Xây dựng và phát triển chính sách quản lý lũ lụt

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp lưu vực sông (Trang 67 - 71)

L ượng nước nềnYêu cầu nước

2.4.2. Xây dựng và phát triển chính sách quản lý lũ lụt

Mục tiêu quan trọng nhất của quản lý lũ là nâng chất lượng cuộc sống cho con người trên lưu vực sông, nhất là tại các vùng cao thường xuyên bị đe dọa bởi ngập lũ

hàng năm bằng xây dựng các phương án và thực hiện các biện pháp để giảm đến mức thấp nhất các tổn thất do lũ lụt gây ra mà hiệu quả của nó có thể ước tính được bằng

tiền. Tuy nhiên, cũng có những mục tiêu khác mà việc quản lý lũ có thể mang lại cho con người không thể tính ra được bằng tiền như là bảo vệ chất lượng môi trường hoặc tạo dựng xã hội bền vững cho tất cả mọi người.

Để có thể quản lý và kiểm soát tốt lũ lụt trên lưu vực sông, trên mỗi lưu vực cần phải nghiên cứu và phát triển một chính sách quản lý lũ thích hợp.

Nói chung, một chính sách quản lý lũ được xây dựng trên cơ sở lựa chọn các mục tiêu nhất định phù hợp với các điều kiện ràng buộc kinh tế xã hội cụ thể của khu vực hay lưu vực sông nghiên cứu, từđó đưa ra cơ sở nhận thức cho việc quy hoạch các hoạt động cụ thểđể kiểm soát và phòng chống lũ.

Một chính sách quản lý lũ cần xem xét và đưa ra:

− Các biện pháp và các giải pháp công trình hợp lý để phòng chống và giảm nhẹ các tổn thất và rủi ro do lũ gây ra.

− Quy hoạch và quản lý các vùng đất ngập nước, các bãi chứa lũ phù hợp với yêu cầu chống lũ.

− Các kỹ thuật và dịch vụđể dự báo, cảnh báo lũ, thu thập thông tin số liệu, các hỗ trợ của Nhà nước đối với người dân đểđịnh cư dân số, giảm nhẹ các thiệt hại đối với các trận lũ lớn trong tương lai.

− Các hậu quả về kinh tế, xã hội và môi trường đối với người dân và cộng

đồng dân cư.

Để có thểđạt được hiệu quả, chính sách lũ cũng phải xem xét một cách riêng rẽ

trên các vùng đất đã phát triển và hoặc đất còn chưa phát triển của lưu vực sông. Tác

động của lũ đối với các vùng đất hiện đã phát triển cần phải được kiểm soát và giảm nhẹ bằng các biện pháp và giải pháp công trình làm giảm lũ, còn đối với các vùng mới phát triển thì tiềm năng giảm nhẹ tổn thất do lũ lại nằm trong khâu thực hiện quy hoạch và kiểm soát sự phát triển. Ngoài ra, trong việc phát triển chính sách về kiểm soát lũ

cần xem xét các vấn đề khác như: Quá trình xây dựng và thực hiện chính sách quản lý lũ Xác định mục tiêu Đánh giá bài toán lũ Các phương án Chiến lược Xác định các tiêu chuẩn Xem xét hiệu chỉnh

Vận hành quản lý Thực hiện Lựa chọn Đề xuất ¦Ướ́c lượng Hình 2-2: Sơđồ quá trình thực hiện chính sách quản lý lũ lụt (Nguồn UNDP, 1991)

Trước tiên cần đề cập đến sơ đồ của quá trình thực hiện chính sách quản lý lũ

trên lưu vực sông. Nói chung quá trình thực thi chính sách quản lý lũ lụt bao gồm việc xây dựng và thực hiện các phương án chống các thiệt hại do lũ gây nên đối với lưu vực sông. Quá trình này là một chuỗi các bước có liên quan đến nhau như hình 2-2 trong đó bao gồm các bước sau:

− Xác định mục tiêu của quản lý giảm nhẹ tổn thất lũ lụt. − Đánh giá vấn đề lũ lụt và các thiệt hại do lũ gây ra.

− Đề xuất các phương án phòng chống và giảm tổn thất lũ lụt. − Xác định các chỉ tiêu đánh giá thiệt hại của lũ lụt.

− Ước lượng hiệu quả cho các phương án đã đề xuất.

− Lựa chọn một chiến lược hợp lý để kiểm soát và giảm các thiệt hại do lũ

lụt đối với lưu vực sông.

− Thực hiện chiến lược đã lựa chọn ở bước trên.

− Xem xét việc cần thiết hiệu chỉnh hoặc nâng cao chiến lược kiểm soát và giảm các thiệt hại do lũ lụt đã lựa chọn.

− Vận hành và quản lý.

