L ượng nước nềnYêu cầu nước
2. Xác đị nh các nguồn nước thải xả vào sông
THỰC HIỆN TRONG THỰC TẾ
4.4.1. Khái quát
Nước sông là một nguồn lực chung và phải phục vụ lợi ích chung cho tất cả các cư dân ở sông và môi trường một cách bình đẳng và bền vững. Việc sử dụng các đập và hồ chứa nước để phân phối lại nguồn nước ngoài việc phải chú ý đến nhu cầu sử dụng nước của con người còn phải chú ý tới nước cho các loài và hệ sinh thái. Nhiều giá trị
rộng lớn hơn mà sông đem lại thường vẫn bị bỏ qua trong khi lập kế hoạch và thẩm
định dự án.
Những tài nguyên thiên nhiên của các lưu vực sông đã tạo nên nguồn sống cho tất cả các giống loài cư trú tự nhiên, nguồn sống cũng như giá trị văn hóa của hàng triệu người trên khắp thế giới. Các con sông còn mang ý nghĩa tinh thần sâu sắc đối với cộng
đồng và xã hội.
Nguồn nước của lưu vực sông là một tài nguyên mà tất cả mọi người đều có quyền sử dụng. Tuy nhiên do nước lưu vực sông cũng không phải là vô hạn, hơn nữa lại phân bố không đều theo không gian và biến động lớn theo thời gian nên không phải lúc nào chúng ta cần ra sông là có nước.
Tranh chấp nguồn nước là hiện tượng thường xuyên xảy ra trên hầu hết các lưu vực sông, phổ biến là giữa các ngành dùng nước, giữa người dùng nước trong khu vực thượng và hạ lưu, hoặc giữa các quốc gia cùng chung một dòng sông quốc tế. Làm thế
nào để nguồn nước được sử dụng hợp lý và hiệu quả nhất, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của xã hội mà ít xảy ra các sự tranh chấp giữa các người ngành và dùng nước?
Phân bổ nguồn nước, tiếng Anh là “water allocation” là một vấn đề rất quan trọng trong sử dụng tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông, nghĩa đơn giản nhất là chia sẻ hợp lý nguồn nước giữa các ngành dùng nước với nhau nhằm đảm bảo lợi ích cho tất cả các người sử dụng hoặc chia sẻ cho các lưu vực lân cận.
Phân bổ hợp lý nguồn nước là một nội dung và yêu cầu cần nghiên cứu và giải quyết của quản lý lưu vực sông, trong đó cần đưa ra các các nguyên tắc về chia sẻ và phân bổ̉ nguồn nước, tổ chức quản lý và giải quyết các mâu thuẫn trong sử dụng nước khi nó nảy sinh.
Nói chung, vấn đề phân bổ nguồn nước chưa cần quan tâm sát sao đối với những lưu vực sông có tiềm năng nguồn nước đặc biệt dồi dào và lượng nước sử dụng hiện tại còn ít so với tiềm năng nguồn nước của sông. Tuy nhiên, phân bổ nguồn nước lại đặc biệt cần thiết và quan trọng đối với những sông có nguồn nước bị hạn chế so với yêu cầu sử dụng. Nó cung cấp giải pháp đểđiều hòa sự mất cân đối giữa cung và cầu, mang lại lợi ích cho tất cả mọi người dùng nước và sự bền vững của môi trường.
Giải quyết vấn đề phân bổ nguồn nước không chỉ bao gồm việc nghiên cứu để đưa ra các nguyên tắc phân bổ cho các ngành dùng nước như là mỗi ngành có thể sử
dụng bao nhiêu phần trăm lượng nước của sông trong những điều kiện ràng buộc của nguồn nước đến, mà còn phải giải quyết các vấn đề liên quan đến các khía cạnh về thể
chế, luật pháp, kỹ thuật, kinh tế tài chính, công trình, sự tham gia của người dùng,... để điều phối và thực hiện phân chia nguồn nước trong thực tế.
- Thể chế: Xác định và quy định rõ trách nhiệm các cơ quan nhà nước, tư nhân trên lưu vực sông về chia xẻ nguồn nước.
- Luật pháp: Quy định rõ quyền dùng nước, luật pháp và khuôn khổ cho quy hoạch và quản lý việc chia sẻ nguồn nước trên lưu vực sông.
- Kỹ thuật: Tính toán và đánh giá nguồn nước, mô hình hóa đặc tính và quá trình sử dụng nước, cân bằng nước, kỹ thuật vận hành, giám sát chất lượng nước.
- Công trình: Thiết kế, quy trình vận hành các công trình cung cấp và điều tiết nước, dẫn nước tới các hộ dùng nước.
- Kinh tế tài chính: Tính toán các chi phí và lợi ích của sử dụng nước, xác định giá nước hợp lý trên cơ sở coi nước hàng hóa có giá trị kinh tế để đánh giá hiệu quả
kinh tế cho các phương án phân chia nước.
- Sự tham gia của người dùng: Xây dựng cơ chế phù hợp cho sự tham gia của tất cả các thành phần liên quan và các người dùng nước trong việc chia sẻ nguồn nước.
Phân bổ hợp lý nguồn nước cho các ngành dùng nước sẽ đem lại sự công bằng cho xã hội, hiệu quả kinh tế cho những người dùng và sự bền vững về môi trường. Vì lẽ đó phân chia nguồn nước luôn có vị trí xứng đáng đối với thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước của các lưu vực sông.
Cơ sở về mặt kỹ thuật cho việc phân bô nguồn nước là dựa trên tính toán cân bằng quản lý nước cho hệ thống sông, mà phổ biến hiện nay là sử dụng các mô hình toán như mô hình cân bằng nước hệ thống cùng các mô hình thủy văn, mô hình nhu cầu nước để tính toán các số liệu đầu vào cho mô hình cân bằng nước.
Các phương án sử dụng nước với các công trình dùng nước đã xây dựng hoặc dự
kiến sẽ xây dựng có thể đưa vào các sơ đồ tính toán cân bằng nước để mô phỏng hoạt
động của chúng theo các phương án hay kịch bản sử dụng nước khác nhau. Trong các phương án cũng có thể xem xét vấn đềưu tiên cho một số yêu cầu dùng nước nào đó có tính cấp thiết và quan trọng hơn đối với lưu vực sông. Lời giải về biến đổi lưu lượng nước trong sông tại các nút tính toán hoặc tình trạng cung cấp đủ hay thiếu tại các khu
vực sử dụng từ các kết quả mô phỏng của mô hình có thể làm cơ sở để đánh giá và từ đó xây dựng các nguyên tắc cho việc phân bổ nguồn nước trên lưu vực sông.
Chính phủ phải sử dụng các cơ chế hiệu quả để chia sẻ nguồn nước giữa những người sử dụng, lưu ý tới sự cân bằng giữa những mục đích sử dụng khác nhau-tưới tiêu, cấp nước, phát điện, hệ sinh thái- và nhu cầu về nguồn sống và chất lượng cuộc sống của các cộng đồng ven sông.