L ượng nước nềnYêu cầu nước
1) Giới thiệu chung về luật Tài nguyên nước
Thực tế cho thấy rằng sự thành công trong phát triển của mỗi quốc gia phần lớn phụ thuộc vào năng lực quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ yếu, trong đó nước là tài nguyên quan trọng nhất. Đối với Việt Nam, Nhà nước ta cũng thấy rõ điều
đó và coi đó là nền tảng của “chiến lược tài nguyên nước quốc gia”.
Để thực hiện chiến lược, năng lực của Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan
đến tài nguyên nước luôn được chú trọng tăng cường năng lực nhằm quản lý và phân phối tài nguyên nước quốc gia một cách toàn diện tổng hợp và có hệ thống, kết hợp với việc phát triển các nguồn tài nguyên có liên quan và bảo vệ môi trường.
Phương tiện để thực hiện chiến lược nước là phát triển xây dựng một khung pháp lý về quản lý tài nguyên nước hiện đại, năng động nhưng hiện thực, trong đó các văn bản luật pháp về nước có vị trí rất quan trọng.
Luật Tài nguyên nước gọi một cách ngắn gọn là Luật nước là một văn bản luật pháp cao nhất của quốc gia trong đó bao gồm một tập hợp các quy định luật pháp được chính phủ ban hành về phát triển, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước (nước mặt, nước ngầm, nước trong khí quyển).
Luật nước của một quốc gia có vai trò dùng để điều hành các mối quan hệ giữa con người và con người, giữa con người và các cấp chính quyền của một quốc gia trong sử dụng tài nguyên nước của quốc gia đó.
Trong phạm vi thế giới cũng có các luật về nước của quốc tế. Luật nước quốc tế
có các quy định liên quan đến việc điều hành mối quan hệ trong sử dụng nước giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế với nhau hoặc giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế
trong quản lý và bảo vệ các nguồn nước xuyên biên giới.
Luật nước ra đời sớm nhất tại La Mã cổ đại, trong thời đó luật đã nêu lên quyền dùng nước của người dân và việc sử dụng nước công cộng phải chịu sự kiểm soát của quốc gia. Điều này đã có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành và phát triển luật pháp liên quan đến nước của các nước trong các khu vực khác trên thế giới trong các thời kỳ lịch sử phát triển của nhân loại sau này.
Trong quy định chung của Luật nước thời La Mã cổđại đã có các quan niệm mà cho đến ngày nay vẫn đang sử dụng phổ biến, đó là:
− Nước là tài nguyên chung của quốc gia và không thể sử dụng cho mục tiêu sở hữu riêng của bất kỳ ai.
− Bất kỳ giới hạn nào của việc dùng nước cũng phải thông qua sự điều hành chung.
Các quan niệm này có ảnh hưởng đến các bang miền Đông nước Mỹ, các nước và vùng lãnh thổ có nền văn hóa sử dụng tiếng Anh sau này như ấn Độ, úc, Pakistant, Sirilanca, Hồng Kông, Singapore, Malaysia,... trong việc sử dụng nước và xây dựng Luật nước của các quốc gia.
Các thành phần của Luật nước nói chung bao gồm:
− Cung cấp các cơ sở chủ yếu trong dùng nước như: quyền sử dụng nước với việc sở hữu nước.
− Đưa ra các thủ tục cho việc cho phép và cấp phép sử dụng nước.
− Đưa ra các quy định về trách nhiệm, hệ thống tổ chức quản lý và bảo vệ
tài nguyên nước của các cấp từ cấp Trung ương đến cấp địa phương (Tỉnh, lưu vực sông,...).
− Các quy định để giải quyết quan hệ quốc tế trong sử dụng nước như hợp tác quốc tế giữa các nước với nhau giải quyết vấn đề sử dụng nước đối với sông quốc tế.
− Các vấn đề liên quan đến phát triển tài nguyên nước bền vững.
Luật Tài nguyên nước được nhà nước thông qua và ban hành thành văn bản pháp lý và tất cả mọi tổ chức, cá nhân đều phải có trách nhiệm thực hiện.