L ượng nước nềnYêu cầu nước
2. Xác đị nh các nguồn nước thải xả vào sông
4.4.2. Vấn đề phân bổ nguồn nước trên thế giới và ở Việt Nam
Phân bổ nguồn nước phải dựa trên quyền dùng nước đã được luật pháp quy định. Trong luật Tài nguyên nước của các quốc gia đều có quy định tài nguyên nước là nguồn tài nguyên tự nhiên mà tất cả mọi người, mọi ngành đều được quyền sử dụng cho cuộc sống và phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên việc sử dụng phải tuân theo luật pháp và phải được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Tại Việt Nam, Luật Tài nguyên nước của nước ta cũng quy định rõ về quyền sử
dụng nước và cũng quy định về việc cấp giấy phép khai thác nước và xả nước thải, vấn
đề này sẽ nêu chi tiết trong mục 5.4 của chương 5.
Một số lưu vực sông tuy đã thành lập Ban quản lý quy hoạch lưu vực sông như
lưu vực sông Hồng - Thái Bình, lưu vực sông Đồng Nai, sông Cửu Long (xem mục 6.6.2, chương 6) nhưng các Ban này cũng chưa có chức năng quản lý tài nguyên nước nên chưa có thể tham gia vào giải quyết các vấn đề liên quan đến phân bô nguồn nước của lưu vực sông.
Trong thực tế, trên các lưu vực sông các ngành dùng nước vẫn sử dụng nước một cách riêng rẽ tùy theo yêu cầu của mình và không quan tâm đến quyền dùng nước của các ngành khác. Các hồ chứa hiện nay phần lớn đều sử dụng hết dòng chảy cơ bản của sông mà không xả một chút nào cho hệ sinh thái và người dùng khu vực hạ lưu đập nên việc lấy nước của hồ đã làm ảnh hưởng đến quyền dùng nước của các người dân sống ven sông và tổn thương và suy thoái các hệ sinh thái khu vực hạ lưu.
Trên các lưu vực sông ở nước ta hiện nay đều chưa có nguyên tắc phân bổ nguồn nước cũng như chưa có các nghiên cứu để xác định quyền ưu tiên trong sử dụng nước trên lưu vực sông. Điều này đã tạo nên những mâu thuẫn trong sử dụng nước và ảnh hưởng không nhỏ tới suy thoái nguồn nước tại hạ lưu.
Trên thế giới, các nước đã rất coi trọng việc phân chia nguồn nước và tổ chức việc thực hiện vấn đề này trong thực tế như tại úc, Anh, Mỹ, các nước châu Mỹ la tinh,... Nhiều lưu vực sông đã nghiên cứu và đưa ra nguyên tắc phân chia nguồn nước sử dụng cho các ngành biểu thị bằng lưu lượng cho phép được lấy tại các vị trí dọc theo trục sông chính, cùng với lưu lượng cần duy trì cho dòng chảy môi trường. Những kinh nghiệm này nước ta cần tiếp cận để học hỏi và áp dụng trên thực tế trong các giai đoạn tới, trong đó điều cần thiết trước tiên là cần cải tiến và phát triển thể chế và chính sách
để có thể thực hiện việc phân bổ nguồn nước một cách hiệu quả trên các lưu vực sông.
Câu hỏi ôn tập chương 4
1. Nêu và giải thích những điểm giống nhau và điểm khác nhau giữa một mô hình toán thủy văn và một mô hình quản lý lưu vực sông ?
2. Một mô hình mô phỏng cân bằng nước hệ thống sông, thí dụ như mô hình Mike Basin ứng dụng để xây dựng phương án khai thác sử dụng nước trong quy hoạch một lưu vực sông cụ thể như thế nào? Nêu các bước chủ yếu khi ứng dụng mô hình và số
liệu đầ̀u vào cũng như kết quảđầ̀u ra của mô hình ?
3. Giải thích khái niệm chia sẻ/phân bổ nguồn nước trên lưu vực sông ? khi nào thì trên lưu vực sông cần phải nghiên cứu đẻ xuấ́t phương án chia sẻ/phân bổ nguồn nước ?
