Tổng hợp xuyên ngành
1.5.1. Định nghĩa phát triển bền vững
Mặc dù là thuật ngữđược sử dụng rộng rãi, nhưng PTBV là một khái niệm khó có thểđược giải thích một cách thật rõ ràng, cô đọng và cụ thể. Có nhiều định nghĩa về
PTBV, trong cuốn “Chăm lo cho Trái đất ” thì PTBV được định nghĩa là “sự nâng cao chất lượng đời sống con người trong lúc đang tồn tại, trong khuôn khổđảm bảo của các
hệ thống sinh thái”, còn tính bền vững là “một đặc điểm đặc trưng của một quá trình hoặc một trạng thái có thể duy trì mãi mãi”. Nó cũng được coi là sợi dây gắn kết trong sự phát triển kinh tế, xóa bỏđói nghèo, tăng trưởng dân số, dinh dưỡng.
ý nghĩa của từ bền vững cũng được nhiều tác giả làm rõ, theo Davit Munro [2000] thì “bền vững không phải là một mục tiêu chính xác mà là một tiêu chuẩn đối với quan điểm và hành động. Đó là một quá trình tiếp diễn, có tính lặp đi lặp lại, thông qua đó kinh nghiệm quản lý các hệ thống phức hợp được tích lũy lại, được đánh giá và vận dụng”; còn Stephen Viedrman thì cho rằng “bền vững không phải là vấn đề kỹ
thuật cần giải quyết mà là một tầm nhìn vào tương lai, đảm bảo cho chúng ta một lộ
trình và giúp sự tập trung chú ý vào một tập hợp các giá trị và những nguyên tắc mang tính luân lý và đạo đức hướng dẫn hành động của chúng ta”.
Tuy nhiên, định nghĩa về PTBV được nói đến nhiều nhất là vẫn là định nghĩa của
ủy ban Brundtland:
“Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ mai sau”.
Định nghĩa về PTBV nêu trong Báo cáo Brundtland biểu lộ tình cảm và ước vọng của con người trong sự phát triển nhưng chưa thể giúp cho việc hoạch định một chiến lược hoặc thiết lập các mục tiêu, cũng chưa phải là một định nghĩa để dẫn đến một phương thức hành động trong quy hoạch và quản lý các tài nguyên thiên nhiên để đạt tới sự bền vững. Cũng vì vậy, trên thực tế còn có những định nghĩa khác về PTBV, nhiều câu hỏi đặt ra cần giải đáp và cả những ý kiến cần được thảo luận. Tất cảđều tập trung quanh vấn đề làm thế nào để thực hiện được mục tiêu của PTBV như trong Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất về Môi trường và Phát triển năm 1992 là “cho phép mỗi thành viên của xã hội được sống với sự phát triển đầy đủ các tiềm năng về thể chất, tinh thần và trí tuệ”.
Một trong những đặc trưng chủ yếu của PTBV là nó buộc chúng ta phải xem xét nhiều khía cạnh trong toàn bộ khung cảnh và ở tầm nhìn dài hạn. Nếu PTBV như trong cuốn “Chăm lo cho Trái đất ” là nâng cao chiến lược cuộc sống con người trong khuôn khổ hạn chế các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thì như Munro đã vạch ra, sự PTBV bao gồm cả ba khía cạnh về xã hội, môi trường cũng như kinh tế như hình 1-5.
Bảo vệ môi trường
XÃ HỘ̣I Hiệu quả kinh tế SINH THÁI
Xã hộ̣i
chấp nhận
KINH TẾ́
Hình 1-5: Tiếp cận các khía cạnh kinh tế, xã hội và sinh thái trong phát triển bền vững
Để sự phát triển được bền vững thì phát triển phải có tính liên tục mãi mãi, hoặc các lợi ích của phát triển phải được duy trì không hạn định. Điều này có nghĩa là quá trình hoặc hoạt động có liên quan, hoặc hoàn cảnh diễn ra phải không được chứa đựng một yếu tố nào có thể hạn chế thời gian tồn tại của nó.
Những sợi dây gắn kết trong sự phát triển kinh tế, xóa bỏđói nghèo, tăng trưởng dân số, dinh dưỡng và Sức khỏe, nhân quyền và bảo vệ môi trường được thể hiện qua những nguyên tắc trong Chương trình nghị sự 21. Không một vấn đề nào trong số này có thể được giải quyết triệt để trừ khi tất cả những vấn đề đều được chú trọng vì mỗi vấn đề này là một phần không thể tách rời trong hệ thống kinh tế xã hội. Đặt con người vào trung tâm của các mối quan tâm cũng là một yêu cầu cốt lõi trong chiến lược thực hiện PTBV. Quản lý các tài nguyên trên trái đất và những vấn đề chính khác như nghèo
đói, dinh dưỡng và Sức khỏe bằng việc tách chúng ra thành những vấn đề riêng biệt sẽ
không nhận thức được sự liên quan giữa chúng.