- Xây dựng các điều luật và
5) Cơ quan quản lý lưu vực sông phải có vị trí và đóng vai trò chủ yếu trong quản lý và phát triển bền vững lưu vực sông
6.3.2.1. Mô hình quản lý lưu vực sông ở Pháp
Nước Pháp từ năm 1966 đã quản lý tất cả 6 lưu vực sông trên cả nước dựa theo luật về nước ban hành năm 1964. Mỗi lưu vực sông có một cơ quan lưu vực với chức năng chính là:
− Định hướng và khuyến khích các hộ dùng nước sử dụng hợp lý tài nguyên nước thông qua các công cụ kinh tế.
− Khởi xướng và cung cấp thông tin cho các dự án (nhưng không trực tiếp thực hiện dự án), điều hòa các lợi ích địa phương, lợi ích cá biệt và lợi ích chung trong khai thác tài nguyên nước.
Cơ quan lưu vực có một Hội đồng quản trị trong đó một nửa là đại diện các cơ
quan nhà nước, 1/4 là đại diện các chính quyền địa phương và 1/4 còn lại là đại diện các hộ dùng nước (công nghiệp, nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt và công nghiệp, thủy sản,...). Các quyết định của Hội đồng quản trị phải được Cơ quan lưu vực sông phê chuẩn.
Cơ quan lưu vực sông thường bao gồm từ 60 đến 110 ủy viên, trong đó số đại diện của nhà nước, chính quyền địa phương và các hộ dùng nước là tương đương.
Cơ quan lưu vực có quyền tự chủ về tài chính với nguồn thu là hai loại phí là phí tài nguyên và phí ô nhiễm. Từ năm 1974 phí ô nhiễm nước chỉ thu với sản xuất công nghiệp dưới dạng phụ thu vào tiền nước sử dụng. Năm 1985 ngân sách của các ủy ban lưu vực chiếm 15% tổng chi phí đầu tư trong lĩnh vực nước của Pháp. Tiền thu được trích 10% cho các nghiên cứu và bộ máy quản lý, 90% được dùng vào việc chống ô nhiễm tài nguyên nước cùng với các địa phương.
Năm 1992 Luật về nước của Pháp được sửa đổi trong đó có bổ sung việc lập Quy hoạch chỉ đạo và chấn chỉnh về quản lý nước (SDAGE) của lưu vực sông. Dựa trên quy định này, người ta lập các quy hoạch cho các tiểu lưu vực trong lưu vực sông và quy hoạch này là định hướng cơ bản cho các hoạt động quản lý của Cơ quan lưu vực sông.