Tổng hợp xuyên ngành
1.5.2. Các tiêu chí, điều kiện của PTB
Tiêu chí chính của PTBV là xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường
Theo Chương trình Môi trường của Liện hợp quốc, tiêu chí chính cho PTBV là phát triển phải đáp ứng được những nhu cầu tiện nghi ít nhất và nhu cầu của những người dễ bị thương tổn nhất trong xã hội. Đó là những người thu nhập thấp, trẻ em, phụ
nữ và người dân bản địa.
Những người nghèo chủ yếu quan tâm tới cuộc sống hàng ngày chứ không quan tâm tới việc bảo tồn lâu dài các nguồn tài nguyên. Nếu sự phát triển lấy đi những nguồn tài nguyên trực tiếp về thức ăn và chỗ ở của họ mà không đền bù thỏa đáng, đương nhiên người nghèo sẽ phải dùng đến nguồn thức ăn mới sẵn có trong tự nhiên xung quanh họ mà không quan tâm đến tác động tới môi trường do hành động của họ.
Người nghèo cũng là người có khuynh hướng bị ảnh hưởng nhiều nhất do sự suy thoái môi trường qua việc các hệ thống cấp nước bị nhiễm bẩn hoặc thiếu những điều kiện vệ sinh, qua việc họ bị buộc phải sống ở nơi những người giàu có hơn không thích sống như ở những khu vực hay xảy ra xói mòn hoặc lũ lụt, trong những nơi quá đông
đúc hoặc những nơi bịảnh hưởng bởi các chất thải độc hại công nghiệp.
Do phải sống dựa vào những nguồn thức ăn và nguyên liệu sẵn có ở địa phương nên người nghèo dễ bị thương tổn hơn các đối tượng khác nếu vì sự phát triển mà những nguồn tài nguyên ấy bị mất đi. Những người giàu có trong xã hội có thể mua
được những sản phẩm nhập khẩu từ các nơi khác nên họ không bị ảnh hưởng xấu như
những người nghèo. Cứ như vậy, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng do sự phát triển kinh tế và sự thịnh vượng của một số người, sự nghèo hơn của một số khác và môi trường lại bị suy thoái mãi. Vì thế vấn đề này phải là tiêu điểm chú ý trong PTBV nhất là khi xây dựng và cải tiến chính sách luôn phải quan tâm tới lợi ích của người nghèo và vấn đề xóa đói giảm nghèo.
Chìa khóa để sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hạn chế sự lãng phí tài nguyên là phải đảm bảo sự công bằng, nghĩa là người được hưởng lợi từ
việc phát triển phải trả các chi phí và những người bị mất mát quyền lợi (như bị mất đi
đất đai hoặc những tập quán của họ) phải được tham gia trong việc đưa ra những quyết
định và cùng được hưởng các lợi ích. Để phát triển kinh tế bền vững, việc phát triển phải công bằng, nghĩa là tất cả mọi người phải được chia sẻ quyền lợi một cách công bằng.
Bảo vệ là sự quản lý sinh quyển một cách chặt chẽđể đảm bảo cho sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo đúng với khả năng của chúng, mang lại lợi ích tối đa, không làm giảm sút khả năng hồi phục và tiềm năng sản xuất của tài nguyên trong tương lai. Nó là hoạt động có ý nghĩa tích cực, bao gồm cả bảo quản, duy trì, sử dụng hợp lý, hồi phục và nâng cao hiệu suất sử dụng các tài nguyên thiên nhiên, nhất là đối với các nguồn tài nguyên tái tạo. Vì thế, bảo vệ là một nhân tố không thể thiếu trong PTBV.
Điều quan trọng đầu tiên để thực hiện PTBV là nâng cao nhận thức môi trường cho các cơ quan của chính phủ, những người đề xướng phát triển, cho công chúng và những cộng đồng dân cư - đối tượng của việc thực hiện các sáng kiến phát triển cụ thể để PTBV. Việc truyền bá thông tin, giáo dục và sự tham gia của cộng đồng trong các quyết định phát triển là rất quan trọng nhằm lựa chọn được các hành động thỏa mãn yêu cầu đặt ra và đảm bảo sự công bằng.
