- Xây dựng các điều luật và
5) Cơ quan quản lý lưu vực sông phải có vị trí và đóng vai trò chủ yếu trong quản lý và phát triển bền vững lưu vực sông
6.4. GIÁO DỤC VÀ NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG
Quản lý tổng hợp tài nguyên nước chỉ có thể thành công nếu tất cả các bên có liên quan cùng tham gia mặc dù họ có thể có những quyền lợi mâu thuẫn nhau. Đây là một thách thức vì những đối tượng nghèo và yếu thế thường không nhận thức được quyền lợi của mình cũng như khả năng họ có thể hành động, và có ít quyền lực kinh tế
cũng như không tiếp cận với quá trình ra các quyết định thông qua các kênh dân chủ. Nâng cao nhận thức là một trong những phương tiện quan trọng nhất để khuyến khích và thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan trong khai thác sử dụng và bảo vệ
tài nguyên nước. Tuy nhiên quá trình này thường khá khó khăn trong bối cảnh khi mà các tổ chức quần chúng trong xã hội còn yếu và nguồn lực bị hạn hẹp.
Hiện nay, các tổ chức hiện đang vận động cho lĩnh vực môi trường của các chính phủ và các tổ chức quốc tế luôn coi sự nâng cao nhận thức là một trong những nhân tố
quan trọng nhất để thúc đẩy sự tham gia của các bên có quyền lợi liên quan và tăng cường quản lý nhà nước một cách dân chủ.
Ỏ cấp quốc tế một số tổ chức đã xây dựng được các phương pháp tiếp cận để phổ
biến những thông tin và nâng cao nhận thức cho những nhóm có các quyền lợi khác nhau. Trong bối cảnh của mỗi quốc gia cần phải nhận thức rằng có một số rào cản lớn
cần phải vượt qua khi nâng cao nhận thức, đặc biệt là đối với tầng lớp những người nghèo; đó có thể là tình trạng mù chữ, không tiếp cận được với các phương tiện thông tin đại chúng, và các rào cản về mặt văn hoá, về giới và xã hội có thể ngăn họ
tham gia.
Nâng cao nhận thức là một quá trình lâu dài và phức tạp, nhằm vào các chương trình phổ biến thông tin cho những nhóm đối tượng cụ thể như trẻ em, thanh niên, và vì thế có thể mang lại những đóng góp quan trọng cho tiến trình thực hiện phát triển bền vững.
Nhận thức được về trách nhiệm như trách nhiệm bảo tồn và bảo vệ các nguồn tài nguyên trên lưu vực sông chống lại tình trạng ô nhiễm sẽ phải đi liền với nhận thức về
các quyền, thí dụ như quyền dùng nước, và các trách nhiệm, thí dụ trách nhiệm sử dụng tiết kiệm và bảo vệ chống suy thoái nguồn nước. Các tổ chức quần chúng có thể sẽ đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực giáo dục nâng cao nhận thức này.
Một khi số đông người dân sống trên lưu vực sông đều hiểu và nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của quyền sử dụng và trách nhiệm của họ trong quá trình sử dụng thì việc tập hợp họ lại trong cùng một chương trình hành động về quản lý tổng hợp tài nguyên nước, quản lý tổng hợp lưu vực sông sẽ không có gì khó khăn và hiệu quả có thể trông thấy hàng tháng, hàng năm.
Các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cũng rất quan trọng đối với những nhóm đối tượng có quyền lợi liên quan có ảnh hưởng nhiều hơn là đối với những người không phải lúc nào cũng biết về sự cần thiết của việc sử dụng tài nguyên một cách bền vững. Vì thế các hoạt động cung cấp thông tin phải hướng tới cả các nhà chính khách, nông dân, những người hoạt động trong ngành công nghiệp,... để giúp họ nhận thức
được tình trạng cụ thể của nguồn tài nguyên nước, và dần dần thiết lập được một nền tảng kiến thức và nhận thức, mà dựa trên đó có thể có được những chính sách và phương thức thực hành tốt để quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên lưu vực sông.
