Lu ật Tài nguyên nước năm 1998 của Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp lưu vực sông (Trang 152 - 156)

L ượng nước nềnYêu cầu nước

2)Lu ật Tài nguyên nước năm 1998 của Việt Nam

Dựa trên chính sách của Chính phủ và từ nhu cầu thực tế về quản lý và bảo vệ tài nguyên nước và từ các điều kiện hiện tại của Việt Nam, Luật Tài nguyên nước của nước ta đã được soạn thảo trên cơ sở xem xét các kinh nghiệm và bài học về luật nước của các nước khác trên thế giới và trong khu vực Đông Nam á.

Bộ Nông Nghiệp & PTNT là cơ quan đề xuất và đi đầu trong việc phát triển và tăng cường các cơ sở pháp lý, tổ chức và tìm các biện pháp để cải thiện việc quy hoạch quản lý và phát triển nguồn nước gắn liền với việc kiểm soát chất lượng nước ở tất cả

các cấp ở Việt Nam. Bộ Thủy lợi trước đây nay sáp nhập thành Bộ Nông nghiệp & PTNT đã bắt đầu biên soạn Luật Tài nguyên nước quốc gia vào năm 1986. Từ năm 1986 đến năm 1996 bản dự thảo đã qua mười chín lần sửa đổi và được đề trình lên Quốc hội vào tháng 4 năm 1998 sau khi được đưa ra tham luận rộng rãi và công bố trên phương tiện thông tin đại chúng. Sau khi xem xét và sửa đổi hoàn thiện bản dự thảo luật, ngày 20 tháng 5 năm 1998 Luật Tài nguyên nước của nước ta đã được Quốc hội chính thức thông qua. Luật Tài nguyên nước có hiệu lực kể từ ngày 1/1/1999.

Luật Tài nguyên nước được ban hành xuất phát từ nhu cầu thực tế về quản lý và bảo vệ tài nguyên nước và phù hợp với điều kiện hiện tại của đất nước. Luật khi xây dựng có tham khảo và học hỏi các kinh nghiệm của các nước trên thế giới, đặc biệt của các nước trong cùng khu vực Đông Nam á.

Luật Tài nguyên nước của nước ta là một bộ luật khung, đưa ra những nguyên tắc và cơ chếđối với quản lý tài nguyên nước mà không đưa ra những quy định cụ thể. Do vậy, để thực hiện luật cần có sự nỗ lực rất lớn trong việc dự thảo các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện tiếp sau khi ban hành luật, trong đó có các văn bản pháp luật riêng đểđiều chỉnh các lĩnh vực quan trọng của ngành nước.

Điểm đặc biệt của Luật này là cách tiếp cận quản lý tài nguyên nước mang tính liên ngành và phối hợp. Nội dung của Luật đã phản ánh được phần lớn những quan

điểm và nguyên tắc về quản lý tổng hợp tài nguyên nước mà quốc tế đã khuyến cáo phải thực hiện và là một bước chuyển biến quan trọng để nước ta tiến tới thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Cùng với những luật khác về tài nguyên thiên nhiên và môi trường, Luật TNN đã góp phần làm sáng tỏ mục tiêu của nhà nước ta về phát triển bền vững tài nguyên nước, đó là:

− Tài nguyên nước bao gồm toàn diện số lượng, chất lượng, nước mặt, nước dưới đất.

− Sử dụng tổng hợp và bảo vệ tài nguyên song song với phòng chống tác hại.

− Bảo đảm tính hệ thống của lưu vực sông, quy hoạch tổng thể lưu vực sông. − Thực hiện quyền sử dụng nước, trong đó ưu tiên nước sinh hoạt.

− Sử dụng nước phải có nghĩa vụ tài chính. − Xả nước thải gây thiệt hại phải bồi thường.

− Nhà nước quản lý thống nhất về tài nguyên nước.

− Hợp tác sử dụng công bằng hợp lý nguồn nước sông quốc tế.

Việc thực hiện Luật Tài nguyên nước sẽ từng bước nâng cao năng lực quốc gia trong việc lập quy hoạch phát triển tài nguyên nước, trong quản lý số lượng và chất lượng các nguồn tài nguyên nước mặt, nước ngầm và nước biển ven bờ theo các lưu vực sông nhưng vẫn phù hợp với cơ cấu quản lý hiện hành, góp phần bảo vệ môi trường, phòng chống và giảm nhẹ các thiên tai lũ lụt, hạn hán trong phạm vi toàn quốc.

5.1.2. Những nội dung chủ yếu của Luật Tài nguyên nước 1998

Luật Tài nguyên nước 1998 ghi nhận những nguyên tắc quốc tế trong việc quản lý tài nguyên nước và có khả năng sẽ đưa nước ta hòa nhập vào xu hướng phát triển hiện đại tiên tiến của thế giới về quản lý tài nguyên nước.

