L ượng nước nềnYêu cầu nước
4) Khung luật pháp và thể chế
3.4.2. Xây dựng chiến lược và chính sách quản lý lưu vực sông 1 Phương pháp tiếp cận để xây dựng chiến lượ c và chính sách
Hiện nay, việc phát triển tài nguyên nước tại các khu vực khác nhau hay quy hoạch lưu vực sông đều còn một khoảng trống lớn, đó là thiếu "các chính sách và chiến lược hợp lý để phát triển tài nguyên nước và môi trường". Vấn đề này là do tồn tại của quy hoạch hiện nay, đặc biệt là vấn đề "quy hoạch chiến lược trong phát triển tài nguyên nước" gần như chưa được tiếp cận để thực hiện trong khi các quy hoạch thủy lợi hiện hành lại chưa vươn tới tầm chiến lược do thiếu tính tổng hợp và chưa xem xét
đầy đủ các khía cạnh kinh tế xã hội và môi trường để đưa ra các chính sách và chiến lược phù hợp.
Vì thế, việc xác định các chính sách và chiến lược mới cũng như cách thức mới trong việc phân tích lập quy hoạch để đạt tới mục tiêu của phát triển bền vững là vô cùng cấp thiết, góp phần tháo gỡ các vướng mắc hiện nay, nhằm phối hợp quy hoạch và quản lý sử dụng giữa đất, nước và các tài nguyên khác một cách công bằng, hiệu quả và bền vững.
Nói chung, các chính sách và chiến lược khai thác và sử dụng bền vững nguồn nước đều được xác định thông qua việc lập các quy hoạch chiến lược để phát triển tài nguyên nước, ở cấp quốc gia và vùng là các quy hoạch tổng thể (master plans), còn ở
cấp lưu vực là quy hoạch tổng hợp lưu vực sông. Đây là một phần trong nội dung mà mỗi quy hoạch lưu vực sông đều phải giải quyết khi nghiên cứu lập quy hoạch.
Để xác định các chính sách và chiến lược sử dụng nước bền vững phải dựa trên các mục tiêu có tính nguyên tắc của QLTHTNN, đó là:
−Đẩy mạnh sự tiếp cận đa ngành trong quản lý sử dụng nước.
−Quy hoạch cho sử dụng, bảo vệ và quản lý bền vững nguồn nước trên cơ sở
các nhu cầu và các sự ưu tiên trong cộng đồng trong khuôn khổ chính sách phát triển kinh tế của quốc gia.
−Thiết kế, thực hiện và đánh giá các chương trình và dự án phải trên cơ sở tham gia đầy đủ của cộng đồng.
−Cải tiến, phát triển thể chế và luật pháp phù hợp để đảm bảo chính sách về
nước là một nhân tố thúc đẩy sự phát triển xã hội.
Việc xác định các chính sách và chiến lược cũng phải dựa trên các điều kiện cụ
thể về nhiều mặt của vùng nghiên cứu như là:
−Điều kiện kinh tế xã hội hiện tại của khu vực, lưu vực tại thời điểm xây dựng chính sách, chiến lược.
−Các đặc điểm khí hậu và nguồn nước.
−Các mục tiêu của chính phủ và các ưu tiên đã được đặt ra. −Tình hình phát triển kinh tế của đất nước.
−Các thể chế, chính sách về nước hiện hành.
Chính sách quản lý tài nguyên nước
Chính sách theo định nghĩa chung là "một tập hợp các nguyên tắc hoặc các quy luật để xác định những gì cần thực hiện và thực hiện như thế nào"? Chính sách có vai trò rất quan trọng và tác động trực tiếp tới kết quả thực hiện các mục tiêu của quản lý nước. Vì thế tất cả các quyết định trong chính sách cần phải theo "định hướng của phát triển bền vững". Cần xây dựng các chính sách về nước cho tất cả các cấp từ cấp quốc gia, tới cấp vùng, địa phương và lưu vực sông.
Khi xây dựng chính sách quản lý nước cần dựa trên các nguyên tắc chủ yếu xuất phát từ mục tiêu cũng như yêu cầu của QLTHTNN, thí dụ như Hội nghị quốc tế về môi trường và phát triển UNCED nêu lên ba nguyên tắc sau đây:
−Nước sử dụng cho nhiều mục đích, đất và nước phải được quản lý theo phương thức tổng hợp.
−Phân phối nước phải xem xét lợi ích của tất cả những người bịảnh hưởng. −Nước phải ghi nhận là một hàng hóa có giá trị kinh tế.
Ngân hàng Phát triển Châu Á đưa ra bảy nguyên tắc chủ yếu để xây dựng chính sách sử dụng nước hiệu quảđó là:
Các nguyên tắc về các chức năng thiết yếu của ngành nước
(1). Phát triển và quản lý tài nguyên nước quốc gia phải dựa trên cơ sở của sự
bền vững nhằm đạt được mục tiêu phát triển quốc gia và bảo vệ môi trường.
