngày càng tinh vi, lạm dụng các vấn đề mang tính kỹ thuật cao để khai báo sai trị giá tính thuế hàng nhập khẩu.
- Các ứng dụng mới về kỹ thuật chống gian lận thưong mại chưa được triển khai kịp thời (quản lý rủi ro [25], thông tin tình báo, v.v).
Những khó khăn liên quan đến các nhân tố về môi trường cũng cần được kể đến như: thay đổi môi trường thương mại; người khai hải quan không nắm rõ về trị giá hải quan; hành vi trốn thuế của người khai hải quan không bị xã hội lên án; chưa có sự phối hợp, hợp tác quốc tế với Cơ quan Hải quan nước xuất khẩu để trao đổi thông tin liên quan đến trị giá của hàng nhập khẩu. Các hoạt động gian lận thương mại qua giá diễn ra dưới nhiều hình thức và không ngừng biến động. Những vấn đề này khiến cơ quan Hải quan luôn phải điều chỉnh kịp thời để đưa ra các biện pháp quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Cân nhắc và đánh giá đúng những thuận lợi và khó khăn trong công tác chống gian lận thương mại sẽ giúp cơ quan Hải quan duy trì những biện pháp hợp lý trong đấu tranh chống gian lận thương mại qua giá, đồng thời tìm ra các biện pháp hạn chế gian lận trong tương lai một cách hiệu quả.
4.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH TRỊ
GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG NHẬP KHẨU THEO HIỆP ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN
4.3.1. Quan điểm và phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả xác định trị giá hải quan theo Hiệp định Trị giá hải quan trong giai đoạn tới
4.3.1.1. Quan điểm chủ đạo
Theo quan điểm chỉ đạo của Đảng ta là phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo tiền đề để Việt Nam nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Hiện nay, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan đang
từng bước thu được những bước tiến đáng kể, tuy nhiên việc cải cách phải gắn liền với mục tiêu kiểm soát và chống gian lận thương mại. Việc thực hiện thành công Hiệp định trị giá hải quan sẽ kiểm soát được trị giá khai báo, ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại, rút ngắn thời gian thông quan hàng hoá, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, đáp ứng yêu cầu cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành Hải quan. Tính ưu việt của Hiệp định Trị giá hải quan là căn cứ vào trị giá giao dịch để làm cơ sở xác định trị giá tính thuế, cho phép nhà nhập khẩu chủ động trong kinh doanh và nâng cao vai trò kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan, bảo đảm lợi ích của Nhà nước và doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại quốc tế. Do vậy việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý giá tính thuế, là bước khẳng định sự minh bạch trong hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung, Hải quan Việt Nam nói riêng trong tiến trình hội nhập. Hay nói cách khác thì thực hiện thành công Hiệp định trị giá hải quan sẽ là nhân tố góp phần đạt được 2 mục tiêu của quá trình cải cách thủ tục hành chính, thứ nhất là tạo điều kiện cho hoạt động ngoại thương phát triển nhưng vẫn ngăn chặn được việc gian lận thương mại qua trị giá tính thuế hàng nhập khẩu.
4.3.1.2. Phương hướng thực hiện
Để phát huy tốt các ưu điểm của Hiệp định Trị giá hải quan cần phải theo dõi sát tình hình thực hiện để kịp thời xử lý các vấn đề kỹ thuật theo đúng tinh thần Hiệp định. Qua đó thường xuyên tổng hợp kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn, và có một cái nhìn thật tổng thể trong công tác điều hành. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, nghiên cứu và liên tục điều chỉnh quy trình xác định trị giá hải quan theo hướng “Chuyên nghiệp – Minh bạch – Hiệu quả [44], từ đó rút ngắn được thời gian, chi phí cơ hội, và nâng cao lợi thế cạnh trang cho cộng đồng doanh nghiệp.
Cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tiễn đặt ra nhằm phục vụ cho việc xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo đúng tinh thần Hiệp định Trị giá hải quan. Mặt khác phải đặt biệt quan tâm tới việc xây dựng các biện pháp chống gian lận thương mại qua giá nhằm nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu, từ đó kịp thời kiểm tra, phát hiện, và ngăn ngừa gian lận thương mại.
Sau khi nghiên cứu những tồn tại, vướng mắc, cũng như kinh nghiệm của Hải quan một số nước đã thực hiện thành công Hiệp định trị giá hải quan, với mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu trong giai đoạn tiếp theo, tác giả xin mạnh dạn đề xuất hai nhóm giải pháp cần phải được triển khai đồng bộ trong thời gian tới nhằm đẩy lùi hiện tượng gian lận thương mại qua trị giá tính thuế hàng nhập khẩu gồm: nhóm giải pháp ở cấp Nhà nước, và nhóm giải pháp do ngành Hải quan triển khai thực hiện.
4.3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xác định trị giá hải quan theo Hiệp định Trị giá hải quan
4.3.2.1. Nhóm giải pháp ở cấp Nhà nước
a) Rà soát điều chỉnh hệ thống văn bản pháp quy
Hệ thống văn bản pháp lý phục vụ cho công tác xác định trị giá tính thuế đã được hình thành và đi vào hoạt động thực tiễn một cách tương đối hoàn thiện, từ cấp độ văn bản Luật (Luật Hải quan, Luật Thuế XK NK,