So với tình hình hiện tại về quản lý tài nguyên nước, trong luật có những nội dung mới được đề cập, đó là:

− Những cơ quan mới về quản lý tài nguyên nước.

− Khái niệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước và việc áp dụng trên thực tế.

− Khái niệm và việc thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước. − Khái niệm và việc thực hiện quản lý nước theo lưu vực sông.

− Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư và khu vực tư nhân vào quá trình quản lý tài nguyên nước.

5.1.3. Những điều khoản chủ yếu liên quan đến quản lý tài nguyên nước

(1). Luật Tài nguyên nước 1998 trong điều 4, mục 2 đã quy định Chính phủ

thống nhất quản lý nhà nước về tài nguyên nước và mọi hoạt động bảo vệ, khai thác, sử

dụng tài nguyên nước, phòng chống và khắc phục hậu quả do tác hại do nước gây ra trong phạm vi cả nước.

Đi sâu về thẩm quyền quản lý nhà nước về tài nguyên nước, trong điều 58 của luật đã quy định Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước theo sự phân công của Chính phủ. ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước trong phạm vi địa phương mình theo quy

định của Luật Tài nguyên nước, các quy định khác của pháp luật và sự phân cấp của Chính phủ.

(2). Nội dung của quản lý nhà nước về tài nguyên nước trong luật được nêu trong

điều 57 bao gồm 8 nội dung chủ yếu:

− Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về bảo vệ, khai thác, sử dụng và phát triển tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.

− Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn về tài nguyên nước.

− Quản lý công tác điều tra cơ bản về tài nguyên nước; dự báo khí tượng thủy văn, cảnh báo lũ, lụt, hạn hán và các tác hại khác do nước gây ra; tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, lưu trữ tài liệu về tài nguyên nước.

− Cấp, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước.

− Quyết định biện pháp, huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ, lụt, hạn hán, xử lý sự cố công trình thủy lợi và các tác hại do nước gây ra.

− Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước; giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước.

− Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên nước; thực hiện điều ước quốc tế về tài nguyên nước mà Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia. − Tổ chức bộ máy quản lý, đào tạo cán bộ; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước.

(3). Trong Điều 59, Luật Tài nguyên nước quy định trách nhiệm của Quốc hội trong việc quyết định chủ trương đầu tư đối với các công trình quan trọng quốc gia về

tài nguyên nước. Trách nhiệm của Chính phủ trong việc phê duyệt danh mục, quy hoạch các lưu vực sông lớn và các đề tài công trình quan trọng về tài nguyên nước là trách nhiệm của Bộ NN&PTNT trong việc phê duyệt các quy hoạch lưu vực sông, quy hoạch hệ thống công trình thủy lợi theo sựủy nhiệm của Chính phủ.

(4). Luật cũng quy định trong Điều 63 về Hội đồng quốc gia về Tài nguyên nước. Hội đồng này sẽ tư vấn cho Chính phủ những quyết định quan trọng về tài nguyên nước thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của chính phủ. Hội đồng gồm chủ tịch là một Phó Thủ tướng Chính phủ, ủy viên thường trực là Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, các ủy viên khác là đại diện một số Bộ, ngành, địa phương và một số nhà khoa học, chuyên gia. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước được chính phủ quy định.

(5). Mối quan hệ giữa các cơ quan trung ương và địa phương trong điều tra cơ

bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước của lưu vực sông và trong việc lập, trình duyệt và theo dõi việc thực hiện các quy hoạch sông nhánh được quy định trong Điều 64. Trong điều này một khái niệm về Tổ chức quy hoạch lưu vực sông - một cơ quan sự

nghiệp của lưu vực sông - cũng được đưa ra để thực hiện việc quản lý tài nguyên môi trường theo ranh giới lưu vực, điều mà ở nước ta trước đây trong luật pháp và thực tế

chưa được đề cập đến. Tuy nhiên vai trò và chức năng cụ thể của tổ chức này trong luật chưa được quy định.

(6). Để hợp tác với các nước ven sông trong quy hoạch, phát triển và quản lý tài nguyên nước quốc tế chung, Luật TNN đã quy định các điều trong chương VI về quan hệ quốc tế về tài nguyên nước. Trách nhiệm bảo vệ các quyền và lợi ích của Việt Nam

đối với nguồn nước quốc tế, hợp tác quốc tế trong quản lý và phát triển tài nguyên nước

đã được quy định trong Luật Tài nguyên nước.