(2). Quy hoạch, phát triển và quản lý tài nguyên nước cần phải theo hướng phi tập trung ở một mức độ thích hợp với ranh giới lưu vực.
(3). Các dịch vụ về nước cần phải giao cho các tổ chức nhà nước, tư nhân hoặc các tổ chức hợp tác theo hình thức tự hạch toán và cung cấp dịch vụ nước đến tận khách hàng.
Các nguyên tắc đảm bảo cho các hoạt động của ngành nước được thành công
(4). Sử dụng nước trong xã hội cần phải đảm bảo sự bền vững - với các cách thức khuyến khích, kiểm soát vận hành, giáo dục cộng đồng để nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ nguồn nước và bảo vệ môi trường - trong một khung chính sách minh bạch.
(5). Nguồn nước bên trong và giữa các quốc gia cần phải được phân chia và dẫn một cách hiệu quảđảm bảo lợi ích của tất cả người dùng.
(6). Các hoạt động phát triển ngành nước cần phải có sự tham gia và tư vấn tại từng cấp để có được sự thoả thuận của những thành phần liên quan và sự chấp nhận của xã hội.
(7). Để phát triển ngành nước một cách thành công cần nâng cao năng lực ngành nước về đánh giá, giám sát, nghiên cứu và quản lý tại tất cả các cấp để có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu đổi mới trong quản lý và sử dụng nước theo hướng tổng hợp.
Khung chính sách tại cấp địa phương
Khung chính sách quản lý nước tại cấp địa phương phải chú ý nhiều đến khía cạnh tiếp cận tổng hợp khi xây dựng các chính sách này, và chính sách phải tập trung vào các vấn đề sau:
−Nhấn mạnh về quản lý nhu cầu nước −Hiệu quả của sử dụng nước
−Bảo vệ tài nguyên nước −Sắp xếp về tổ chức phù hợp
−Sử dụng luật pháp, các công cụđiều hành và công cụ kinh tế −Quản lý có sự tham gia của cộng đồng
Chiến lược quản lý tài nguyên nước
Chiến lược có thể coi như là "một phương án tổng quát hay tập hợp các phương án nhằm đạt được một hay nhiều mục tiêu đã định trong một thời gian dài".
Chiến lược về quản lý tổng hợp tài nguyên nước cần phải đảm bảo các mục tiêu của PTBV và phụ thuộc vào các chính sách quản lý nước và các chính sách phát triển kinh tế xã hội. Nó cần phải xác định cho tất cả các cấp từ quốc gia đến vùng và địa phương.
Đối với cấp quốc gia hoặc cấp vùng thì chiến lược sử dụng nước phải được xác
định thông qua xây dựng quy hoạch tổng thể TNN quốc gia hay vùng mà Chính phủ có vai trò chủ yếu.
Để phát triển một cách bền vững và hiệu quả ngành nước, Ngân hàng Phát triển Châu Á đưa ra bảy chiến lược để các quốc gia tham khảo khi xây dựng chiến lược phát triển tài nguyên nước của nước mình [ADB, 1996], đó là:
− Các nước phải xây dựng một chính sách nước quốc gia và một chương trình hành động cụ thểđể thực hiện chiến lược đó.
− Đầu tư cho quản lý các lưu vực sông, đặc biệt với các lưu vực được ưu tiên của mỗi quốc gia.
− Tăng cường năng lực tự chủ và tự hạch toán đối với các dịch vụ về nước
để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nước.
− Phát triển các hình thức khuyến khích, điều hành và nâng cao nhận thức sử dụng nước bền vững.
− Quản lý việc sử dụng các nguồn nước bị chia xẻ và phát triển sự hợp tác giữa các đối tượng sử dụng nước với nhau.
− Nâng cao các nguồn thông tin, tư vấn cũng như xây dựng mạng lưới cộng tác về nước rộng rãi.
− Nâng cao năng lực, đánh giá, giám sát và nghiên cứu về phát triển TNN tại tất cả các cấp, đặc biệt đối với cộng đồng.
Đối với lưu vực sông thì chiến lược QLTHTNN được xác định thông qua việc lập quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên nước của lưu vực sông mà trách nhiệm thường giao cho cơ quan quản lý lưu vực sông.
Xác định chiến lược QLTHTNN cho lưu vực sông cần phải dựa trên các đánh giá về thực trạng của nguồn nước cũng như xu thế tương lai của nhu cầu nước. Chiến lược phải bao gồm các khía cạnh về quản lý cung cấp và quản lý nhu cầu nước, đồng thời phải xem xét các hậu quả môi trường của phát triển nguồn nước, như là việc làm lây lan các bệnh theo đường nước, sự tổn thất về mặt sinh thái các vùng đất ngập nước.