Mô hình quản lý lưu vực sông Muray-Darling tại Australia

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp lưu vực sông (Trang 183 - 184)

- Xây dựng các điều luật và

5) Cơ quan quản lý lưu vực sông phải có vị trí và đóng vai trò chủ yếu trong quản lý và phát triển bền vững lưu vực sông

6.3.2.3. Mô hình quản lý lưu vực sông Muray-Darling tại Australia

Sông Muray-Darling là sông dài thứ tư thế giới (3780 km) với diện tích lưu vực khoảng 1 triệu km2, bao gồm 75% bang New South Wales, 56% bang Victoria, 15% bang Queenland, 8% bang nam Australia và toàn bộ thủđô Australia.

Mô hình quản lý lưu vực sông Muray-Darling là một bài học về giải quyết mâu thuẫn giữa các quyền lợi dùng nước khác nhau.

Cơ cấu tổ chức quản lý lưu vực sông bao gồm một Hội đồng cấp bộ trưởng lưu vực Muray-Darling, một ủy hội lưu vực sông Muray-Darling và một ủy ban tư vấn cộng

đồng đại điện cho cộng đồng

Hội đồng cấp Bộ trưởng Muray-Darling:

Thành lập năm 1985 thành phần bao gồm các Bộ trưởng phụ trách tài nguyên

đất, nước và môi trường của Liên Bang và các bang nằm trên lưu vực với giới hạn mỗi bang không quá 3 thành viên.

Chức năng của Hội đồng là xem xét các vấn đề chính sách liên quan tới lợi ích chung của chính quyền các bang trong quy hoạch và quản lý, nhằm sử dụng hiệu quả và bền vững các tài nguyên nước, đất và môi trường của lưu vực sông; xem xét và đề xuất các biện pháp nhằm sử dụng hiệu quả và bền vững các tài nguyên đó.

Ủy hội là cơ quan thực thi các quyết định của Hội đồng. ủy Hội cũng hợp tác với các bang liên quan. ủy hội có trách nhiệm quản lý hệ thống các sông hồ thuộc lưu vực, tư vấn cho Hội đồng về các vấn đề liên quan đến sử dụng tài nguyên nước, đất và các tài nguyên khác trong phạm vi lưu vực.

Ủy hội bao gồm một chủ tịch độc lập, mỗi bang có 2 đại diện làm ủy viên và hai

đại diện làm phó ủy viên. các ủy viên thường là trưởng các cơ quan có chức năng quản lý các tài nguyên nước, đất và các tài nguyên khác. ủy hội chịu trách nhiệm trước chính quyền các bang và trước Hội đồng.

Ủy Hội có 4 chức năng chính là: (1) tư vấn cho Hội đồng về các vấn đề quy hoạch, phát triển và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong lưu vực, (2) giúp Hội đồng đề ra các giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên lưu vực, (3) điều phối việc thực hiện, hoặc khi được Hội đồng giao, sẽ

trực tiếp thực hiện các giải pháp đó, và (4) triển khai các chính sách và quyết định của Hội đồng.

Trách nhiệm ban đầu của Hội đồng là quản lý chất lượng nước, sau đó mở rộng sang quản lý số lượng nước. Từ những năm cuối thập niên 80 ủy hội được giao nhiệm vụ khởi xướng, hỗ trợ và đánh giá công tác quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên thuộc lưu vực sông. ủy hội hợp tác với chính quyền các bang, các ban, nhóm cộng đồng

để xây dựng và thực thi các chính sách và chương trình.

Ủy ban tư vấn cộng đồng

Là ủy ban gồm đại diện các nhóm cộng đồng có quyền lợi liên quan. ủy ban này

đứng cạnh ủy hội lưu vực sông và tư vấn cho ủy hội các ý kiến của các hộ dùng nước.

ủy ban có chủ tịch và các ủy viên là đại diện các nhóm cộng đồng có quyền lợi liên quan trên lưu vực sông.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp lưu vực sông (Trang 183 - 184)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)