L ượng nước nềnYêu cầu nước
2) Nhận xét, đánh giá
6.1.1. Khung thể chế quản lý tài nguyên nước và các nhân tố ảnh hưởng
Khung thể chế cho quản lý tài nguyên nước bao gồm các quy tắc thành lập, các nghị định, các hướng dẫn thực hiện và sắp xếp tổ chức để tạo ra các cấu trúc cho các hoạt động của con người liên quan đến quản lý tài nguyên nước.
Nói chung, sự thành lập các cơ quan/tổ chức tham gia quản lý tài nguyên nước ở
các cấp cũng có thể coi là một phần trong thể chế quản lý tài nguyên nước. Với mục
đích thực tế thì có thể nói một cách khái quát khung thể chế quản lý tài nguyên nước bao gồm ba thành phần là các chính sách, các văn bản pháp lý và các sắp xếp hành chính liên quan đến quản lý tài nguyên nước.
oCác chính sách:
− Các chính sách tài nguyên nước quốc gia. − Các chính sách của chính quyền địa phương. − Các chính sách của các cơ quan/tổ chức.
oCác luật pháp:
− Các điều luật chính thức, các quy định và thủ tục.
− Các quy định không chính thức, nghịđịnh và hướng dẫn thực hiện. − Các quy định nội bộ của các tổ chức.
oCác sắp xếp hành chính
− Các sự sắp xếp ở mức chính sách cho quản lý tài nguyên nước. − Các sự sắp xếp ở mức thực thi cho quản lý phân phối nước.
Tất cả ba thành phần đều liên quan đến những cách thức để quản lý tài nguyên nước của lưu vực sông theo yêu cầu của quản lý tổng hợp.
Luật pháp về tài nguyên nước
Luật pháp về tài nguyên nước bao gồm các văn bản pháp luật về tài nguyên nước và các khía cạnh liên quan đến nước để thực hiện trên lưu vực sông. Thí dụ như các quy
định có tính pháp lý về quyền sử dụng nước, về giải quyết các xung đột trong sử dụng nước, trách nhiệm và sự tham gia của các thành phần liên quan và cộng đồng dân cư
trong quản lý sử dụng nước, các khuôn khổ luật pháp để thực hiện quản lý tài nguyên nước theo phương thức tổng hợp. Tiêu biểu nhất cho các văn bản luật pháp về tài nguyên nước là Luật Tài nguyên nước của mỗi quốc gia và các Nghị định hướng dẫn thực hiện của Luật này.
Các văn bản pháp luật về tài nguyên nước còn có thể được soạn thảo dưới dạng các điều luật, các quy tắc, các điều khoản thực hiện hoặc các quy định về tổ chức quản lý tài nguyên nước. Chúng được ban hành một cách chính thức trong các Nghị định, thông tư, hoặc hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra chúng còn bao gồm cả “các quy tắc, quy định về quản lý tài nguyên nước nội bộ” của
các tổ chức tham gia quản lý nước trên lưu vực sông, thí dụ như các quy định của cơ
quan quản lý lưu vực sông, của các cơ quan quản lý tài nguyên nước tại địa phương về
các vấn đề thực hiện quản lý nước tại lưu vực sông và ngay tại địa phương.
Chính sách về tài nguyên nước
Các chính sách về tài nguyên nước bao gồm các chính sách liên quan đến khai thác sử dụng và quản lý bảo vệ tài nguyên nước. Thí dụ như các tiêu chuẩn để lựa chọn dự án; các chính sách về giá nước và thu hồi vốn đầu tư xây dựng các công trình; về
phân bổ nguồn nước giữa các ngành dùng nước cũng như chuyển nước giữa các vùng hay sang lưu vực lân cận; chính sách đóng góp về kinh tế; về sự tham gia của cộng
đồng những người dùng nước.
Các chính sách về tài nguyên nước có thể được ban hành do các cấp quản lý khác nhau từ trung ương đến địa phương, như là các chính sách về tài nguyên nước quốc gia của cấp trung ương và các chính sách của các tỉnh hoặc của tổ chức quản lý lưu vực sông ở cấp địa phương.
Các xắp xếp hành chính
Các sắp xếp tổ chức về mặt hành chính cho quản lý nước là các sự sắp xếp để tổ
chức các cơ quan quản lý nước, quản lý lưu vực sông, cũng như cơ chế cho các cơ quan này hoạt động có hiệu quả trong thực tế.
Hệ thống quản lý TNN
Hệ thống tổ chức quản lý các cấp
Nguồn nhân lực
Các cơ chế tài chính và kiểm toán
Hệ thống thu phí dụ̀ng nước.
Điều hành, quản lý thông tin dữ liệu..
Pháp luật về TNN
Quyền sử dụng nước Các quy định về giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn trong sử dụng nước Các quy định về kiểm toán Các quy định về trách nhiệm Sự̣ tham gia của các thành phần có liên quan trong QLTNN.
Các cơ chế quản lý, điều hành .
Các chính sách về nước
Chính sách ưu tiêu trong sử
dụng nước.
Các tiêu chuẩn lựa chọn dự án.
Giá nước và thu hồi chi phí
Phân bổ nguồn nước và chuyển
nước giữa các khu vực.
Sự̣ tham gia của người dùng
nước..
Hình 6-1: Mối liên hệ giữa các thành phần thể chế quản lý nước lưu vực sông Cả ba thành phần nêu trên tạo nên nền tảng thể chế cho quản lý nước của lưu vực sông. Mối liên hệ giữa các thành phần của khung thể chế quản lý tài nguyên nước biểu thị như trong hình 6-1.
Nói chung, môi trường thể chế của quản lý nước lưu vực sông chịu tác động của nhiều nhân tố bên ngoài như là:
(i) Hệ thống chính trị,
(ii) Các chính sách kinh tế quốc gia, (iii) Khuôn khổ luật pháp của nhà nước,
(iv) Môi trường kinh tế xã hội, văn hóa truyền thống, và (v) Điều kiện về tài nguyên vật lý của khu vực,
Mố́i quan hệ trên được biểu thị trong hình 6-2.
Khung luật pháp
Các điều kiên xạ ̃ hội, văn hóa truyền thống
Hệ thống chính trị
Chính sách kinh tế quốc gia
Nguồn tài nguyên vật lý CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI THỂ CHẾ QUẢN LÝTNN
Quản lý nguồn nước
Quản lý các dịch vụ cấp nước Các tổ chức liện quan đến TNN
Các quy tắc nội bộ Các quy định vận hành Các nguyên tắc khai thác, sử dụng TNN Thực hiện phân phối nước
Các chính sách QLTNN Luật pháp về TNN
Thực hiện một cách hiệu quả, công bằng và bền vững
(Đánh giá bằng các chỉ thị) THẺ CHẾ QUẢN LÝ LƯU