L ượng nước nềnYêu cầu nước
4) Khung luật pháp và thể chế
3.4.3.3. Đánh giá tác động môi trường cho quy hoạch
Trong quá trình lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông cần đánh giá của các chiến lược, chính sách được đề xuất tới kinh tế, xã hội và môi trường của lưu vực sông, gọi chung là "Đánh giá tác động môi trường chiến lược" hay đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC).
Có thể nói đánh giá môi trường chiến lược "là một quá trình khoa học có tính hệ
thống để đánh giá những hậu quả môi trường của các chính sách, chương trình, kế
hoạch được đề xuất nhằm đảm bảo lồng ghép một cách đầy đủ các xem xét môi trường một cách sớm nhất của quá trình ra quyết định và ngang bằng với các xem xét về kinh tế xã hội vào trong quá trình hoạch định các chính sách, chương trình, kế hoạch đó" [MRC, 2001].
Mục tiêu bao trùm nhất của ĐMC là xem xét và ước lượng một cách hệ thống các hậu quả môi trường của các chính sách, các quy hoạch, các chương trình dự kiến, trong đó có cả các tác động lũy tích và tác động gián tiếp. Mặt khác cung cấp cho người ra quyết định các thông tin về các hậu quả môi trường chủ yếu khi chuẩn bị các chính sách, các phương án và các chương trình. Nó cũng đưa ra các định hướng về các biện pháp để giảm các xung khắc giữa các chính sách, các phương án, các chương trình với các hoạt động phát triển khác, thí dụ như giữa một phương án xây dựng hồ chứa nào đó với chính sách bảo vệ môi trường trên lưu vực sông. Thông qua ĐMC các chính sách chiến lược quản lý sử dụng nước sẽ được rà soát một cách cặn kẽ nhằm đảm bảo các mục tiêu quy hoạch đã định trước trong khi phân tích ban đầu.
ĐMC là một công cụ tương đối mới được sử dụng cho tiến trình lập quy hoạch, kế hoạch. Nó tạo ra một điểm nối xác định đối tượng liên quan và vạch ra những vấn đề
tổng quát cần xem xét. ĐMC cũng giống như một ĐTM thông thường của các dự án, nhưng có khác là việc đánh giá tập trung vào bước xây dựng chiến lược trong quá trình ra quyết định. Nó là sự khái quát ở mức độ cao những ảnh hưởng tiềm tàng của những chính sách, pháp luật, chương trình và kế hoạch phát triển trên cơ sở khu vực, đểđánh giá liệu các chiến lược được đề xuất có phù hợp để đảm bảo phát triển bền vững tài nguyên nước của lưu vực hay không. Kết quả ĐMC sẽ giúp cho việc thiết kế đúng các chương trình trợ giúp cho các ngành dùng nước trên lưu vực sông và đưa ra những cảnh báo sớm về những vấn đề tiềm ẩn chưa lường trước được có thể do những chính sách hoặc chiến lược quản lý sử dụng nước không đúng đắn gây ra. ở nước ta ĐMC trong các quy hoạch PTTNN hiện còn là một vấn đề tương đối mới và chưa được quan tâm thực hiện trong thực tế.
Về mặt nội dung, ĐMC một dự án quy hoạch PTTNN chỉ khác với ĐTM một dự
án PTTNN thông thường ở chỗ đối tượng phân tích là chính sách, chiến lược của quy hoạch, bao gồm các công việc chủ yếu như sau:
- Sàng lọc: Dùng cách sàng lọc đơn giản để xem xét quy hoạch có cần phải
ĐTMCL hay không như là dùng phương pháp kiểm tra danh mục, đánh giá tầm quan trọng cho từng trường hợp, câu hỏi sàng lọc sơ bộ hoặc một kết hợp nào đó những phương pháp trên.
- Khoanh lại để phát hiện những vấn đề quan trọng về môi trường cần phải đi sâu
đánh giá, soạn đề cương hoạt động cần thiết cho ĐTMCL, xác định phương thức tiếp cận để giải quyết các yêu cầu đặt ra và xây dựng những phương án khác để xem xét.
- Đánh giá và so sánh các phương án của quy hoạch, kể cả phương án không thực hiện. Mục đích là làm rõ những cái lợi và cái hại. Nếu có thể thì xác định phương án về môi trường là khả thi nhất.
- Tiến hành đánh giá các chính sách, kế hoạch và chương trình dự kiến về quản lý kiểm soát môi trường, phân tích ảnh hưởng ở mức độ cần thiết của các chính sách đó
đối với các vấn đề môi trường đã xác định ở trên. ở đây cần đánh giá ảnh hưởng tích lũy, so sánh các phương án và xác định các phương án giảm nhẹ các tác động tiêu cực
đối với môi trường.
- Tường trình kết quả đánh giá cho người ra quyết định kèm theo lời khuyên, kiến nghị hỗ trợ.
- Soát lại chất lượng của ĐMC nhằm bảo đảm thông tin đầy đủ và phù hợp với các yêu cầu ra quyết định hay chưa.