Tài liệu tham khảo chương 4
1. Daene C. McKinney, et al, 1999, Modelling water Resources Management at the Basin Level: Review and Future direction.
2. Geoff Kite and Peter Droogers, 2000, Intergrated Basin Modeling, Research Report No 43 of IWMI, ISBN 92- 9090-411-9.
3. Mostert E. Van Beek E., 1999, River basin management and Planning, Keynote paper for International Workshop on River basin Management, 27-29 Oct. Nederlands Congress Centre, Churchillplein 10, The Hague. 27-29 Oct. 1999.
4. Neil S. Grigg, 1976, Water Resources management, Principles, Regulations, and Cases, by, McGraw – Hill, ISBN 0-07-024782-X.
Chương 5 CHÍNH SÁCH VÀ LUẬT PHÁP QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở VIỆT NAM
Nước là một thành phần quan trọng của hệ sinh thái, nước cùng với đất tạo nên thế giới thực vật đa dạng và phong phú, là thành phần sinh vật sản xuất đầu tiên sản xuất ra lương thực và các vật chất nuôi sống con người và thế giới sinh vật. Điều đó chứng tỏ vai trò quan trọng và thiết yếu của nước đã rất rõ ràng. Ngoài ra, nước còn là một thành phần liên quan nhiều đến sự ổn định xã hội và phát triển kinh tế của bất kỳ
cộng đồng quốc gia hay dân tộc nào, nhất là đối với những quốc gia thuộc vùng khô hạn và bán khô hạn.
Do tài nguyên nước là hữu hạn và phân phối không đều, đồng thời việc sử dụng nhiều hay ít nước lại phụ thuộc vào quy mô và mật độ dân số, tình trạng phát triển kinh tế xã hội của từng nơi, từng nước nên nhiều nơi trên thế giới đã lâm vào tình trạng thiếu nước và các xung khắc trong sử dụng nước cũng như sự cạnh tranh nước đã diễn ra thường xuyên gây nên nhiều sự phức tạp trong các mối quan hệ quốc tế.
Không đủ nước, nhất là nước sạch cho sinh hoạt hàng ngày là nguyên nhân làm xuất hiện và lây lan nhiều loại bệnh tật ảnh hưởng suy giảm Sức khỏe của con người. Các chất thải không được xử lý của con người thường lại xả ngay vào các thủy vực sông hồở các nước chậm phát triển có thể gây nên ô nhiễm nặng các sông suối và nếu tải lượng các chất ô nhiễm là lớn sẽ làm giảm dần các nguồn nước sạch và gia tăng tình trạng căng thẳng về nước trong từng vùng.
Rõ ràng rằng nước với những đặc thù riêng của nó đã len sâu vào cuộc sống của mỗi con người và trong các mối quan hệ xã hội. Nó có thể làm tăng sự căng thẳng giữa con người với nhau do quyền lợi trong sử dụng nước của mỗi con người hoặc cộng
đồng bị xâm phạm hoặc đe dọa và là khởi nguồn của các cuộc chiến tranh để giành nguồn nước.
Tất cả các điều trên cho thấy sự cần thiết phải có những luật lệ và các chính sách về nước tương tự như các luật lệ của xã hội đểđảm bảo cho việc quản lý và điều hành nguồn nước cũng như sử dụng nước được minh bạch, rõ ràng, đảm bảo các lợi ích của mọi người sử dụng, hạn chế các xung đột có thể xảy ra và làm tăng hiệu quả sử dụng của nguồn nước. Nói cách khác cần có luật pháp, chính sách và thể chế về nước và quản lý sử dụng nước.
Hệ thống luật pháp, thể chế và các chính sách về nước của các quốc gia đều phản
ảnh nhu cầu và khát vọng của con người tại mỗi nước muốn được sử dụng nước một cách đầy đủ và công bằng, nên nó cũng là một thành phần quan trọng, nền tảng của phát triển tài nguyên nước của các vùng, các quốc gia hay của một lưu vực sông lớn như
sông liên tỉnh hoặc sông quốc tế [Frank G.W. Jaspers, 2002].
Luật pháp và chính sách về nước đã có trong nhiều thời đại trước đây mặc dù các quy định ban đầu về mặt luật pháp còn rất đơn giản, sơ khai. Trong quá trình phát triển cùng với các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, các quy định luật pháp về nước của các quốc gia sẽ không ngừng được xem xét cải tiến để phù hợp và hiệu quả hơn và nó thực sự là nền tảng cho tất cả các hoạt động phát triển tài nguyên nước của lưu vực sông.