L ượng nước nềnYêu cầu nước
4) Khung luật pháp và thể chế
3.4.1. Quy hoạch lưu vực sông và trình tự của việc lập quy hoạch
Khái niệm
Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông là một yêu cầu cấp thiết phải được thực hiện trong tiến trình của quản lý lưu vực sông. Trong quy hoạch này, việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước trong mối quan hệ với đất và các tài nguyên liên quan khác là trọng tâm chính cần phải giải quyết, qua đó xác định chiến lược sử dụng bền vững tài nguyên nước và môi trường lưu vực.
Quy hoạch lưu vực sông nhằm sử dụng tổng hợp tài nguyên nước và môi trường của cả lưu vực sông. Vì thế phạm vi của quy hoạch lưu vực sông rộng hơn nhiều so với các quy hoạch đơn ngành như quy hoạch thủy lợi, quy hoạch thủy điện hay quy hoạch cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp.
Nói chung ở nước ta hiện nay, các lưu vực sông hiện mới có các quy hoạch riêng rẽ của từng ngành như quy hoạch thủy lợi hay quy hoạch thủy điện mà chưa lưu vực nào lập được quy hoạch tổng hợp lưu vực sông được nhà nước phê duyệt.
Vấn đề lập quy hoạch lưu vực sông trong thực tế mới chỉ được nêu lên trong những năm gần đây, đối với các lưu vực sông lớn đã thành lập ban quản lý quy hoạch lưu vực sông như lưu vực sông Hồng -Thái Bình, lưu vực sông Đồng Nai, lưu vực sông Mê Kông, nhưng trên các lưu vực sông này mới chỉ có lưu vực sông Mê Kông đang trong quá trình chuẩn bị xây dựng quy hoạch này.
Trong mục này sẽ nêu lên những điểm chính về nội dung và phương pháp tiếp cận lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông và những vấn đề liên quan cần giải quyết khi lập quy hoạch.
Mục tiêu và nhiệm vụ của quy hoạch
Quy hoạch lưu vực sông có mục tiêu tổng quát là khai thác sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường lưu vực sông. Đẻ làm được điều đó, quy hoạch phải:
o Xác định được chiến lược và quy hoạch các chính sách phù hợp cho quản lý sử dụng bền vững tài nguyên nước và môi trường lưu vực sông.
o Đề xuất các phương án, biện pháp sử dụng tổng hợp và bền vững tài nguyên nước trong mối quan hệ với tài nguyên đất và các tài nguyên liên quan khác.
o Đề xuất các biện pháp để quản lý bền vững dòng sông và các hệ sinh thái thiết yếu của lưu vực sông, duy trì các chức năng của sông và lưu vực sông.
o Đề xuất các dự án chủ yếu, các chương trình và kế hoạch thực hiện.
Các yêu cầu của việc lập quy hoạch
Có thể nói đẻ đạt được mục tiêu nêu trên, việc lập quy hoạch lưu vực sông có yêu cầu rất cao hơn nhiều so với các quy hoạch chuyên ngành, nó biểu thị ở các khía cạnh sau:
a) Yêu cầu của quy hoạch chiến lược: Quy hoạch lưu vực sông khác với các quy hoạch thủy lợi và thủy điện khác ở mục tiêu thứ nhất, đó là phải xác định các chiến lược và quy hoạch các chính sách cần có cho lưu vực sông để thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước và môi trường trên lưu vực sông nên quy hoạch này là loại "quy hoạch chiến lược" và trong quá trình xây dựng phải xem xét tất cả các điều kiện ràng buộc về
trong quy hoạch đối với môi trường lưu vực, đó là "đánh giá tác động môi trường chiến lược".
b)Yêu cầu về tổng hợp: quy hoạch phải đáp ứng yêu cầu tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan khác.
c) Yêu cầu về bền vững: các phương án, biện pháp đề xuất đều phải đảm bảo bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.
