Các nguyên tắc phân tích đánh giá các phương án

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp lưu vực sông (Trang 143 - 146)

L ượng nước nềnYêu cầu nước

4.3.2.Các nguyên tắc phân tích đánh giá các phương án

2. Xác đị nh các nguồn nước thải xả vào sông

4.3.2.Các nguyên tắc phân tích đánh giá các phương án

Phân tích đánh giá các phương án quy hoạch và quản lý nước trên lưu vực sông bao gồm việc xác định sự phù hợp của từng phương án hoặc một tập hợp các phương án

đểđáp ứng các nhu cầu phát triển của lưu vực sông.

Thách thức ở đây là cần phân tích và đánh giá nhiều phương án ngay từ giai

đoạn đầu. Kinh nghiệm cho thấy cần thực hiện việc này một cách minh bạch và có sự

tham gia rộng rãi để đảm bảo các khía cạnh về kinh tế, xã hội, môi trường, kỹ thuật và

tài chính đều được xem xét ngang nhau trong việc lựa chọn và ra quyết định cuối cùng. Tập trung phân tích đánh gíá các phương án ngay từđầu sẽ giúp cho người quản

lý loại bỏ được hầu hết những dự án còn nghi hoặc. Những dự án còn lại sẽ được sự ủng hộ rộng rãi hơn của công chúng và cũng là những dự án xác đáng hơn. Như vậy có thể giảm bớt các sự chậm trễ, giảm chi phí và mâu thuẫn phát sinh, có lợi cho tất cả

những ai chịu tác động của dự án. Ngoài những lợi ích về mặt xã hội và môi trường,

đầu tư nhiều cho việc phân tích đánh giá các phương án có thể đem lại các lợi ích kinh tế và tài chính lâu dài. Trong trường hợp thí dụ trên, kết quả có thể không đơn giản chỉ

là xây đập hay không xây đập mà có thể là một loạt các phương án can thiệp song song và bổ sung cho nhau đểđạt được mục tiêu đề ra. Ngay trong trường hợp vẫn lựa chọn cho xây một đập lớn thì trong bản thân dự án đó cũng sẽ có một số phương án giúp cho tránh hoặc giảm nhẹ những tác động tiêu cực về xã hội và môi trường như là thay đổi quy mô và vị trí của nơi xây dựng tuyến đập cũng như thiết kế những quy tắc lựa chọn phù hợp.

Sau đây là một số nguyên tắc chủ yếu khi phân tích đánh giá các phương án quy hoạch và quản lý nguồn nước:

1. Xác định rõ nhu cầu và mục tiêu phát triển của phương án thông qua một quá trình tham gia rộng rãi của tất cả những đối tượng có liên quan

Việc phân tích đánh giá nhu cầu sử dụng nước cũng giúp cho việc phân tích đánh giá và lựa chọn phương án quy hoạch và quản lý nước lựa chọn sau này được đúng đắn. Các nhu cầu đều xuất phát từ phía người sử dụng và việc đáp ứng nhu cầu nước sẽ tạo

điều kiện phát triển chung của cộng đồng dân cư trên lưu vực sông nên rất cần có sự

tham gia rộng rãi của những người này. Nhu cầu cũng gắn với mục tiêu phát triển của phương án nên cần phân tích đánh giá nhu cầu song song với xem xét mục tiêu phát triển có tương ứng hay chưa. Việc phân tích và đánh giá các nhu cầu về nước của các phương án quy hoạch và quản lý nước là cơ sở để hình thành khuôn khổ cho việc phân tích đánh giá các phương án cũng như việc lựa chọn phương án sau này.