Việc nâng cao nhận thức không nên chỉ được coi là các hoạt động cung cấp thông tin. Chúng ta có thể đạt được những lợi ích đáng kể nếu biết kết hợp cung cấp thông tin với các hoạt động ở cấp cơ sở, để có thể mang lại những thí dụ và những phương pháp thực hành cụ thể về quản lý bền vững nguồn tài nguyên nước.
Một yếu tố quan trọng trong quá trình thường xuyên nâng cao nhận thức là phải có được các dữ liệu và thông tin về tài nguyên và quyền tự do được tiếp cận với các thông tin và dữ liệu đó để có thể cho phép người dân và các cơ quan có liên quan ra các quyết định và hành động.
Câu hỏi ôn tập chương 6
1. Khung thể chế quản lý tài nguyên nước bao gồm những thành phần nào ? Hãy liên hệđể̉ nêu tóm tắt những điểm chính về khung thể quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam hiện nay.
2. Tổ chức quản lý lưu vực sông hiện nay ở nước ta như thế nào ? hãy nêu những
3. Tại sao tài nguyên nước phải quản lý theo lưu vực sông ? Hãy phân biệt nội dung và nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước theo địa giới hành chính và quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông ?
4. Theo anh hoặc chị, cơ quan quản lý lưu vực sông ở nước ta phải tổ̉ chức và có chức năng nhiệm vụ như thế nào là phù hợp để thực hiện tốt các lưu vực song ở nước ta hiện nay ?
Tài liệu tham khảo chương 6
1. Bộ NN&PTNT, 2001, Tuyển chọn một số văn bản pháp luật về Tài nguyên nước: Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ Công trình Thủy lợi (số 32/2001/PL), Pháp lệnh Đê điều (số 26/2000/PL), Pháp lệnh Phòng chống lụt bão (số 09/L-CTN). 2. Quốc hội, 1998, Luật Tài Nguyên nước và Nghị định hướng dẫn thi hành, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2001.
3. Bryan Bruns, D.J. Bandaragoda and M. Samad, 2001, Integrated Water Resources Management in a River Basin Context, Proceedings of the Regional Workshop Malang, Indinesia, Jan.,15-19, 2001.
4. Caponera, Dante A., 1992, Principles of water Law and Administration: National and International. A.A. Balkema, Rotterdam,
5. Eduardo J, Mestre R. Intergrated Approach to River basin Management: Lerma- Chapala Case Study – Attributions and Experiences in Water Management in Mexico. by A Review of a statewide watershed management Approachs.
6. Frank G.W. Jaspers, 2002, Institutional arrangements for Intergrated river basin management., IWA printing 2003.
7. IWMI, 2000, Intersectoral Management of River Basins, Proceedings of the Regional Workshop on Intergrated Water Management in Water- Stressed River Basins in Developing Countries, Loskop Dam, South Africa 16-21 Oct 2000.
8. IWMI, 2000, A framework for Institutional Analysis for Water Resources Management in a basin Contex. Working paper No.5.
9. Mestre, E., 2001, The design of River basin Organizations in Mexico – The Example of Lerma- Chapala, Paper presented at the 5 th River basin Management Mostert E Workshop August 28, 2001.
10. Neil S. Grigg, 1976, Water Resources management, Principles, Regulations, and Cases, by, McGraw – Hill, ISBN 0-07-024782-X.
11. Phuong, T.T.T. 1992. Environmantal Management and Policy making in Vietnam, in Seminar on Environment and Development in Vietnam, Dec 6-7, Australian National University.
12. Taylor, P., and Wright. G, 2000, Development of river basin Management Institution: a comparision between Astralia and Vietnam, Water Policy Services, Sydney.
13. WB, 1999, Reforming Water resources policy- a guide to methods, proccesses and practices in successful water market, WB technical paper No.427.