Theo sơ đồ trên chúng ta có thể xây dựng các nội dung công tác quản lý lũ trên một lưu vực tùy theo hiện trạng của công tác quản lý và phòng chống thiên tai lũ lụt đã thực hiện được như thế nào. Đối với lưu vực sông chưa được nghiên cứu thì việc quy hoạch để xác định các chiến lược và các phương án phòng chống lũ lụt cho lưu vực đều cần phải bắt đầu từ việc xác định mục tiêu và sau đó thực hiện các bước nghiên cứu như

sơ đồ nêu trên. Vấn đề này phải là một phần bao gồm trong nội dung quản lý lưu vực sông.

Chiến lược quản lý lũ

Để có thể nghiên cứu xây dựng chiến lược quản lý lũ, người quản lý lưu vực sông cần hiểu rõ chiến lược này bao gồm những gì và làm thế nào? Nói chung chiến lược kiểm soát và giảm nhẹ các thiệt hại do lũ lụt đối với một lưu vực sông là một chiến lược tổng hợp bao gồm nhiều các giải pháp và biện pháp khác nhau, trong đó bao gồm 4 loại hoạt động [UNDP, 2001], đó là:

(1). Quản lý vùng chứa lũ (floodplain)

Các vùng chứa lũ là các vùng đất thấp ven sông mà khi có lũ trên lưu vực sông thì dòng chảy lũ có thể chảy vào trữ trong đó rồi rút dần đi. Đây có thể là các vùng phân chậm lũ, các vùng đất ngập nước ven sông, các khu vực đồng ruộng, thôn xóm có thể

cho nước lũ tràn qua khi có lũ lớn. Các vùng này có vai trò rất lớn đối với việc trữ và làm giảm giá trị đỉnh lũ trên sông chính nên việc quản lý vùng này rất có ý nghĩa đối với giảm nhẹ thiệt hại do lũ lụt. Việc quản lý vùng chứa lũ chủ yếu là quản lý và điều hành về sử dụng đất phù hợp với quy luật và thời gian xuất hiện của lũ. Thí dụ các sông vùng ven biển miền Trung do điều kiện không thể chống lũ chính vụ nên các vùng đất thấp trong các tháng lũ lớn như tháng 11, 12 người dân thường không canh tác để hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Tại miền Bắc, trong các khu vực phân lũ sông Hồng qua sông Đáy cũng phải quy hoạch và điều hành hợp lý việc canh tác và phát triển đất đai

để có thể tạo một không gian chứa nước lũ và hành lang thuận lợi cho thoát lũ và giảm các thiệt hại do lũ gây ra đối với khu vực.

(2). Các hoạt động khẩn cấp

Đó là chuẩn bị và thực hiện các hoạt động khẩn cấp chuẩn bị trước hoặc đối phó khi có lũ lớn xuất hiện để giảm các thiệt hại nhất là sinh mạng của người dân sống trong vùng bị ngập do lũ. Hoạt động này bao gồm:

− Phổ biến các thông tin về lũ đến mọi người dân, các cấp chính quyền và cơ quan nhà nước.

− Xây dựng hệ thống dự báo và cảnh báo lũ cho nhân dân. − Các hoạt động phòng chống lũ như tu sửa đê, kè,...

− Chuẩn bị và thực hiện các hoạt động cứu hộ khẩn cấp khi có lũ. − Khắc phục hậu quả sau khi lũ rút.

(3). Các biện pháp giảm nhẹ cường độ lũ: đỉnh lũ và cường độ lũ trên lưu vực ngoài phụ thuộc vào mưa còn phụ thuộc vào một số nhân tố mà con người có thể tác

động vào như là:

−Quản lý và bảo vệ lưu vực, nhất là bảo vệ rừng đầu nguồn, khôi phục để tái sinh rừng thứ sinh, trồng mới rừng và các cây trồng để phủ xanh đất trống đồi trọc sẽ có tác động làm giảm đỉnh lũ và hạn chế thiệt hại do lũđối với khu vực hạ lưu.

−Các biện pháp công trình như xây dựng các hồ chứa lớn để trữ nước và giảm lũ

cho hạ du.

−Quy hoạch các khu phân lũ và công trình phân lũở trung và thượng lưu để bảo vệ các thành phố, các khu vực quan trọng ở hạ du.

−Các biện pháp cất giữ nước mưa để sử dụng cho sinh hoạt hoặc bổ sung cho nước ngầm cũng làm giảm cường độ lũ cho khu vực hạ du.

(4). Biện pháp bảo vệ và cải tạo dòng sông hạn chế xói lở bờ và nâng cao khả

năng thoát lũ, như là:

−Xây dựng đê, kè để bảo vệ bờ. −Cải tạo các kênh tiêu nước.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp lưu vực sông (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)