2. Phải xem xét đầy đủ các mục tiêu phát triển để phân tích và đánh giá các phương án đã nêu lên trước khi ra quyết định tiến hành bất cứ một chương trình hoặc dự án công trình sử dụng nước nào trên lưu vực sông

Các phương án đề xuất trong việc sử dụng nước, thí dụ như sử dụng nước của một lưu vực sông như thế nào, bằng việc xây dựng các công trình gì là thích hợp trong giai đoạn quy hoạch,... là phải dựa trên các mục tiêu phát triển đã đặt ra trong bước đầu tiên. Vì thế trước tiên người quản lý và lập quy hoạch hay kế hoạch phát triển cần phải dựa trên các mục tiêu đó để đánh giá lại phương án đề xuất có đáp ứng được đầy đủ

mục tiêu hay chưa, hoặc đã đáp ứng ở mức độ nào. Nói chung có nhiều phương án có thểđưa ra đểđáp ứng các mục tiêu của quy hoạch và quản lý nguồn nước lưu vực sông, tất cả chúng đều phải được phân tích đánh giá lại theo từng mục tiêu đặt ra, vì thế công việc phân tích đánh giá cũng rất nhiều và cần chi tiết nhất là với các quy hoạch và kế

hoạch trên các sông lớn và dài hạn...

Cần chú ý rằng trong các phương án xem xét và đánh giá không chỉ gồm các phương án kỹ thuật mà còn nhiều loại khác, trong đó bao gồm cả các phương án về

chính sách, chương trình, dự án liên quan đến nhau. Việc xem xét cũng liên quan đến nhiều khía cạnh như là: (i) những thay đổi về thể chế và cải cách quản lý có thể chi phối về mặt sử dụng và làm giảm nhu cầu, ảnh hưởng tới sự khả thi của phía cung; (ii) tình hình của lưu vực sông, các tác động tích tụ từ trước đến nay và các hiệu ứng tương tác, thí dụ như tương tác giữa nước mặt và nước ngầm; (iii) các chức năng đa mục tiêu của các phương án; (iv) tác động thứ cấp của phương án tới phát triển của địa phương và khu vực; (v) các sự trợ cấp có thể làm sai lệch việc so sánh giữa các phương án; (vi) thời gian cần thiết trước khi dự án đề xuất có thểđem lại lợi ích,...

3. Các khía cạnh xã hội và môi trường phải được coi trọng ngang với các yếu tố

kỹ thuật, kinh tế và tài chính trong khi phân tích, đánh giá các phương án quy hoạch và quản lý nguồn nước

Thông thường khi phân tích đánh giá các phương án quy hoạch và quản lý sử

dụng nước từ trước đến nay, các khía cạnh về kinh tế và kỹ thuật vẫn được coi trọng và coi như chủ yếu khi phân tích và lựa chọn phương án. Điều này làm cho kết quả đánh giá nhiều khi bị sai lệnh và không đảm bảo các yêu cầu bền vững mà người ra quyết

Nói chung việc ra các quyết định về sử dụng nước trong tương lai trên lưu vực sông trong các phương án quy hoạch cần phải chú ý nhiều hơn về tầm quan trọng và các yếu tố môi trường, đưa chúng lên hàng đầu trong quá trình xét duyệt. Trọng tâm của chúng ta là phải chuyển từ việc giảm nhẹ và đền bù sang việc ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động môi trường trở thành tiêu chí căn bản định hướng cho việc phân tích

đánh giá phương án. Phương pháp này sẽ cho xã hội có cơ hội tốt hơn để quy định những gì là chấp hành được và những gì là không để xem xét các ưu tiên dài hạn là loại bỏ những phương án không có khả năng đáp ứng nguyên tắc ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trường. Các bên liên quan phải thống nhất về các nguyên tắc chủđạo để giảm nhẹ và đền bù cho những hậu quả xã hội và môi trường của những phương án còn lại trước khi có những quyết định xa hơn.