Các điều kiện của phát triển bền vững bao gồm: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về sinh thái
Sự bền vững về kinh tế
Sự bền vững về kinh tế phụ thuộc vào mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí, hay nói chính xác hơn là nó yêu cầu lợi ích thu được của hoạt động phát triển phải lớn hơn hay cân bằng với chi phí phải bỏ ra. Mức độ bền vững về kinh tế chủ yếu được xác định bởi tính hữu ích và chi phí đầu vào, chi phí khai thác, chế biến và nhu cầu đối với sản phẩm.
Để đảm bảo bền vững về kinh tế, các dự án phát triển phải đem lại lợi ích kinh tế
kinh tế của sự phát triển phải làm sao thu được là lớn nhất. Sự bền vững về kinh tế phải thể hiện trong sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh của nền kinh tế, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống vật chất của nhân dân, tránh được sự suy thoái đình trệ trong tương lai.
Sự bền vững về xã hội
Sự bền vững về mặt xã hội phản ánh mối quan hệ giữa phát triển với những tiêu chuẩn xã hội hiện tại. Một hoạt động có tính bền vững về mặt xã hội nếu nó phù hợp với những tiêu chuẩn xã hội, hoặc không kéo chúng đi quá sức chịu đựng của cộng
đồng. Những tiêu chuẩn xã hội dựa vào tôn giáo, truyền thống và phong tục, có thể
hoặc không thể hệ thống hóa được bằng pháp luật. Chúng phải được thực hiện bằng các quan hệ đạo lý, hệ thống giá trị, ngôn ngữ, giáo dục, gia đình và các mối quan hệ riêng tư khác, các hệ thống giai cấp và ngôi thứ, thái độđối với công việc.
Bền vững xã hội thể hiện ở chỗ tất cả các sự phát triển đều phải được xã hội chấp nhận và ủng hộ, và phải phục vụ cho mục tiêu phát triển xã hội và đảm bảo sự công bằng xã hội. Giáo dục, đào tạo, y tế, phúc lợi xã hội phải được bảo vệ và phát huy.
Sự bền vững về sinh thái
Sự bền vững về sinh thái thể hiện ở chỗ các hoạt động phát triển khi thực hiện phải duy trì được năng lực của hệ sinh thái, đảm bảo cho các sinh vật trong hệ duy trì
được năng suất, khả năng thích nghi, năng lực tái sinh. Điều đó cũng có nghĩa là phải tiết kiệm và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, duy trì và phát triển các hệ sinh thái, tính đa dạng sinh học, bảo vệ chất lượng môi trường sống. Các nguồn phế thải từ
hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người phải được quản lý chặt chẽ, xử lý tái chế
kịp thời.
Phòng ngừa các rủi ro môi trường
Trong tiến trình thực hiện phát triển cần đề phòng những rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động phát triển bằng việc thực hiện nguyên tắc phòng ngừa các rủi ro môi trường. Nguyên tắc này cũng đã được đề cập trong Chương trình nghị sự
21: “khi có những mối đe dọa về những thiệt hại nghiêm trọng hoặc các rủi ro không thể tránh khỏi thì không được vì bất kỳ lý do nào khác để trì hoãn việc thực hiện những biện pháp cần thiết và có hiệu quảđể ngăn ngừa sự suy thoái môi trường”.
Cách cư xử của con người trước nguy cơ trái đất đang bị nóng dần lên là một thí dụ về việc áp dụng nguyên tắc phòng ngừa. Nếu những cảnh báo về hiện tượng này là
đúng và có giá trị thì hậu quả của việc không hành động gì cả ngày hôm nay sẽ gây nguy hại hơn rất nhiều so với chi phí phải bỏ ra để có những hành động để giảm bớt hậu quả do rủi ro này gây ra. Vì thế, để phát triển bền vững, các cá nhân, cộng đồng và chính phủ các nước cần luôn luôn tỉnh táo để đưa ra những biện pháp hợp lý phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra gây thiệt hại cho chính bản thân mỗi cá nhân và cả cộng
đồng.