Trong quy hoạch lưu vực sông các ý kiến đề xuất cũng phải đảm bảo: a)Tối đa hóa khả năng nguồn nước hiện có của lưu vực sông cho tưới, cấp nước
đô thị và các mục đích khác bằng cách vận hành tốt hơn các hệ thống hiện có và các kế
hoạch phát triển trong tương lai phải có hiệu quả tốt với chi phí ít nhất. b) Giảm thiểu rủi ro lũ lụt và thiệt hại ở tất cả các vùng trong lưu vực.
c) Bảo vệ và duy trì tốt số lượng cũng như chất lượng nước cho con người và cho hệ sinh thái.
Trong quy hoạch tổng hợp lưu vực sông, việc lập quy hoạch và xác định các chính sách và chiến lược phù hợp cho quản lý tài nguyên nước và môi trường cho lưu vực sông có vị trí rất quan trọng, giúp cho việc thực hiện quản lý lưu vực sông sau này
được đúng hướng và có hiệu quả.
Việc quy hoạch sẽ giúp cho đánh giá được thực trạng của lưu vực sông, các dự định mong muốn sẽđạt được sau khi thực hiện quy hoạch, những khó khăn, thách thức và những sự thiếu hụt cần phải vượt qua và xây dựng một cầu nối để vượt qua các thiếu hụt đó. Nó sẽđịnh hướng cho việc quản lý lưu vực sông những gì phải làm và cách thức thực hiện. Quy hoạch cũng có vai trò ghép nối các người liên quan đến quản lý lưu vực sông vào với nhau trong một mục tiêu chung là quản lý và phát triển bền vững lưu vực.
Các bước chủ yếu lập và thực hiện quy hoạch lưu vực sông
Sau đây là các bước chủ yếu khi lập và thực hiện quy hoạch tổng hợp cho lưu vực sông [Mostert, 1999]:
1. Xác định mục đích và yêu cầu của quy hoạch.
2. Phân tích khung thể chế của quản lý lưu vực sông và chỉ ra những khía cạnh cần phải xem xét và nghiên cứu để ra các quyết định trong quá trình lập quy hoạch, trách nhiệm của những bộ phận có liên quan đến các quyết định đó cũng như năng lực quản lý của họ.
3. Xác định những thành phần có liên quan khác trong quản lý lưu vực sông cũng như các quyền lợi chủ yếu của họ trong sử dụng tài nguyên nước và các tài nguyên môi trường khác trên lưu vực sông.
4. Chuẩn bị và thiết kế một quá trình cho quản lý lưu vực sông trong đó xác
định rõ phạm vi của quy hoạch, các giai đoạn và trình tự của các giai đoạn trong quá trình chung, các nhóm khác nhau bao gồm trong từng giai đoạn và nội dung cần phải thực hiện và giải quyết liên quan đến quản lý lưu vực sông (trong đó bao gồm các vấn
đề như xác định các chiến lược, chính sách cần thiết cho quản lý bền vững tài nguyên nước và môi trường, xây dựng và phát triển thể chế và chính sách cho quản lý lưu vực sông, đề xuất các giải pháp và biện pháp cho quản lý các hoạt động khai thác và sử
các công trình chủ yếu cho từng giai đoạn,...), những nghiên cứu cần thiết phải tiến hành trong từng giai đoạn và việc tổ chức thực hiện toàn bộ quá trình lập quy hoạch.
5. Tiến hành nghiên cứu lập quy hoạch theo các phạm vi và nội dung đã xác
định ở bước trên, kết quả phải đưa ra được một quy hoạch đáp ứng các yêu cầu đã được xác định.
6. Thực hiện quy hoạch sau khi đã được cấp có thẩm quyền thông qua.
3.4.2. Xây dựng chiến lược và chính sách quản lý lưu vực sông 3.4.2.1. Phương pháp tiếp cận để xây dựng chiến lược và chính sách