Các vấn đề cần phân tích và cân nhắc bao gồm các tác động đến hệ sinh thái tự

nhiên, chất lượng nước và hệ quả của các phương án khác nhau đối với các tác động ở địa phương. Mỗi trường hợp mang tính đặc thù của địa phương cụ thể và việc ra quyết

định phải dựa trên cơ sở có đầy đủ thông tin, điều đó đòi hỏi phải có kiến thức tốt hơn về các yếu tố xã hội và môi trường ở địa phương. Những yêu cầu này gồm: (i) khảo sát hiện trạng về xã hội và sinh thái ở ngay giai đoạn đầu để mô tảđiều kiện hiện tại về tài nguyên hiện có; (ii) xác định mức độ quan trọng tương đối giữa các khía cạnh môi trường và xã hội với các khía cạnh kỹ thuật, kinh tế và tài chính thông qua một quá trình xem xét cởi mở; (iii) đánh giá tác động chiến lược để xác định các tác động của phương án về mặt môi trường, xã hội, Sức khỏe và di sản văn hoá, và loại bỏ những phương án không phù hợp ngay từ sớm. Tất cả các vấn đề trên đã được biểu thị trong sơ đồ phân tích để xác định phương án và chiến lược sử dụng nước của lưu vực sông như

hình 3-2 trong mục 3.3.2 của chương 3. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Khi đánh giá các phương án phải ưu tiên việc tăng hiệu quả và tính bền vững trong các hệ thống nguồn nước hiện có trên lưu vực sông

Trong khi lập các kế hoạch, những người nghiên cứu cần phải quan tâm đến việc

ưu tiên để sao cho các hệ thống thủy lợi, thủy điện và công trình khai thác sử dụng nước hiện có trở nên hiệu quả và bền vững hơn trước khi có quyết định cho xây dựng một công trình mới.

Khả năng này phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của từng nơi cụ thể, do đó việc

đánh giá ở từng nơi phải thật chi tiết, liên quan đến nhiều lĩnh vực và vượt ra ngoài khuôn khổ giải pháp kỹ thuật thuần túy để xét tới cả các phương án chính sách.

Việc quản lý các hệ thống nguồn nước hiện có như các hệ thống tưới tiêu, các hồ

chứa phòng lũ và phát điện,... đòi hỏi phải có các giải pháp chủ động và tổng hợp hơn mới tăng được hiệu quả sử dụng của hệ thống. Trong lĩnh vực thủy lợi thì phương án tốt nhất để thay thế cho việc xây dựng mới là nâng cấp các hệ thống hiện tại để sử dụng hết tiềm năng chưa khai thác hết của hệ thống và tăng năng suất của việc sử dụng nước. Tuy nhiên cải thiện các hệ thống thủy lợi hiện tại cũng chưa chắc chắn đã giải quyết

được nhu cầu của những người nghèo nhất trong xã hội mà còn cần phải có những phương án mới, nhưng các phương án này chỉ đưa ra sau khi đã có các phân tích đánh giá trên.

Quá trình phân tích đánh giá phương án cần xem xét các phương thức để tăng cơ

hội sinh sống và an ninh lương thực ở các địa phương, kể cả đánh giá khách quan về

khả năng các dự án tại cộng đồng dân cư ở địa phương và các biện pháp thay thế hoặc bổ sung khác.

5. Các nguyên tắc xã hội và môi trường phải được vận dụng trong suốt các giai

đoạn từ lập quy hoạch đến thiết kế xây dựng và vận hành công trình

Sau khi có quyết định về các phương án quy hoạch và phát triển tài nguyên nước của lưu vực sông, thí dụ quyết định xây dựng một hồ chứa cấp nước nào đó đểđáp ứng nhu cầu sử dụng nước tăng lên của khu vực, thì từng quyết định này lại có những biện pháp thực hiện khác nhau. Quá trình lựa chọn các biện pháp này lại cũng cần phải tiếp tục xem xét các yếu tố xã hội và môi trường như trong giai đoạn đánh giá phương án trước đó.

Các nguyên tắc đã thống nhất trong giai đoạn xét duyệt các phương án ban đầu vẫn rất cần thiết khi quyết định chọn phương án triển khai dự án và cả giai đoạn vận hành sau này. Các vấn đề này hiện là một trong những nội dung quản lý môi trường của các dự án công trình trong giai đoạn thi công xây dựng và trong quản lý vận hành.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp lưu vực sông (Trang 143 - 146)