(7). Luật Tài nguyên nước thiết lập 4 cơ quan mới giúp chính phủ trong quản lý tài nguyên nước là:

−Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước. −Cơ quan lưu vực sông.

−Ủy ban Phòng chống lụt bão Trung ương. −Thanh tra về tài nguyên nước.

(8). Về thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước: Cơ chế của quản lý tổng hợp tài nguyên nước được nêu trong điều 5 của luật, theo đó nguyên tắc chính là nước phải sử dụng tổng hợp và quản lý theo lưu vực sông, đặc biệt chú ý mối liên kết giữa:

−Đất và nước sao cho phù hợp với quy hoạch vùng trên lưu vực sông. −Bảo vệ tài nguyên nước và rừng.

−Duy trì số lượng và chất lượng nước −Phát triển và gìn giữ nước.

−Gắn việc sử dụng nước với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. −Với lợi ích quốc gia và lợi ích các địa phương.

(9). Vềđầu tư cho khu vực tư nhân trong phát triển ngành nước

Quyền sử dụng nước được giao cho các tổ chức và cá nhân (Điều 1, Điều 6 và chương III) và nhà nước sẽ có chính sách ưu đãi những quyền lợi chính đáng đối với những tổ chức và cá nhân đầu tư cho việc phát triển tài nguyên nước.

(10). Về thuế và lệ phí trong khai thác và sử dụng nước

Việc sử dụng tài nguyên nước của các tổ chức và cá nhân sẽ được điều chỉnh thông qua việc cấp phép khai thác nước và xả nước thải (Điều 24 và điều (11). Giấy phép sẽ quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng, mức thuế và lệ phí phải nộp cho việc sử dụng những quyền đó (Điều 7).

5.1.4. Các văn bản dưới luật đã được ban hành

(1). Để thực hiện Luật Tài nguyên nước, Chính phủ đã ban hành một số Nghị định, quy chế dưới đây:

−Nghị định 179/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/12/1999 hướng dẫn thi hành Luật Tài Nguyên nướcNghị định quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ

cấu tổ chức của Bộ TN&MT ( Nghịđịnh số 91/2002/NĐ-CP)

−Nghị định quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước (Nghịđịnh 149/2004/CP).

−Nghị định quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực Tài nguyên nước (Nghịđịnh số 34/2005/CP).

−Nghị định ban hành quy chế, thu thập, quản lý, khai thác sử dụng, sử dụng dữ

liệu, thông tin về tài nguyên nước (Nghị định số 162/2003/NĐ).

−Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT) của Bộ TN&MT hướng dẫn thực hiện nghị định 149/2004/NĐ-CP của chớnh phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước .

−Thông tư số 05/2005/TT-BTNMT của Bộ TN&MT hướng dẫn thực hiện nghị định 34/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực Tài nguyên nước.

−.Quyết định số 67/2000/QĐ -TTg của Chính phủ ban hành ngày 15/6/2000 về

việc thành lập Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước.

−Quyết định của Bộ trưởng NN&PTNT ban hành ngày 9/4/2001 về việc thành lập ban quản lý quy hoạch lưu vực sông Hồng - Thái Bình, đồng bằng sông Cửu Long và sông Đồng Nai.

(2). Theo phân cấp của chính phủ, UBND các tỉnh cũng ban hành một số văn bản hướng dẫn và quy định về việc thực hiện các nội dung của Luật Tài nguyên nước và quản lý tài nguyên nước các lưu vực sông trong mỗi tỉnh, trong đó có các quy định về

tổ chức quản lý vận hành công trình, về mức thu thủy lợi phí phù hợp với điều kiện của tỉnh. Trong quá trình xây dựng các chính sách có liên quan đến tài nguyên nước của tỉnh, ngành thủy lợi đề xuất các chính sách, các ngành khác như nông nghiệp, công nghiệp, tài chính, ngân hàng, kế hoạch, thuế, xây dựng... tham gia ý kiến và UBND tỉnh ra quyết định cuối cùng.

Có thể thấy rằng Luật Tài nguyên nước 1998 của nước ta là một bước chuyển biến quan trọng nhằm tiến tới quản lý tổng hợp tài nguyên nước, nhưng cho đến thời

điểm năm 2004 cũng mới chỉ thực thi được một phần trong số những cải cách được đưa ra trong luật.

Hiện tại vẫn còn những văn bản dưới luật cần thiết để thực thi các mục tiêu của luật chưa được xây dựng. Tuy nhiên, khung pháp lý vẫn còn đang được hoàn thiện dần.

5.2. CHIẾN LƯỢC TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG

5.2.1 Chiến lược quố́c gia về Tài nguyên nước đến năm 2020

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp lưu vực sông (Trang 152 - 156)